Phong Điền: Ghi nhận nhiều loài động vật quý hiếm

Kết quả khảo sát đã ghi nhận, tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền có 44 loài thú (7 bộ và 20 họ); trong đó có 19 loài được đưa vào Sách đỏ IUCN (Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế), chiếm 43% và 16 loài được ghi trong Sách đỏ Việt Nam, chiếm 34%.

Khỉ mặt đỏ
Ghi nhận khỉ mặt đỏ còn tồn tại ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền

Tâm huyết, trách nhiệm

Một thời gian dài, công tác bảo tồn động vật hoang dã ở các khu rừng trên địa bàn huyện Phong Điền và một phần ở A Lưới thuộc vùng sinh thái Trường Sơn gần như bỏ ngỏ. Kể cả khi thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền, với đội ngũ cán bộ kiểm lâm chỉ chưa đầy 30 người, trong khi quản lý diện tích rừng gần 42 ngàn ha; chưa kể nhiều khu rừng sâu, khe suối hiểm trở khiến hoạt động, quá trình quản lý, bảo tồn động vật hoang dã gặp nhiều trở ngại.

“Chỉ có tâm huyết và tinh thần trách nhiệm cao mới có thể vượt qua khó khăn, gắn bó với nghề bảo tồn động vật hoang dã”, ông Trần Xuân Hai- người gắn bó nhiều năm ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền khẳng định.

Chỉ chưa đầy 30 người, trong đó hơn một nửa làm công tác chuyên môn nghiệp vụ, còn lại bộ phận khác, bất kể mùa mưa hay nắng nóng đều phân công tuần tra, giám sát bảo vệ rừng nói chung và bảo vệ động vật hoang dã nói riêng. Cao điểm có khi tuần tra kéo dài cả tuần, ăn ngủ trong rừng sâu, thiếu hụt lương thực phải ăn rau, củ rừng, uống nước suối là chuyện thường. Giấc ngủ chập chờn vì phải luôn cảnh giác, canh chừng thú dữ rình rập...

Gian nan, vất vả, kể cả các chế tài xử phạt nhưng lực lượng kiểm lâm của Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền cũng gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại trong quá trình bảo vệ động vật hoang dã. Nạn săn bắt động vật hoang dã vẫn tái diễn, phổ biến, khó có thể ngăn chặn. Từ đó, lực lượng kiểm lâm nhận ra rằng, muốn bảo tồn hiệu quả cần có sự vào cuộc của chính quyền địa phương và người dân. Quá trình tuần tra, bám địa bàn, cán bộ kiểm lâm phối hợp với các địa phương thường xuyên tổ chức tuyên truyền, thậm chí đến tận các hộ chuyên săn bắt, hoặc nghi săn bắt động vật hoang dã để vận động, nâng cao nhận thức trong bảo tồn động vật hoang dã.

Đến bất cứ đâu, cán bộ kiểm lâm cũng mang theo những hình ảnh các loài động vật quý hiếm, nguy cấp để giới thiệu với bà con; một phần để giới thiệu giúp người dân hiểu vai trò, giá trị của các loài, đồng thời khi phát hiện các loài động vật quý hiếm như trong bức hình sẽ báo với cơ quan chức năng.

Đối với các hộ có hoàn cảnh khó khăn, chuyên dựa vào săn bắt động vật hoang dã, Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền hỗ trợ các mô hình sinh kế, chăn nuôi trồng trọt, từng bước giảm áp lực dựa vào rừng, ổn định cuộc sống; đồng thời hợp tác với lực lượng kiểm lâm bảo tồn động vật hoang dã…

Không chỉ gà lôi lam

Các chuyên gia động vật thế giới và Việt Nam đã phải ngỡ ngàng trước sự phát hiện về loài gà quý hiếm.

