Phú Yên khuyến cáo khả năng bùng phát dịch bệnh trên tôm hùm

Tỉnh Phú Yên vừa đưa ra khuyến cáo có thể xảy ra tình trạng tôm hùm nuôi bằng lồng, bè ở thị xã Sông Cầu bị bệnh và chết hàng loạt như năm ngoái do tác động tiêu cực của môi trường vùng nước.

Phú Yên khuyến cáo khả năng bùng phát dịch bệnh trên tôm hùm
Phú Yên khuyến cáo khả năng bùng phát dịch bệnh trên vùng nuôi tôm hùm

Theo Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản tỉnh Phú Yên, kết quả quan trắc chất lượng 12 mẫu nước tại các vùng nuôi tôm hùm trên vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông (thị xã Sông Cầu) vào cuối tháng 5 đã xác định các chỉ tiêu quan trọng như: NH3 vượt ngưỡng giới hạn cho phép từ 3,2 đến 5 lần so với đợt quan trắc trước đó một tuần. 

Tương tự, chỉ tiêu H2S cũng vượt ngưỡng cho phép và tăng gấp 3 lần; tất cả các vùng nuôi tôm hùm trong vịnh Xuân Đài và đầm Cù Mông đang có hàm lượng DO (oxy hòa tan trong nước) thấp, chỉ đạt từ 3,3 mg/l đến 5,8 mg/l, trong khi giới hạn cho phép từ 6,2 mg/l đến 7,2 mg/l. Tình trạng thiếu oxy có xu hướng vào sáng sớm do hiện nay là mùa nắng nóng, thỉnh thoảng có mưa dông, nước dễ phân tầng. 

Riêng vùng nuôi ở phường Xuân Yên có mật độ Vibrio spp (vi khuẩn gây bệnh trên thủy sản) tổng số vượt ngưỡng giới hạn cho phép từ 0, 4 lần đến 1,9 lần…. 

Hiện nay, vùng nuôi tôm hùm thị xã Sông Cầu đang vào mùa nắng nóng nên các chỉ tiêu trên có thể tiếp tục tăng, gây ảnh hưởng rất xấu đến việc nuôi tôm hùm. 

Ông Lê Quang Hiệp, Giám đốc Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản tỉnh Phú Yên cho biết, những kết quả quan trắc trên đều thông báo qua tin nhắn điện thoại đến những hộ nuôi tôm hùm có số lượng lồng, bè nhiều và các hộ nuôi trong vùng có nguy cơ xảy ra bệnh chết hàng loạt như năm ngoái. 

Trung tâm Giống và Kỹ thuật thủy sản tỉnh Phú Yên đã khuyến cáo người nuôi quản lý tốt lượng thức ăn, cần thiết nên giảm 50% lượng thức ăn và không để thức ăn dư thừa rơi xuống tầng đáy gây ô nhiễm; không nuôi tôm với mật độ dày, san thưa mật độ tôm nuôi trong mỗi lồng, bán tôm khi đạt kích thước thương phẩm, tách những cá thể tôm nhiễm bệnh nuôi riêng, có thể nâng lồng nuôi để tránh thiếu oxy cục bộ tại tầng đáy; Trung tâm cũng đề nghị các hộ nuôi phân tầng để kịp thời điều chỉnh lồng nuôi; thu gom vỏ tôm lột, vỏ nhuyễn thể làm thức ăn cho tôm hùm đưa vào đất liền chôn lấp, không xả trực tiếp xuống mặt nước vùng nuôi…. 

Thống kê chưa đầy đủ, tại vùng nuôi tôm hùm thị xã Sông Cầu số lượng lồng nuôi ít nhất 50.000 lồng, trong khi quy hoạch chỉ 16.500 lồng và chắc chắn còn tăng lên hơn nữa. Tại địa bàn phường Xuân Thành và xã Xuân Phương hiện có rất nhiều lồng, bè đang được đóng mới để thả nuôi. UBND tỉnh Phú Yên đã chỉ đạo chính quyền thị xã Sông Cầu kiểm tra, xử lý những trường hợp tự ý phát sinh lồng, bè nuôi mới. 

