Phương pháp kiểm tra cá tra xuất khẩu vào Hoa Kỳ

Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (Nafiqad), Bộ NN&PTNT vừa chính thức thông báo việc áp dụng các phương pháp kiểm tra và xử lý các kết quả kiểm nghiệm các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo Quyết định số 2636/QĐ- BNN-QLCL ngày 29-6-2016 của Bộ NN&PTNT đối với các lô hàng cá bộ Siluriformes (chủ yếu là cá tra) xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

cá tra

Cụ thể, theo quy định của Cơ quan thanh tra và An toàn thực phẩm (FSIS), Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), việc kiểm nghiệm các lô hàng cá bộ Siluriformes xuất khẩu vào Hoa Kỳ trong chương trình của FSIS được thực hiện theo các phương pháp quy định (tại website: http://www.fsis.usda.gov/wps/portal/fsis/topics/science/laboratories-andprocedures/guidebooks-and-methods/guidebooks-and-methods ), trong đó có nêu các giới hạn phát hiện tối thiểu (MLA) của từng phương pháp đối với từng chỉ tiêu kiểm nghiệm.

Nafiqad đề nghị các Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng cập nhật các phương pháp của FSIS, đặc biệt lưu ý đến MLA đối với từng chỉ tiêu tương ứng.

Trường hợp kết quả phân tích mẫu có giá trị lớn hơn giá trị MLA, lô hàng cá bộ Siluriformes xuất khẩu vào Hoa Kỳ được coi là không đạt yêu cầu. Trường hợp kết quả phân tích mẫu có giá trị nhỏ hơn giá trị MLA, lô hàng cá bộ Siluriformes vẫn được phép xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Nếu kết quả kiểm nghiệm các lô hàng cá bộ Siluriformes của cùng cơ sở sản xuất tiếp tục bị phát hiện cùng một chỉ tiêu hóa chất kháng sinh cấm nhưng kết quả nhỏ hơn MLA, Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng có văn bản yêu cầu doanh nghiệp rà soát toàn bộ quá trình sản xuất, đặc biệt là nguồn gốc nguyên liệu chế biến các lô hàng nêu trên để có biện pháp kiểm soát chặt chẽ mối nguy hóa chất kháng sinh.

Nafiqad cũng nêu rõ, trường hợp xác định nguyên nhân tại cơ sở nuôi, doanh nghiệp cần lập biên bản làm việc giữa doanh nghiệp và các cơ sở nuôi trong quá trình điều tra truy xuất, (biên bản cần có thông tin đầy đủ về tên, địa chỉ cơ sở nuôi, mã số được cơ quan có thẩm quyền cấp-nếu có, số điện thoại người đại diện và chữ ký của hai bên) và tổng hợp báo cáo về Nafiqad.

Trước đó, vào đầu tháng 7 vừa qua, Nafiqad đã phát đi thông báo từ ngày 15-7 đến 15-10, 100% lô hàng cá thuộc họ Siluriformes của các doanh nghiệp Việt Nam phải được kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm và chứng nhận an toàn thực phẩm trước khi xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Các lô hàng cá thuộc họ Siluriformes, trong đó có cá tra và basa, được sản xuất tại các nhà máy có tên trong danh sách được FSIS chứng nhận đủ điều kiện xuất khẩu vào quốc gia này mới thuộc diện phải kiểm tra và cũng chỉ những nhà máy được FSIS chấp nhận mới được xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Tần suất kiểm tra là 100% lô hàng với các chỉ tiêu như Salmonella; Malachite Green/Leuco Malachite Green; Enrofloxacine/Ciprofloxacine và Crystal Violet.

Nafiqad nêu rõ, chỉ những lô hàng được kiểm tra và được Trung tâm Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thuộc Nafiqad cấp chứng nhận an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành mới đủ điều kiện xuất khẩu vào Hoa Kỳ.

Báo Hải Quan, 22/08/2016
Đăng ngày 23/08/2016
Thanh Nguyễn

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm

Nuôi tôm gặp khó khăn lớn là chưa xác định được nguyên nhân chính gây bùng phát dịch bệnh (con giống, môi trường hay thời tiết?) nên việc chẩn đoán nhanh bệnh tôm đang là con đường hạn chế thiệt hại. Một số cơ quan nghiên cứu, doanh nghiệp đã đưa ra giải pháp chẩn đoán nhanh bệnh tôm được người nuôi áp dụng.

Tôm
• 22:13 16/06/2024

Những phát hiện gần đây về nhiễm EHP ở tôm

Đánh giá này trình bày chi tiết những phát hiện gần đây liên quan đến nhiễm EHP ở các trang trại nuôi tôm, bao gồm ảnh hưởng của nó đến hệ miễn dịch, tiêu hóa, trao đổi chất, sinh lý và tăng trưởng của tôm.

Tôm bệnh
• 22:13 16/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Kháng bệnh và miễn dịch

Hỗn hợp prebiotic, sự kết hợp β-glucan và MOS đã được báo cáo rộng rãi trong nhiều nghiên cứu rằng nó có thể làm tăng khả năng kháng bệnh của nhiều loại động vật thủy sản.

Cá nuôi
• 22:13 16/06/2024

Sử dụng hỗn hợp prebiotic trong Thủy sản: Sức khỏe và Tăng trưởng

Việc áp dụng prebiotic làm phụ gia thức ăn là một trong những cách khắc phục tình trạng lạm dụng kháng sinh trong quản lý sức khỏe loài thủy sản (Kari và cộng sự, 2021; Song và cộng sự, 2014; Zulhisyam và cộng sự, 2020).

Cá nuôi
• 22:13 16/06/2024

Cơ hội xuất khẩu thủy sản năm 2024 - 2025

Ngành thủy sản Việt Nam là ngành mới nổi với số lượng rất lớn và đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước, đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu hàng năm. Năm 2022, khối lượng xuất khẩu thủy sản đạt 11 tỷ USD là cột mốc quan trọng; chúng tôi đặt mục tiêu 10 tỷ USD vào năm 2024 và 12 tỷ USD vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu này, ngành thủy sản cần một chiến lược dài hạn toàn diện và sự hỗ trợ rộng rãi từ mọi phía để giúp họ đảm bảo những gì họ muốn đạt được trong giai đoạn giữa 2024 và 2025.

Cá
• 22:13 16/06/2024
Some text some message..