Một người dân ở thôn Hòa Bắc, xã Phong Mỹ (Phong Điền) trong quá trình đi săn bẫy vào năm 1998 đã bắt được một cá thể “gà lạ”, sau đó đưa về giao nộp cho cơ quan kiểm lâm. Loài “gà lạ” này sau đó được các chuyên gia trong và ngoài nước xác nhận là gà lôi lam mào trắng.

Từ việc phát hiện loài gà lôi lam mào trắng tưởng chừng đã tuyệt chủng chính là cơ hội, điều kiện để tỉnh và các cơ quan chức năng thành lập Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền từ năm 2002 với diện tích khoảng 42 ngàn ha, tập trung trên địa bàn huyện Phong Điền và một phần ở A Lưới.

Khu bảo tồn được thành lập ban đầu chủ yếu phục vụ công tác nghiên cứu, phát hiện, bảo tồn loài gà lôi lam mào trắng. Tuy nhiên, quá trình bảo tồn, lực lượng kiểm lâm và người dân vùng đệm đã phát hiện thêm nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm khác. Trong đó có nhiều loài cũng đã từng công bố tuyệt chủng, hoặc có nguy cơ tuyệt chủng nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới.

Ông Lê Ngọc Tuấn, Giám đốc Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền cho rằng, có thể nhiều khu rừng sâu trên địa bàn tỉnh đã từng hiện diện nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm với số lượng cá thể lớn. Tuy nhiên, một thời gian dài thiếu sự quan tâm quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn động vật, nạn săn bắt trái phép diễn ra phức tạp, phổ biến khiến nhiều loài giảm mạnh số lượng cá thể, có nguy cơ tuyệt chủng.


Loài trĩ quý hiếm vừa mới phát hiện ở Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.

Thành lập khu Bảo tồn thiên nhiên chính là cơ hội, tạo động lực cho ngành kiểm lâm nâng cao vai trò, trách nhiệm bảo vệ rừng, bảo tồn động vật hoang dã. Các chuyên gia, dự án quan tâm hơn trong việc hỗ trợ bảo tồn, đặc biệt là các loài động vật hoang dã tại các khu rừng Phong Điền và một phần ở A Lưới. Hoạt động quản lý, bảo tồn được tổ chức, triển khai một cách quyết liệt, bài bản, khoa học. Công tác tuần tra, truy đuổi, xử lý vi phạm kết hợp với tuyên truyền, vận động và hỗ trợ sinh kế đã thật sự mang lại hiệu quả nên nạn săn bắt động vật hoang dã từng bước hạn chế. Bằng các biện pháp tuần tra, khảo sát, đặc biệt gần đây qua chương trình bẫy ảnh đã ghi nhận nhiều loài động vật hoang dã quý hiếm, nguy cấp vẫn còn tồn tại trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền.

Tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền thời gian qua đã ghi nhận thêm nhiều loài gà, chim quý khác như gà so Trung bộ, gà so ngực gụ, trĩ sao... Các loài thú quý hiếm khác tưởng chừng đã tuyệt chủng cũng được phát hiện như sao la, mang lớn, hổ, báo gấm, gấu ngựa, vượn đen má hung, cầy vằn, khỉ mặt đỏ... Trong số các loài thú được ghi nhận có hai loài lần đầu tiên được tìm thấy trong Khu Bảo tồn thiên nhiên Phong Điền là sao la và mang lớn. Hai loài này hiện chỉ được biết đến tại Việt Nam và Lào.

Báo Thừa Thiên Huế
Đăng ngày 03/01/2020
Hoàng Triều
Môi trường

Top các phần mềm quản lý trang trại NTTS (Phần 1)

Mới đây, trang web NeuroSYS đã xếp hạng các công ty hàng đầu cung cấp phần mềm quản lý trang trại dựa trên công nghệ cho ngành NTTS, xem xét tính hiệu quả, sự đổi mới và tác động của sản phẩm đối với ngành.

Công nghệ nuôi trồng thủy sản
• 17:24 04/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:37 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 14:37 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 14:37 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của nhật bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 14:37 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 14:37 25/04/2024