Trước đó, UBND tỉnh Phú Yên đã quyết định phân bổ hơn 18,3 tỷ đồng để hỗ trợ cho người nuôi tôm hùm bị chết hàng loạt xảy ra ở thị xã Sông Cầu từ ngày 24/5/2017 đến 06/6/2017 do môi trường nuôi bị ô nhiễm quá nặng. Theo đó, có hơn 1,63 triệu con tôm hùm của 693 hộ nuôi bị chết, chiếm gần 46,6% số tôm hùm được nuôi trong thời điểm đó. 

Thời gian tới, cùng với việc tiến hành quy hoạch lại ngành thủy sản, UBND tỉnh Phú Yên sẽ ban hành Quy định về quản lý nuôi trồng thủy sản bằng lồng, bè trên các vùng biển của tỉnh.

TTXVN
Đăng ngày 03/06/2018
Thế Lập
Dịch bệnh

Tăng cường giám sát và quản lý tác nhân Enterocytozoon hepatopenaei trên tôm nuôi nước lợ

EHP là bệnh vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (viết tắt là EHP) gây ra cho tôm, còn được gọi là bệnh vi bào tử trùng.

Tôm bệnh EHP
• 10:47 21/10/2024

Dự đoán các bệnh có thể mắc phải khi tôm bỏ ăn

Khi tôm bỏ ăn, điều này không chỉ là dấu hiệu cho thấy chúng gặp vấn đề về sức khỏe, mà còn có thể là cảnh báo về những bệnh lý tiềm ẩn đang xuất hiện trong ao nuôi. Để giúp người nuôi tôm nhanh chóng nhận biết và xử lý kịp thời, việc dự đoán các bệnh khi tôm bỏ ăn là rất quan trọng.

Tôm đứt râu
• 09:32 01/10/2024

Vi khuẩn phát sáng Vibrio harveyi

Vibrio harveyi là một loại vi khuẩn phát sáng thuộc họ Vibrionaceae, được tìm thấy phổ biến trong môi trường nước biển.

Vi khuẩn
• 10:29 30/09/2024

Phân biệt đốm trắng do virus và vi khuẩn trên tôm

Bệnh đốm trắng là một trong những vấn đề gây thiệt hại nghiêm trọng cho các ao nuôi tôm. Tuy nhiên, bệnh này có thể do hai tác nhân khác nhau gây ra là vi khuẩn và virus. Việc phân biệt giữa bệnh đốm trắng do vi khuẩn và virus là điều cực kỳ quan trọng để có biện pháp xử lý phù hợp.

Đốm trắng
• 09:37 26/09/2024

Nuôi cá chạch lấu mang lại giá trị kinh tế cao

Trong những năm gần đây, ngành nuôi trồng thủy sản đã chứng kiến sự tăng trưởng mạnh mẽ, không chỉ mang lại nguồn thu nhập lớn cho người nông dân mà còn góp phần phát triển kinh tế địa phương.

Cá chạch lấu
• 00:26 28/10/2024

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 00:26 28/10/2024

Tối ưu việc cho ăn giúp giảm hao hụt thức ăn khi nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm là yếu tố quan trọng quyết định sự tăng trưởng của tôm. Ngoài ra, chi phí thức ăn cũng chiếm phần lớn lượng vốn mà người nuôi bỏ ra. Chi phí này ảnh hưởng khá lớn đến năng suất và hiệu quả nuôi.

Cho tôm ăn
• 00:26 28/10/2024

Một số cách hạn chế tiếp xúc điện nguy hiểm ở ao tôm khi có mưa

Trong nuôi tôm, an toàn điện luôn là một yếu tố quan trọng, đặc biệt khi mưa gió xuất hiện, làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố về điện. Do các thiết bị điện thường được sử dụng quanh ao tôm như hệ thống sục khí, máy bơm nước hay đèn chiếu sáng, người nuôi cần biết cách hạn chế tối đa rủi ro tiếp xúc với điện.

An toàn điện
• 00:26 28/10/2024

Nuôi nước trước, nuôi tôm sau: Bí quyết giúp tăng hiệu quả trong nuôi tôm

Chuẩn bị và quản lý nguồn nước trước khi thả tôm vào ao là một yếu tố vô cùng quan trọng, thậm chí có thể nói là yếu tố quyết định đến sự thành bại của vụ nuôi. Câu nói “nuôi nước trước, nuôi tôm sau” đã trở thành kim chỉ nam cho nhiều người nuôi tôm thành công.

Tôm thẻ
• 00:26 28/10/2024
Some text some message..