Phụ gia mới giúp bảo quản tôm tốt hơn trong quá trình đông lạnh

Một báo cáo mới đây trong lĩnh vực chế biến thủy sản góp phần tăng cường tỷ lệ bảo quản và hạn chế sự xâm nhập của băng vào cơ thịt tôm đã bóc vỏ bằng việc sử dụng 2 phụ gia mới.

Phụ gia mới giúp bảo quản tôm tốt hơn trong quá trình đông lạnh
Tôm đông lạnh. Ảnh: blogspot.com

Cryoprotective saccharides là nhóm chất được sử dụng rộng rãi như chất phụ gia chống đông để làm giảm sự hư hỏng, duy trì cấu trúc và làm chậm sự biến tính protein trong hải sản đông lạnh. Hiện nay, để bảo quản chất lượng cơ thịt tôm được lâu, các nhà khoa học đã nghiên cứu nhiều hợp chất hóa học khác nhau, tuy nhiên lâu dài đây không phải là một biện pháp hữu hiệu vì có thể ảnh hưởng đến người tiêu dùng ở một mức độ nào đó. 

Mạ băng có nghĩa là áo một lớp nước đá mỏng ở bề mặt ngoài của thủy sản lạnh đông bằng cách phun sương hoặc nhúng vào nước để tạo lớp nước đá mỏng trên bề mặt sản phẩm lạnh đông, đã được ứng dụng rộng rãi trong bảo quản sản phẩm lạnh đông thủy sản nhằm giúp bảo vệ sản phẩm tránh sự mất nước và oxy hóa. Lớp nước đá giúp ngăn cản hiện tượng thăng hoa và cũng hạn chế lượng không khí thổi ngang qua bề mặt của sản phẩm. Vì vậy sẽ giảm được tốc độ oxy hóa sản phẩm. Lượng nhiệt cần thiết cho tiến trình mạ băng cần được quan tâm và thủy sản có thể được làm lạnh sơ bộ trong phòng lạnh đông trước khi chuyển đến kho bảo quản. Báo cáo này cung cấp thêm 2 phụ gia mới sử dụng hiệu quả trong quá trình mạ băng giúp tăng giá trị sản phẩm tôm.


Carrageenan Oligosaccharides là một chiết xuất từ ​​rong biển và Xylooligosaccharide được sản xuất từ các nguồn nguyên liệu rẻ tiền như bã thải, phụ phẩm công nghiệp như bã mía, bã ngô, bã gạo...

Đánh giá hiệu quả bảo quản khi sử dụng Carrageenan oligosaccharides và xylooligosaccharides

Trong nghiên cứu này, các tác dụng ức chế của Carrageenan oligosaccharides và xylooligosaccharides trong quá trình sử dụng tinh thể đá đông lạnh tôm thẻ chân trắng đã bóc vỏ đã được nghiên cứu và so sánh với phương pháp xử lý truyền thống bằng natri pyrophosphate trong kho đông lạnh, đặc biệt là tương tác giữa các phân tử oligosaccharide và tinh thể băng. Tôm sau khi bóc vỏ sẽ được ngâm trong dung dịch Carrageenan oligosaccharides và xylooligosaccharides trước khi được mạ băng. Sau đó các nhà khoa học sẽ đánh giá mức độ bảo quản tôm sau 8 tuần.  

Các kết quả vi mô đã chứng minh rằng các mô của mô cơ tôm trong nhóm sử dụng Carrageenan oligosaccharide và Xylooligosaccharide được bảo quản chặt chẽ hơn so với nhóm xử lý natri pyrophosphate sau 8 tuần bảo quản, cho thấy ngâm trong dung dịch oligosaccharide trước khi đóng băng sẽ làm chậm đáng kể thiệt hại gây ra cho mô cơ bằng tinh thể băng lớn. 

Sự ức chế tăng trưởng băng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sản phẩm tôm trong quá trình đông lạnh. Hơn nữa, các mô phỏng phân tử và phân tử động học (MD) đã xác nhận rằng các oligosaccharide nói chung gần với bề mặt băng và chìm trong các lớp băng thông qua liên kết hydro hoặc tương tác kỵ nước hoặc tĩnh điện. Phức hợp đá oligosaccharide-basal (cấu trúc tinh thể băng) đã bị phá hủy một phần, và một số sự phân bố và phân tách được quan sát xung quanh các phân tử oligosaccharide. Vì vậy, các oligosaccharides sẽ có khả năng ức chế sự tăng trưởng của các tinh thể băng, cung cấp sự bảo vệ khỏi sự phá hủy của băng đối với cơ thịt tôm. 

Nhìn chung, bằng cách so sánh kết quả thử nghiệm với những kết quả từ mô phỏng MD, chúng ta nhận thấy một mối tương quan dương có ý nghĩa giữa các oligosaccharide và sự ức chế tăng trưởng băng trong cơ tôm. Những phát hiện này giúp các nhà chế biến hiểu rõ hơn về cơ chế bảo vệ cryoprotective của oligosaccharides trong tôm đông lạnh, và hai loại oligosaccharide này có thể được sử dụng như chất ức chế gia tăng của băng trong hải sản để duy trì chất lượng tốt hơn trong quá trình bảo quản đông lạnh. Tuy nhiên cần có nhiêu hơn nữa những nghiên cứu và thử nghiệm để tìm ra hàm lượng thích hợp của 2 phụ gia này trong quá trình mạ băng tôm.

Theo Zhang B, et al. Food Funct. 2018 báo cáo đăng trên: ncbi.nlm.nih

Đăng ngày 08/08/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Chế biến

Cách chọn cá tra đảm bảo tươi ngon

Cá tra là loại “vua cá xuất nhập khẩu” của Việt Nam nhờ vào hương vị thơm ngon và cực kỳ dinh dưỡng. Không chỉ người nước ngoài mà ngay cả Việt Nam ta cũng cực kỳ ưa chuộng loại cá này, vậy làm thế nào để chọn được cá tra luôn tươi ngon? Hãy cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Cá tra
• 10:45 02/01/2024

Thách thức lớn nhất của lĩnh vực thủy sản thay thế

Thủy sản “thay thế” có nguồn gốc từ thực vật đang đối mặt với 2 thách thức lớn, đó là kỳ vọng của người tiêu dùng và giá cả.

Cá ngừ
• 10:50 01/11/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 11:16 23/09/2023

Những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn

Tôm là một trong những loài hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, điển hình như: Canxi, Protein, Omega - 3,.. Tuy nhiên, khi ăn tôm, chúng ta nên lưu vì có một số bộ phận cần loại bỏ. Vậy, bạn đã biết gì về những bộ phận độc hại của tôm không nên ăn chưa? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé.

Ăn tôm
• 10:10 19/09/2023

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 18:03 19/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 18:03 19/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 18:03 19/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 18:03 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 18:03 19/04/2024