Phì điệp biển chống lại đại dịch ký sinh trùng ăn não cá

Các nhà khoa học Hàn Quốc đã nghiên cứu ra rằng khi cá ăn chiết xuất từ cây phì diệp biển sẽ tạo ra hàng rào bảo vệ cá khỏi sự nhiễm trùng của loài ký sinh trùng ăn não đang là một mối đe dọa lớn đối với nghề nuôi cá biển.

Phì điệp biển chống lại đại dịch ký sinh trùng ăn não cá
Cá mập Leopard chết do bị ăn não. Ảnh: NBC Bay Area

Đại dịch ký sinh trùng Miamiensis avidus

Miamiensis avidus là một loài ký sinh trùng cực kỳ nguy hiểm trong môi trường nước biển, chúng gây bệnh cho cá thuộc lớp sụn, là thủ phạm gây chết hàng ngàn cá thể cá mập và cá đuối ở ngoài khơi California, Mỹ vào tháng 10/2017 và cũng là nguyên nhân gây tổn thất kinh tế to lớn đối với hoạt động nuôi cá biển bằng lồng bè ngoài khơi. 


Hình ảnh ký sinh trùng xâm nhập vào dây thần thần kinh của cá mập Leopard. Ảnh: Bay Nature

Miamiensis avidus là một động vật nguyên sinh có lông mịn gắn liền với cái chết nhiều loài cá nuôi, đặc biệt là cá bơn vỉ ở Nhật Bản và Hàn Quốc. Loại ký sinh trùng này xâm nhập qua lỗ thở và ăn não vật chủ. Cá nhiễm ký sinh trùng có nhiều triệu chứng bao gồm xuất huyết và loét bên ngoài da. Theo báo cáo hồi tháng 7/2017 của Okihiro, Miamiensis avidus cũng gây ra những đợt bùng phát dịch ở các trại ấp trứng cá lù đù trắng ở nam California, khiến 250.000 con cá chết và bị tiêu hủy. 


Cây phì diệp biển

Cây phì diệp biển (Suaeda maritima) là loài thực vật có hoa thuộc họ Dền. Là cây thuộc nhóm cây thân bụi màu xanh với lá mọng nước và hoa màu xanh lá cây. Nó phát triển đến khoảng 35 cm trong đầm lầy ngập nước. 

Trong thân cây phì diệp có chứa các khoáng cần thiết cho cơ thể động vật như natri, kali và glycinebetaine. Do phát triển trong điều kiện khắc nghiệt của nắng, gió nên chúng đã tạo ra nhựng hoạt chất có khả năng chống stress hữu hiệu, đó là các amino acid và hợp chất kích thích miễn dịch tự nhiên. Rất có tiềm năng khi đưa vào cơ thể của động vật thủy sản. 

Cây phì điệp biển chống lại ký sinh trùng

Các nhà khoa học Hàn Quốc đã đánh giá tác dụng của Suaeda maritima bổ sung vào chế độ ăn của loài cá bơn vĩ Paralichythys olivaceus nhằm chống lại ký sinh trùng Miamiensis avilus vào tuần 1, 2, và 4.

Kết quả: Cho ăn với chế độ ăn uống bổ sung cây phì điệp biển sau đó gây nhiễm thực nghiệm với M. avidus đã tăng đáng kể tế bào bạch cầu (WBC) vào tuần 2 và 4; các tế bào hồng cầu tăng đáng kể với chế độ ăn giàu 0.1% và 1.0% trong tuần 4. Hàm lượng tế bào máu hemoglobin (Hb) và hematocrit (Ht) tăng lên đáng kể khi cho ăn thêm 0,1% và 1,0% bổ sung khẩu phần vào tuần thứ 2 và thứ 4.

Các bạch cầu như lymphocytes (Lym), monocytes (Mon), neutrophils (Neu) và các thông số sinh hóa như tổng lượng đạm (TP), glucose (GLU) và canxi (CAL) tăng đáng kể trong các nhóm ăn 0,1% và 1,0% chiết xuất vào tuần thứ 2 và 4. 

Hoạt tính lyssozyme huyết thanh cũng được tăng lên đáng kể ở nhóm ăn bổ sung 0.1% và 1,0% trong tuần thứ 1 – 4 so với nhóm đối chứng (0% chất chiết xuất từ thảo dược). Các hoạt động diệt nấm và hoạt tính hô hấp được tăng lên đáng kể khi cá được cho ăn thêm 0,1% và 1,0% khẩu phần ăn bổ sung từ tuần 2 và 4. 

Từ các kết quả nghiên cứu trên, các nhà khoa học Hàn Quốc gợi ý rằng chế độ ăn bổ sung chiết xuất từ cây phì diệp biển 0.1% và 1.0% sẽ bảo vệ các thông số huyết học và sinh hóa, cải thiện khả năng miễn dịch bẩm sinh, tạo ra hàng rào bảo vệ cá khỏi sự nhiễm trùng M. avidus. Tại Việt Nam, những tác nhân do ký sinh trùng trên cá biển gây ra thường không đáng kể, tuy nhiên với tác nhân nguy hiểm như M.avidus cần phải hết sức đề phòng. Nghiên cứu trên tạo ra một cơ sỡ vững chắc giúp chúng ta có một tâm thế vững vàng trong hoạt động đề phòng loài dịch hại trên.

Theo Harikrishnan R1, Kim JS, Kim MC, Dharaneedharan S, Kim DH, Hong SH, Song CY, Balasundaram C, Heo MS

Đăng ngày 21/03/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:44 29/03/2024

Thảo dược tiềm năng trong trị bệnh nhiễm trùng máu ở cá hồi

Các nhà khoa học tại Chile vừa phát hiện ra loại thảo dược hiệu quả trong điều trị bệnh nhiễm trùng máu ở cá hồi. Theo nghiên cứu, chiết xuất từ cây xuyên tâm liên có đặc tính kháng khuẩn đối với hai kiểu gen của vi khuẩn Piscirickettsia salmonis (tác nhân gây nên bệnh nhiễm trùng máu).

Cá hồi
• 14:02 26/03/2024

Triển vọng protein côn trùng cho thức ăn cá tra Việt Nam

Mối quan hệ hợp tác mới giữa Entobel và Vĩnh Hoàn nhằm mục đích đẩy nhanh việc áp dụng thức ăn làm từ côn trùng trong ngành nuôi cá tra.

Ấu trùng ruồi lính đen
• 10:55 11/03/2024

Sử dụng đạm rong bún trong ương cá nâu giống

Đạm bột rong bún một lựa chọn có thể thay thế đạm bột cá trong chế biến thức ăn để ương cá nâu giống. Tỷ lệ sống của cá nâu giống không bị ảnh hưởng mà còn nâng cao được tốc độ tăng trưởng và hiệu suất thức ăn lên so với protein bột cá. Giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong quá trình sản suất thức ăn nhưng vẫn đảm bảo chất lượng của thức ăn thủy sản.

Rong bún
• 10:15 05/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 14:33 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 14:33 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:33 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 14:33 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 14:33 29/03/2024