Phú Quý lấy kinh tế biển làm trung tâm

Bao bọc xung quanh bốn bề là biển và không có sông hay suối, vì vậy Phú Quý chỉ dựa vào mạch nước ngầm phục vụ chủ yếu cho nhu cầu sinh hoạt của người dân nơi đây. Xuất phát từ vị trí địa lý đặc trưng và chưa thể chủ động nguồn nước tưới, nên dù tích cực thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp nhưng huyện đảo vẫn dựa vào tiềm năng thủy sản…

Phú Quý lấy kinh tế biển làm trung tâm
Nuôi cá lồng bè trên huyện đảo Phú Quý.

Từ vị trí địa lý và định hướng vươn lên từ kinh tế biển, đến nay huyện đảo vẫn luôn chú trọng phát huy thế mạnh về khai thác, nuôi trồng thủy sản và dịch vụ hậu cầu nghề cá trên biển. Hiện năng lực tàu thuyền trên toàn địa bàn Phú Quý có 1.404 chiếc/246.631 CV, riêng tàu cá công suất từ 90 CV trở lên là 520 chiếc/231.876 CV (trong đó có 152 chiếc/78.417 CV làm dịch vụ thu mua và chế biến hải sản). Đến nay trong tổng số 55 hợp tác xã ở huyện đảo cũng có đến 41 hợp tác xã thu mua hải sản và 4 hợp tác xã vận tải biển, ngoài ra còn có 32 tổ đoàn kết khai thác hải sản trên biển, hơn 170 tổ hợp tác chủ yếu là đánh bắt hải sản. Thời gian qua, nghề nuôi trồng thủy sản bằng lồng bè tại Phú Quý tiếp tục được duy trì với hàng chục cơ sở tham gia nuôi một số đối tượng cho hiệu quả kinh tế cao như cá mú đỏ, cá mú cọp, cá bớp, cá chình…

Theo địa phương, từ khi có Nghị định 67 của Chính phủ về chính sách phát triển thủy sản, đơn vị chức năng và UBND các xã luôn tích cực tuyên truyền, vận động, hỗ trợ chuyển đổi ngành nghề trong đánh bắt thủy sản. Nhờ đó người dân đã mạnh dạn đầu tư tàu cá công suất lớn để vươn khơi đánh bắt xa bờ hoặc tham gia dịch vụ hậu cần nghề cá, góp phần phát triển kinh tế huyện nhà cũng như đảm bảo sự có mặt thường xuyên của công dân Việt Nam trên vùng biển Đông… Với năng lực tàu thuyền không ngừng tăng thêm và đánh bắt ở những ngư trường lớn, vì thế sản lượng khai thác hải sản của Phú Quý trong năm 2017 đạt 28.054 tấn, còn tính riêng quý I/2018 ước đạt 2.772 tấn (chủ yếu là cá và mực).

Dù đạt một số kết quả trong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, nhưng UBND huyện Phú Quý cũng thừa nhận địa phương chưa khai thác mạnh mẽ tiềm năng, lợi thế về kinh tế biển. Bởi thực tế cho thấy các loại hình kinh tế trên địa bàn còn phát triển chậm, người dân chưa mạnh dạn đầu tư dây chuyền, thiết bị vào chế biến sản phẩm mà chủ yếu bán thô hoặc sơ chế… Do vậy thời gian đến, Phú Quý sẽ tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng lấy kinh tế biển làm trung tâm, đồng thời phát triển hợp lý công nghiệp chế biến, công nghiệp cơ khí và dịch vụ hậu cần. Trên cơ sở đó tiến tới hình thành Trung tâm khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá, huy động tối đa các nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, gắn phát triển kinh tế - xã hội địa phương với tăng cường quốc phòng - an ninh và đảm bảo hậu cứ vững chắc của quần đảo Trường Sa…   

Báo Bình Thuận
Đăng ngày 22/03/2018
Đình Quốc
Nông thôn

Giới thiệu cho ngư dân về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản

Ngày 24/10/2024, tại phường Hoài Hương (thị xã Hoài Nhơn), Trung tâm Khuyến nông Bình Định tổ chức chương trình gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với 70 ngư dân khai thác thủy sản của các phường Hoài Hương, Hoài Thanh và xã Hoài Hải về một số thiết bị mới trong khai thác thủy sản.

Các cơ quan chuyên môn
• 13:55 29/10/2024

Tập trung chuyển giao kỹ thuật nuôi một số loài thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá nước ngọt đã phát triển mạnh ở nhiều địa phương trong tỉnh Bình Định.

Cá điêu hồng
• 10:34 21/10/2024

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng bè gắn liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nhằm tận dụng tiềm năng dồi dào nguồn nước của các hồ chứa thủy lợi, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.

Nuôi lồng bè
• 15:18 17/10/2024

Khám phá lồng bè nuôi cá chục tỷ ở lòng hồ thủy điện Bản Chát Lai Châu

Lồng bè nuôi cá tại lòng hồ thủy điện Bản Chát, Lai Châu đã trở thành một mô hình kinh tế quy mô lớn và mang lại hiệu quả cao cho người dân địa phương.

Nuôi lồng bè
• 10:38 04/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 14:39 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 14:39 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 14:39 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 14:39 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 14:39 22/11/2024
Some text some message..