Phòng ngừa ngộ độc khí hầm cá

Theo thống kê của Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, từ năm 2018 đến nay, trên vùng biển BR-VT xảy ra 5 vụ ngộ độc khí hầm cá, khiến 3 ngư dân thiệt mạng và 6 ngư dân bị ảnh hưởng sức khỏe.

Phòng ngừa ngộ độc khí hầm cá
Ngư dân khi xuống hầm lấy cá cần thận trọng và trang bị kỹ năng phòng tránh ngộ độc khí. Trong ảnh: Ngư dân đưa cá từ hầm tàu lên bờ tại cảng cá Cát Lở (TP.Vũng Tàu).

Gần đây nhất, ngày 7-3, trong quá trình đánh bắt hải sản tại khu vực cách Đông Nam Côn Đảo gần 200 hải lý, ông Nguyễn Văn Sự, thuyền trưởng tàu cá BV 4594 TS phát hiện thuyền viên Trần Văn Thông (SN 1984, thường trú tại phường 5, TP. Vũng Tàu) bị ngộ độc khí trong hầm cá. Thuyền trưởng Sự đã nhanh chóng cho tàu cập vào nhà giàn DK1/14 nhờ hỗ trợ cấp cứu. Sau một ngày được điều trị tích cực, ngư dân này đã ổn định sức khỏe và trở lại tàu tiếp tục lao động.

Một vụ ngộ độc khí hầm cá thương tâm khác xảy ra trên tàu cá BV 99986 TS (chủ tàu là bà Nguyễn Thị Nga, ngụ phường Thắng Nhì, TP.Vũng Tàu) khi đang trên hành trình vào bờ cách mũi Vũng Tàu khoảng 8 hải lý về hướng Đông Nam vào tối 20-1, khiến 4 thuyền viên thương vong. Khi được lực lượng chức năng đưa vào bờ, anh Nguyễn Văn Minh (SN 1968, ngụ tại TP.Vũng Tàu) thuyền viên tàu cá BV 99986 TS - vẫn chưa hết bàng hoàng, kể lại: “Sau khi mở nắp hầm cá, 1 thuyền viên đầu tiên xuống lấy cá thì khoảng 2 phút sau bất ngờ bị ngộ độc và ngất dưới đó. Thấy vậy, 1 người khác xuống cứu nhưng cũng bị bất tỉnh. Sau đó, 2 người nữa nhảy xuống cứu thì cũng bị tình trạng tương tự. Trước tình huống này, ngay lúc đó tôi cũng định xuống cứu, nhưng mùi hầm cá bốc lên nồng nặc rất khó chịu, nên phải đợi cho bớt mùi mới xuống cứu các thuyền viên”. Vụ ngộ độc khí này đã khiến 2 thuyền viên bị tử vong là Bùi Tuấn Liêm (SN 1991, ngụ tại Tiền Giang) và Nguyễn Hoàng Minh (SN 1994, ngụ tại Kiên Giang); 2 thuyền viên còn lại bị ảnh hưởng sức khỏe.

Có thâm niên hơn 30 năm làm nghề biển, ngư dân Võ Quang Nhơn (phường 5, TP.Vũng Tàu) cho biết, hầm cá trên tàu đánh bắt xa bờ ít khi mở nắp nên dễ tích tụ nhiều khí độc. “Vì vậy, trước khi xuống hầm cá, phải mở nắp hầm một khoảng thời gian để thoát bớt khí độc. Khi thuyền viên vào hầm, cần có dây nối với phía trên, phòng khi xảy ra tai nạn sẽ được người ở trên kéo lên ngay. Trong trường hợp phát hiện thuyền viên ngộ độc dưới hầm cá, người đứng phía trên không lao vào cứu tức thời sẽ dễ bị ngộ độc luôn, cần bình tĩnh xử lý tình huống”, ông Nhơn chia sẻ kinh nghiệm.

