Phú Yên hướng dẫn phòng trị bệnh trên tôm hùm nuôi

Tỉnh Phú Yên có 31.190 lồng nuôi tôm hùm và hàng năm đạt sản lượng 650 tấn thương phẩm với giá trị khoảng 800 tỷ đồng. Tuy nhiên, hai năm gần đây tình hình dịch bệnh trên tôm hùm thường xảy ra.

Phú Yên hướng dẫn phòng trị bệnh trên tôm hùm nuôi
Phú Yên hướng dẫn phòng trị bệnh trên tôm hùm nuôi

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y, Chi cục Thủy sản đã mở lớp tập huấn hướng dẫn biện pháp phòng trị bệnh tôm hùm cho người dân ở thị xã Sông Cầu là địa phương có hơn 18.000 lồng nuôi tôm hùm; tăng cường kiểm dịch, nhất là giống tôm hùm nhập khẩu; kiểm tra các cơ sở sản xuất giống, vật tư đầu vào nuôi trồng thủy sản.

Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản Phú Yên thường xuyên lấy mẫu nước tại vùng nuôi định kỳ mỗi lần 15 mẫu để xét nghiệm; qua đó hướng dẫn người nuôi xử lý môi trường; bổ sung vitamin, khoáng chất vào thức ăn để tăng sức đề kháng của tôm và khuyến cáo nên thu hoạch sớm tôm hùm đủ kích cỡ thương phẩm...

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang phối hợp với UBND huyện Tuy An, UBND thị xã Sông Cầu rà soát, xác định khu đất khoảng 70 ha để quy hoạch vùng nuôi tôm hùm trên bờ, kể cả sản xuất giống tôm hùm; phối hợp với huyện Đông Hòa quản lý chặt chẽ vùng nuôi tôm hùm đã được phê duyệt phương án quy hoạch tạm thời tại Vũng Rô với diện tích 100 ha; không cho tăng số lượng lồng, bè nuôi và không mở rộng vùng nước.

Sắp tới, UBND tỉnh Phú Yên sẽ ban hành quy định chi tiết về quản lý, đăng ký lồng, bè nuôi thủy sản trên biển nói chung, tôm hùm nói riêng; hướng dẫn các địa phương thực hiện đăng ký cơ sở nuôi, đánh số cơ cở nuôi thủy sản bằng lồng bè; ban hành quy định hạn mức diện tích, thời gian giao hoặc cho thuê mặt nước biển để nuôi tôm hùm...

Ông Nguyễn Tri Phương, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên cho biết, riêng trong năm nay vùng nuôi tôm hùm lớn nhất tỉnh Phú Yên ở thị xã Sông Cầu xảy ra bệnh sữa với 16.597 lồng nuôi (với tổng số 1.161.790 con, trọng lượng từ 0,2 kg đến 0,7 kg/con) bị bệnh; tỷ lệ tôm chết từ 10% đến 30% trên mỗi lồng nuôi, cá biệt một số lồng nuôi tỷ lệ tôm hùm chết từ 50% đến 70%.

Để giảm bớt thiệt hại, người nuôi tôm hùm đang thay đổi phương pháp nuôi bằng giải pháp đặt lồng nổi lưng chừng, cách đáy ít nhất 1,5 mét, không đặt lồng nuôi chìm sát đáy như trước đây nhằm tránh ô nhiễm; giảm bớt thức ăn tươi dư thừa trong vùng nuôi hoặc di chuyển lồng nuôi đến nơi khác có nguồn nước tốt hơn.

TTXVN
Đăng ngày 11/05/2017
Thế Lập
Dịch bệnh

Xử lý cá cảnh bị nấm: Hướng dẫn chi tiết và hiệu quả

Nấm là một trong những vấn đề thường gặp ở cá cảnh, đặc biệt là khi môi trường sống của chúng không được duy trì đúng cách. Nấm có thể xuất hiện dưới dạng các vết loét trắng trên da, vây hoặc mang cá, khiến cá bị suy yếu và dễ mắc các bệnh khác.

Bệnh nấm cá
• 11:29 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 10:03 26/11/2024

Sự cần thiết của chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản

Những đợt dịch bệnh không chỉ gây thiệt hại nặng nề mà còn ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín của sản phẩm thủy sản trên thị trường. Để đối phó với thách thức này, chẩn đoán bệnh học thủy sản đã trở thành một công cụ quan trọng, giúp phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe của đàn nuôi, giảm thiểu rủi ro lây lan dịch bệnh và tối ưu hóa quy trình quản lý.

Xét nghiệm tôm
• 16:00 19/11/2024

Tăng cường sản xuất nuôi trồng thủy sản các tháng cuối năm 2024

Trong 9 tháng đầu năm 2024, sản xuất nuôi trồng thuỷ sản của nước ta đã đối mặt với nắng nóng tại miền Trung, khô hạn tại Tây nguyên, xâm nhập mặn tại miền Nam, bão, lũ xảy ra tại các tỉnh phía Bắc.

Tôm thẻ
• 10:44 18/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 12:43 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 12:43 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 12:43 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 12:43 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 12:43 27/11/2024
Some text some message..