Phương pháp chẩn đoán nhanh này đã được phát triển bởi Viện nghiên cứu Agharkar (ARI) và có thể tiết kiệm cho ngành công nghiệp nuôi trồng thủy sản của Ấn Độ 1.800 tỷ rupi/năm.
Các xét nghiệm có thể được thực hiện trên một dải chẩn đoán đơn giản từ dịch của mang tôm, có thể phát hiện bệnh đốm trắng trong vòng 20 phút, nhanh hơn nhiều so với thực tế hiện nay của việc gửi mẫu đến phòng thí nghiệm và nhận được kết quả từ 3 - 5 ngày.
Bệnh đốm trắng có thể lây sang tôm khỏe mạnh chỉ trong vòng vài phút. Do đó, các nhà khoa học cho biết các xét nghiệm chẩn đoán virus trong giai đoạn đầu sẽ kiểm soát dịch bệnh và giảm bớt thiệt hại cho người nuôi.
Hiện nay, người nuôi chi 1.000 rupi/mẫu tôm để gửi đi xét nghiệm trong khi xét nghiệm được phát triển bởi ARI sẽ có chi phí khoảng 100 - 200 rupi khi được thương mại hóa. Người nuôi có thể tránh được những kết quả xét nghiệm sai lệch do có mối quan hệ giữa các phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất giống.
Giám đốc ARI, ông Kishore Paknikar, tác giả của bài nghiên cứu được in trên tạp chí PLOS ONE vào 03/01/2017 cho biết “virus lay lan rất nhanh và tỷ lệ chết có thể lên đến 100% trong vòng 3 - 10 ngày sau khi nhiễm bệnh. Kỹ thuật phòng thí nghiệm có độ nhạy cao, rõ ràng và chính xác. Tuy nhiên, nó rất tốn kém, mất nhiều thời gian, đòi hỏi phải có thiết bị chuyên dụng, nhân viên có tay nghề cao và do đó không thể sử dụng trong điều kiện thực địa. Mặt khác, những dải Dot-blot có thể được dùng để kiểm tra các mẫu tôm riêng lẻ và mẫu tôm gộp.”
Nhóm của ARI gồm có nghiên cứu sinh Prabir Kumar Kulabhusan và nhà khoa học Jyutika cùng với các cộng sự đến từ OIE Reference Laboratory (dẫn đầu bởi A. S. Sahul Hameed). Ông Hameed nói xét nghiệm chẩn đoán của ARI sẽ giúp người nuôi đem bộ kit đến các trại sản xuất giống và tự xét nghiệm bệnh với một chi phí rất thấp. Nếu mẫu có chứa virus, họ có thể không dùng lô tôm này. Nếu họ muốn tiếp tục xác minh lại kết quả, họ có thể gửi mẫu tôm đến phòng thí nghiệm.