Theo Bác sĩ - Thượng tá Nguyễn Thành Lê, Chủ nhiệm Quân y BĐBP tỉnh, do hầm cá chứa nước đá, nhiều loại hải sản khác nhau, có chất bảo quản và đóng kín lâu ngày nên trong các hầm cá thường chứa nhiều loại khí độc, nhất là khí metal và CO2. Ngư dân làm việc trong hầm cá rất dễ bị ngộ độc và thiếu oxy não. Nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời, trường hợp bị ngộ độc nặng sẽ dẫn đến chết não và tử vong hoặc sống đời sống thực vật, bị ngộ độc nhẹ thì giảm trí nhớ. Trong khi đó, ý thức phòng ngừa ngộ độc của thuyền viên chưa cao, ít có tàu trang bị mặt nạ dưỡng khí, kỹ năng sơ cấp cứu hạn chế... nên tai nạn có thể xảy ra khi làm việc dưới hầm cá.

Bác sĩ Nguyễn Thành Lê khuyến cáo: Sau chuyến biển hầm không chứa cá, ngư dân cần phải mở cửa hầm, tiến hành thông gió và hút nước đọng dưới đáy hầm. Trong chuyến đi biển, khi hầm đang chứa cá thì lúc mở nắp hầm, ngư dân không được cúi đầu xuống miệng hầm đề phòng khí bốc lên gây ngộ độc. Tiếp đó, cần kiểm tra nồng độ khí độc trong hầm bằng cách thả ngọn đèn dầu, đèn cầy xuống hầm, nếu đèn tắt thì chắc chắn dưới hầm có lượng khí độc nhiều, lượng khí oxy không đủ để người lao động hô hấp. Sau khi đã thông gió khoảng 15-20 phút, thuyền trưởng chỉ nên cho một người xuống hầm, nếu thấy an toàn thì mới cho người kế tiếp xuống. Đồng thời, phân công người trực cảnh giới trên miệng hầm để sẵn sàng ứng cứu. “Trong quá trình làm việc dưới hầm cá, bà con ngư dân cần mang đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động để phòng tránh những rủi ro có thể xảy ra, gây ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí cả tính mạng”, Bác sĩ Nguyễn Thành Lê nhấn mạnh.

Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng ngày 28/03/2019
Phương Nam
Đánh bắt

Hậu quả kép cho việc đánh bắt cá bằng xung điện

Hiện nay trên địa bàn các tỉnh, việc đánh bắt cá bằng cách xung điện vẫn đang được sử dụng tràn lan, mặc dù chính quyền địa phương đã có thông báo xử phạt hành chính cho các hành vi trên. Hôm nay, hãy cùng điểm qua các hậu quả mà đánh bắt cá bằng xung điện mang đến, cũng như các quy định xử phạt cho người vi phạm ra sao nhé!

Đánh bắt cá bằng chích điện
• 10:59 27/03/2024

Giải mã những khó khăn của nghề đánh bắt sứa biển

Các món ăn làm từ sứa biển ngày càng thu hút nhiều tín đồ đam mê ẩm thực, nhưng có lẽ ít người biết rằng quá trình tạo ra sứa thương phẩm kỳ công ra sao.

Sứa
• 11:08 25/03/2024

Bình Định: Ngư dân trúng mùa cá cơm

Trong 2 ngày, từ 13-14.3, vùng biển ven bờ xã Nhơn Lý ( TP Quy Nhơn) và xã Mỹ An ( huyện Phù Mỹ) xuất hiện đàn cá cơm dày đặc, ngư dân làm nghề mành rút trủ ra khơi khai thác cá cơm trúng đậm, sản lượng đánh bắt cao.

Cá cơm
• 09:50 15/03/2024

Bình Định: Đẩy mạnh tuyên truyền IUU năm 2024

Trong 2 ngày 11 và 12.01, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phù Cát phối hợp với Trung tâm VH-TT-TT huyện tổ chức xe hoa lưu động tuyên truyền về chống khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) trên địa bàn xã Cát Minh, Cát Khánh và thị trấn Cát Tiến huyện Phù Cát, Bình Định.

IUU
• 09:57 12/01/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 16:35 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 16:35 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:35 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 16:35 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 16:35 29/03/2024