Phụ phẩm chế biến hàu thay thế nguồn bột cá và khoáng trong thức ăn

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá khả năng thay thế nguồn bột cá và khoáng chất trong sản xuất thức ăn cá rô phi bằng các phụ phẩm trong quá trình chế biến hàu.

Phụ phẩm chế biến hàu có thể thay thế nguồn bột cá và  khoáng trong thức ăn
Thịt hàu ngon và ngọt, rất giàu chất dinh dưỡng, có chứa protein, glucid, chất béo, kẽm, magiê, canxi,…Phụ phẩm của hàu có rất nhiều ứng dụng. Hình minh họa

Giới thiệu

Nhu cầu bột cá dùng trong chế biến thức ăn cho động vật nói chung và động vật thủy sản nói riêng liên tục gia tăng trong thời gian gần đây. Trong khi đó, nguồn cung bột cá hạn chế làm cho giá cả liên tục tăng cao.

Ngành nuôi trồng thủy sản trên thế giới phụ thuộc rất lớn vào nguồn cung bột cá từ các quốc gia như Mỹ, Peru và Chilê. Tuy nhiên, sản lượng khai thác cá để sản xuất bột cá đã gần đạt tới mức tối đa và nguồn lợi tự nhiên này không đủ cung cấp cho nhu cầu sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Mặc dù hàu tươi có giá thấp và giàu dinh dưỡng nhưng chúng không được người tiêu dùng ở Philippines ưa chuộng do mùi vị đặc trưng của chúng. Do đó, ở Philippines hàu tươi thường được chế biến thành dạng bột hàu dùng để bổ sung vào các quá trình chế biến thức ăn cho người. Các sản phẩm phụ trong quá trình chế biến bột hàu là một nguồn cung cấp protein động vật tốt, giàu các amino acid thiết yếu và có hàm lượng cao hơn só với protein có nguồn gốc từ thực vật. Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng thay thế bột cá bằng các phụ phẩm trong quá trình chế biến hàu làm thức ăn cho cá rô phi.

Phương pháp nghiên cứu

Thí nghiệm được tiến hành trong 8 tuần trên cá rô phi sông Nin 21 ngày tuổi (cá hương). Thí nghiệm bao gồm 7 nghiệm thức thức ăn với hàm lượng phụ phẩm chế biến hàu (OBP) được trình bày trong Bảng, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần. Công thức thức ăn dựa theo nghiên cứu của Santiago et al. (1982). Cá được cho ăn ngày 3 lần.

Nghiệm thức

1

2

3

4

5

6

7

Hàm lượng OBP (%)

0

5

10

15

20

25

0-MIN (chỉ sử dụng OPB như nguồn khoáng)

Các chỉ tiêu tăng trưởng, hiệu quả sử dụng năng lượng của cá được phân tích, đánh giá hiệu quả thay thế bột cá bằng OBP sử dụng mô hình phân tích đường thẳng gãy khúc (Broken Line Model).

Kết quả nghiên cứu

- Kết quả phân tích theo mô hình đường thẳng gãy khúc cho thấy hàm lượng OBP tối ưu trong khẩu phần ăn của cá là 17%, tương ứng với mức thay thế 63,8% bột cá trong khẩu phần ăn của cá rô phi sẽ cho kết quả tăng trưởng và hiệu quả sử dụng năng lượng tốt nhất.

- Cá ở nghiệm thức 4 (15% OBP, tương ứng với mức thay thế 56,4% bột cá) cho kết quả tương tự về các chỉ tiêu tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn so với các nghiệm thức từ 1 đến 3, nhưng kết quả gần bằng nhất với mức thay thế tối ưu (17% OBP hay 63,8% mức thay thế bột cá) trong khẩu phần ăn của cá rô phi. 

- Kết quả phân tích về khả năng thay thế khoáng bằng OBP (nghiệm thức 7-MIN) cho kết quả như sau: tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) khác biệt không có ý nghĩa so với các nghiệm thức còn lại; trọng lượng trung bình cuối (FABW) thấp hơn; tăng trọng của cá (WG), hiệu quả sử dụng protein (PER) và hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ở mức trung bình.

Kết luận

Phụ phẩm từ quá trình chế biến hàu (OBP) có thể thay thế đến 63,8% hàm lượng bột cá trong khẩu phần ăn của cá rô phi; ngoài ra, OBP còn có thể sử dụng như là một nguồn khoáng chất rất tốt bổ sung vào thức ăn cho cá. 

Đăng ngày 21/06/2017
HUỲNH NHƯ Lược dịch Academia
Nguyên liệu

Đầu ra cho ốc hương thương phẩm hiện nay

Ốc hương thương phẩm là mặt hàng thủy hải sản có giá trị kinh tế cao, được ưa chuộng ở cả nội địa và xuất khẩu. Tuy nhiên, đầu ra của ốc hương không ổn định luôn là vấn đề khiến người nuôi lo lắng.

Thu hoạch ốc
• 11:36 15/09/2023

Những lưu ý khi sử dụng thức ăn đạm cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng

Nhiều quan điểm khác nhau, liên quan sử dụng hàm lượng đạm trong thức ăn nuôi tôm thẻ chân trắng. Dù có khác nhau về quan điểm, thì đích đến của vấn đề vẫn là mục tiêu tối ưu hoá sử dụng thức ăn, sao cho đáp ứng tối đa nhu cầu Protein (đạm) của tôm.

Tôm thẻ
• 11:32 14/09/2023

Sử dụng hay lạm dụng kháng sinh trong thủy sản

Mặc dù trong nuôi trồng thủy sản, bắt buộc người nông dân phải sử dụng một số loại kháng sinh để phòng bệnh cho tôm, cá. Tuy nhiên, người nuôi phải sử dụng đúng liều lượng. Bởi nếu vượt mức cho phép, có thể gây ra một số vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng và chất lượng thủy sản không đạt tiêu chuẩn.

Kháng sinh
• 10:30 09/09/2023

Việt Nam nhập khẩu hàng trăm ngàn tấn thức ăn thủy sản do thiếu nguồn cung

Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về lĩnh vực thức ăn dành cho nuôi biển nhưng chỉ tập trung chủ yếu vào cá biển chứ chưa có thức ăn dành cho những vật nuôi khác. Do thiếu thức ăn phục vụ nuôi biển, nên hàng năm nước ta phải nhập khẩu từ 180.000 - 200.000 tấn thực phẩm dành cho ngành thuỷ sản từ các thị trường như Đài Loan, Thái Lan...

Nuôi trồng thủy sản
• 12:55 08/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 17:52 23/09/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 17:52 23/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 17:52 23/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 17:52 23/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 17:52 23/09/2023