Phục hồi thành công san hô cứng ở Cù Lao Chàm

Ngày 9.1, Ban quản lý Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm (gọi tắt là BQL) cho biết đã cùng Viện Hải dương học Nha Trang (gọi tắt là Viện HDH) phục hồi thành công san hô cứng ở Cù Lao Chàm sau 9 tháng thực hiện chương trình Nghiên cứu ứng dụng công nghệ phục hồi san hô cứng tại một số khu bảo tồn biển trọng điểm của Bộ NN-PTNT.

Đội phục hồi san hô cứng
Đội phục hồi san hô cứng ngoài các chuyên gia còn có 2 ngư dân địa phương - Ảnh: Ngọc Diên

Theo BQL, trước đây san hô cứng trong rạn san hô Cù Lao Chàm có xu hướng suy giảm, ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái vùng rạn và nguồn lợi thủy sản.

Từ tháng 4.2012 đến nay, chuyên gia Viện HDH đã đào tạo cho cán bộ BQL phương pháp nhận diện và phục hồi tổn thương san hô cứng bằng các kỹ thuật tách tập đoàn “bố mẹ” tại vùng cho, nuôi cấy tập đoàn “con” tại vùng nhận, bảo quản và kiểm tra độ tăng trưởng...

Qua khảo sát, BQL và Viện HDH nhận định vùng biển Bao Gạo (Hòn Lá) và Vũng Nhàn (Hòn Lao) có mật độ san hô cứng ở nền đáy lớn và nguyên vẹn, xa khu dân cư nên được chọn làm vùng cho.

Các chuyên gia đã lấy 3 giống san hô cứng khu vực này là Acropora (san hô sừng hươu), Montipora (san hô lá) và Pachyseric (san hô dạng phiến) sau đó đưa vào khu vực vườn ươm ở phía tây Hòn Tai và Rạn Mè.

Riêng Pachyseric (san hô dạng phiến) được chọn số lượng nhiều hơn nhờ mật độ bao phủ rộng, khả năng phục hồi tốt.

Tính đến thời điểm hiện nay, chương trình đã nuôi cấy được 4.800 tập đoàn tại vùng nhận là Bãi Tra và Bãi Bắc (Hòn Lao), còn ở vườn ươm hiện nuôi cấy 30 khung (750 tập đoàn).

Nhờ điều kiện thời tiết năm qua ở cả 2 đợt thực hiện mùa khô và mùa đông ổn định, mặt nước yên, tầm nhìn tốt nên san hô có khả năng phục hồi sớm, hiện khu vực vườn ươm, san hô cứng đạt tỉ lệ sống 87%, san hô cứng vùng phục hồi đạt tỉ lệ sống 74%.

Sau khi tách, san hô được bảo quản bằng máy sục ô xi - Ảnh: Ngọc Diên

Sau khi tách, san hô được bảo quản bằng máy sục ô xi - Ảnh: Ngọc Diên

Chuyên gia kiểm tra độ sinh trưởng của san hô tại Bãi Hương - Ảnh: Ngọc Diên

Chuyên gia kiểm tra độ sinh trưởng của san hô tại Bãi Hương - Ảnh: Ngọc Diên

Kiểm tra độ sinh trưởng của san hô tại Bãi Bắc - Ảnh: Ngọc Diên

Kiểm tra độ sinh trưởng của san hô tại Bãi Bắc - Ảnh: Ngọc Diên

Kiểm tra độ sinh trưởng của san hô tại Bãi Bắc - Ảnh: Ngọc Diên

Kiểm tra độ sinh trưởng của san hô tại Bãi Bắc - Ảnh: Ngọc Diên

San hô dạng phiến đã sống sau khi cấy tại Bãi Hương - Ảnh: Ngọc Diên

San hô dạng phiến đã sống sau khi cấy tại Bãi Hương - Ảnh: Ngọc Diên

Thanh niên
Đăng ngày 10/01/2013
Nguyễn Tú
Sinh học

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:33 13/11/2024

Thị trường đang phát triển thúc đẩy nhu cầu về ngành nuôi trồng rong biển

Theo báo cáo mới, mặc dù nhiều người vẫn không chắc chắn về khả năng và tính lâu dài của việc chiết xuất carbon từ rong biển, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy carbon từ rong biển có tác động đến môi trường thấp hơn so với các sản phẩm truyền thống.

Rong biển
• 14:13 25/09/2023

Sự tương thích giữa chất xử lý nước và bộ lọc sinh học trong RAS

RAS (Recirculating Aquaculture System) là hệ thống nước tuần hoàn, là một mô hình tuy không mới nhưng lại được sử dụng rất phổ trong nuôi trồng thủy sản.

Hệ thống nuôi RAS
• 10:16 20/09/2023

Sông Mê Kông xuất hiện loài cá quý hiếm sau 40 năm biến mất

Một loài cá quý hiếm đặc hữu ở cao nguyên Tây Tạng (Trung Quốc) đã được phát hiện sau hơn 40 năm biến mất trong lưu vực sông Mê Kông.

Loài cá Pareuchiloglanis gracilicaudata
• 11:27 11/08/2023

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 04:21 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 04:21 15/11/2024

Tầm quan trọng của việc chọn lọc gen cho tôm giống

Chọn lọc gen cho tôm giống là một quá trình quan trọng giúp cải thiện năng suất và hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản. Việc sử dụng tôm giống có gen tốt, đã được chọn lọc, giúp nâng cao sức khỏe và khả năng kháng bệnh cho tôm, từ đó giảm thiểu rủi ro và tăng hiệu quả sản xuất.

Tôm giống
• 04:21 15/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 04:21 15/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 04:21 15/11/2024
Some text some message..