Phú Yên: Công bố nguyên nhân vụ tôm hùm chết thiệt hại 700 tỷ

Ngày 5.7, UBND tỉnh Phú Yên đã tổ chức họp báo thông tin chính thức về nguyên nhân dẫn tới thảm họa tôm hùm chết hàng loạt tại vùng biển Sông Cầu.

họp báo
Phú Yên họp báo lần 2 về vụ tôm hùm chết hàng loạt.

Theo thông cáo chính thức của UBND Phú Yên, đợt tôm hùm chết thiệt hại kỷ lục xảy ra trong các ngày từ 24 - 26.5 và 1 - 6.6 tại vùng nuôi xã Xuân Phương và phường Xuân Yên (Sông Cầu). Theo đó, đã có 1.636.654 con tôm hùm bị chết, gây thua lỗ nghiêm trọng cho 693 hộ nuôi. Tuy nhiên, chủ trì họp báo đã không đưa ra con số giá trị thiệt hại cụ thể.

Trong khi đó, tại cuộc họp báo ngày 2.6, UBND tỉnh Phú Yên cho biết, chỉ mới thống kê lượng tôm hùm chết trên 769.000 con (400 tấn), tổng thiệt hại ước tính đã là 700 tỷ đồng.

Trả lời câu hỏi của PV Dân Việt, ông Trần Hữu Thế - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cho rằng, bởi đợt thống kê trước, chủ yếu là tôm thương phẩm bị chết nên dễ thống kê được giá trị thiệt hại. Còn đợt thống kê này, lượng tôm chết đủ loại kích cỡ nên khó quy ra con số tổng giá trị (?).

Cuộc họp báo đưa ra kết luận nguyên nhân tôm hùm chết hàng loạt là do: Mật độ nuôi quá dày, chất thải nghề nuôi gây ô nhiễm môi trường nước, thiếu oxy tầng đáy, dẫn đến tôm bị chết ngạt hàng loạt.

Bên cạnh đó, theo kết quả xác minh của Công an Phú Yên, không phát hiện nhà máy chế biển thủy sản của Công ty TNHH Nguyễn Hưng (Nguyễn Hưng, Sông Cầu) có hiện tượng lén lút xả nước thải chưa qua xử lý ra môi trường vùng biển nuôi tôm hùm. Kết quả phân tích mẫu nước thải thô của Nguyễn Hưng và nước ô nhiễm tại vùng nuôi cho thấy không có sự tương quan với nhau.


Ngư dân đang điêu đứng vì tôm hùm nuôi chết hàng loạt tại Sông Cầu, Phú Yên.

Theo ông Thế, vụ tôm chết nghiêm trọng trên không thuộc diện “thiên tai, dịch họa” nên chưa thể áp dụng các chính sách đặc thù để hỗ trợ người nuôi tôm hùm bị thiệt hại. Tỉnh đang tiếp tục trình Chính phủ để có cơ chế hỗ trợ đặc biệt cho vùng nuôi tôm hùm Phú Yên.

Trước mắt, các ngân hàng thương mại sẽ tiến hành giãn thời gian trả nợ cho người nuôi tôm vừa bị thiệt hại. Phú Yên cũng đang khẩn trương triển khai một số biện pháp cấp bách để quản lý, quy hoạch lại vùng nuôi tôm hùm.

Dân Việt, 05/07/2017
Đăng ngày 06/07/2017
Hùng Phiên
Dịch bệnh

Những hạn chế trong phòng dịch bệnh cho cá tra

Cá tra ương dưỡng giống và nuôi thương phẩm còn hao hụt nhiều, có nguyên nhân ở công tác quản lý dịch bệnh chưa đáp ứng yêu cầu. Mới đây, Cục Thú y cho biết những hạn chế trong phòng dịch hiện nay: Thiếu kinh phí, nhân lực và vắc xin.

Nuôi cá tra
• 11:35 31/10/2024

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 09:32 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 10:29 30/09/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 23:20 02/11/2024

Chọn và thả giống tôm sú cho ao nuôi quảng canh mùa mưa

Mùa mưa là thời điểm có nhiều biến động môi trường, nên chọn và thả giống tôm sú cần được thực hiện cẩn thận để tối ưu sức khỏe và khả năng phát triển của tôm trong điều kiện khắc nghiệt. Vậy làm sao để có thể chọn và thả giống hạn chế rủi ro nhất có thể?

Tôm sú
• 23:20 02/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 23:20 02/11/2024

Cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản những tháng cuối năm

Cuối năm là giai đoạn đặc biệt quan trọng với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, khi nhu cầu nhập khẩu thủy sản trên thị trường quốc tế tăng cao nhằm đáp ứng dịp lễ, tết.

Chế biến tôm
• 23:20 02/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 23:20 02/11/2024
Some text some message..