Phòng trị bệnh cho tôm nuôi trong mùa mưa

Hiện nay, nhiều hộ nuôi tôm ở Sóc Trăng đã cải tạo ao xong, tiến hành thả giống theo lịch thời vụ của ngành Nông nghiệp. Từ đầu vụ đến nay, người nuôi tôm gặp nhiều khó khăn do thời tiết diễn biến phức tạp, tuy nhiên dịch bệnh trên tôm nuôi xảy ra ở quy mô nhỏ và diện tích thiệt hại giảm so với cùng kỳ năm 2015. Bước vào cao điểm mùa mưa, bà con cần quan tâm các giải pháp kỹ thuật để phòng ngừa những bệnh nguy hiểm trên tôm để có 1 vụ nuôi thắng lợi.

rải vôi quanh bờ
Trải vôi hạn chế tạp chất bùn đất tràn xuống ao nuôi.

Tính đến đầu tháng 7/2016, diện tích thả nuôi tôm nước lợ trong tỉnh gần 25.000 ha, (trong đó: tôm sú 8.500 ha và tôm thẻ 16.500 ha), tăng hơn 8,5% so cùng kỳ năm 2015. Diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trên 3.000 ha, chiếm 12% diện tích thả giống (trong đó thị xã Vĩnh Châu 1.430 ha, huyện Mỹ Xuyên 1.140 ha, huyện Trần Đề 306 ha, huyện Cù Lao Dung 78 ha), diện tích thiệt hại thấp hơn 2.800 ha so cùng kỳ năm 2015.

Theo báo cáo của Chi cục Chăn nuôi và Thú y Sóc Trăng, từ đầu vụ nuôi nắng nóng kéo dài, độ mặn tăng cao, bây giờ vào mùa mưa, diện tích tôm nuôi bị chết có xu hướng tăng lên. Tôm chết chủ yếu từ 20 – 45 ngày tuổi đối với thẻ chân trắng và 25 – 65 ngày đối với tôm sú, khiến người nuôi tôm thiệt hại rất lớn. Ông Bố Sươl ở xã Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu, cho biết: “Năm nay nắng hạn kéo dài quá lâu nên tôm sú, tôm thẻ rất dễ bị sốc nắng. Đa số diện tích bà con thả nuôi lúc nắng hạn đều bị thiệt hại khá nhiều”.

Theo báo cáo của các địa phương, tôm nuôi trong tỉnh bị thiệt hại do 3 nguyên nhân chính: do nhiễm bệnh đốm trắng (182 ha), bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (752ha) và cao nhất là chết do khí độc từ yếu tố môi trường biến động (trên 2.000 ha). Ông Nhan Trung Nghĩa, Phó Trạm Chăn nuôi và Thú y thị xã Vĩnh Châu, cho biết: “Dự đoán thời gian tới do thời tiết mưa nhiều, bị lạnh là điều kiện cho bệnh đốm trắng bùng phát trên tôm, có thể gây nhiều thiệt hại. Do đó người nuôi cần thận trọng trong việc thả giống và không nên thả nuôi quá dầy”.

tranh thu tha tom
Hộ nuôi tôm tranh thủ thả nuôi cho đúng lịch thời vụ

Trong những tuần qua tuy mưa khá nhiều nhưng nước trong ao độ mặn còn cao người nuôi đang tập trung thả giống, diện tích thả nuôi tăng mạnh và sẽ tiếp tục tăng ở Vĩnh Châu, Mỹ Xuyên do nhiều ao nuôi đã cải tạo xong. Do diện tích thả giống tăng nhanh, số lượng con giống chất lượng đáp ứng không đủ. Mặt khác các ngành chức năng dự đoán thời gian tới mưa nhiều, thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của virus đốm trắng và các bệnh nguy hiểm khác trên tôm, người nuôi cần hết sức lưu ý. Ông Trần Ngọc Tuấn, Phòng Quản lý dịch bệnh – Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, khuyến cáo: “Đối với các diện tích nuôi tôm nước lợ bà con cần lưu ý các bệnh đốm trắng, gan tụy cấp trên tôm. Bà con phải chú ý đến các yếu tố môi trường, khí độc, thủy hóa trong ao nuôi, mực nước, tăng cường dinh dưỡng trong thức ăn cho tôm khi mưa nhiều và có các biện pháp phòng ngừa theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật đối với bệnh gan tụy cấp trên tôm nuôi nước lợ”.

Để chủ động quản lý dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ, ông Trần Tuấn Phong, Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Hiện nay yếu tố môi trường là điều bà con phải quan tâm nhiều nhất để quản lý tốt ao nuôi của mình khi thời tiết mưa nhiều và kéo dài như hiện nay. Ngoài ra, chúng tôi cũng tăng cường công tác giám sát dịch bệnh chủ động tại các tuyến kênh cấp nước, để cảnh báo dịch bệnh trên tôm trong vùng nuôi. Tăng cường quản lý chất lượng tôm giống đầu vào như tổ chức tuần tra liên ngành để kiểm tra lượng tôm giống nhập tỉnh, kịp thời phát hiện và xử lý các lô tôm bị nhiễm bệnh. Tăng cường cán bộ kỹ thuật giám sát dịch bệnh tận các vùng nuôi và hộ nuôi”.

moi truong ao nuoi
Vụ nuôi tôm chính vụ năm 2016, yếu tố môi trường nuôi là khâu quan trọng nhất.

Ngoài trang bị những kiến thức cần thiết để quản lý sức khỏe tôm nuôi, người nuôi tôm cần phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương cùng cán bộ kỹ thuật, để có biện pháp phòng chống dịch bệnh tôm đồng bộ và kịp thời, giúp cho vụ nuôi thành công./.

Đài PT-TH Sóc Trăng, 15/07/2016
Đăng ngày 24/07/2016
Ngọc Khuê
Kỹ thuật

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 03:31 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 03:31 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 03:31 20/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 03:31 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 03:31 20/04/2024