Phương pháp phơi kín trong sản xuất nước mắm

Hiện nay nguy cơ đến từ bữa ăn hàng ngày do dùng phải thực phẩm không sạch, nước mắm công nghiệp có hàm lượng hoá chất, độc tố cao đang đe dọa sức khoẻ, tính mạng con người. Vậy nên, người tiêu dùng trên cả nước nói chung và ở tỉnh Quảng Trị nói riêng đang có xu thế chuyển dần sang các sản phẩm nước mắm truyền thống vừa đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng cao, vừa đáp ứng tốt các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Phơi kín nước mắm
Hệ thống dàn phơi kín

Tuy nhiên, với phương thức sản xuất thủ công khó lòng đáp ứng được nhu cầu của thị trường cả về số lượng và chất lượng. Để góp phần giải quyết vấn đề này, năm 2019 Trung tâm Khuyến nông tỉnh Quảng Trị đã triển khai mô hình chế biến nước mắm bằng phương pháp phơi kín tại xã Triệu Lăng, huyện Triêu Phong. Công nghệ mới này là một sự thay đổi lớn trong nghề chế biến nước mắm, giúp cho người làm nghề chuyển dần từ hình thức chế biến thủ công sang chế biến mang tính công nghiệp nhưng vẫn giữ được hương vị tự nhiên và chất lượng của nước mắm.

Quảng Trị là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ với hơn 2.300 tàu thuyền các loại, trong đó hơn 208 tàu đánh bắt xa bờ, công suất mỗi tàu từ 90 cv trở lên. Hàng năm cung cấp hàng trăm ngàn tấn hải sản, giúp ngư dân có nguồn nguyên liệu dồi dào cho nghề sản xuất, chế biến nước mắm.

Theo phương thức sản xuất truyền thống (thủ công), các cơ sở sản xuất theo công nghệ cổ truyền áp dụng phương pháp gài nén kết hợp đánh khuấy. Chượp được chứa trong chum vại bằng gốm sứ hoặc trong bể xi-măng, tiếp nhiệt bằng phơi nắng trực tiếp, chiết rút nước mắm bằng cách lọc chượp hoặc đắp lù kéo rút. Kỹ thuật chế biến nước mắm này có chung nhược điểm: Chưa đáp ứng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Ảnh hưởng đến môi trường xung quanh do lượng đạm thối bốc mùi mạnh; Các cơ sở chế biến nước mắm chủ yếu đặt dụng cụ chứa chượp trong nhà xưởng nên khó tiếp nhiệt/phơi nắng cho khối chượp; Một số cơ sở dụng cụ chứa đặt ngoài trời thì việc tiếp nhiệt cho khối chượp rất tốt nhưng khó bảo quản khi trời mưa gió.

Mô hình chế biến nước mắm bằng phương pháp phơi kín của Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị triển khai có nhiều ưu việt hơn so với phương pháp chế biến thông thường. Kỹ thuật chế biến nước mắm có cải tiến một số khâu (đắp lù, kéo rút, tiếp nhiệt bằng phương pháp phơi kín) để quá trình lên men thủy phân tối ưu tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn nước mắm truyền thống.

Trong quá trình triển khai mô hình Trung tâm Khuyến nông đã chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, hỗ trợ một phần kinh phí để xây dựng nhà xưởng với diện tích 100m3 và xây 9 bể chứa với thể tích 1,5m3/bể. Mua và lắp đặt dàn phơi kín gồm: bình chứa bằng inox (thể tích = 500 lít), dàn ống bằng inox (10 ống, Ø=110mm, các co nối), hai đường ống lên và xuống 10m, mô-tơ bằng inox, 2 van đóng mở. Mô hình sử dụng cá nục và cá cơm để làm nguyên liệu chế biến với 15,12 tấn cá, tỷ lệ phối trộn: 5kg cá/1 kg muối.

Sau khi muối chợp sẽ cho vào bể chứa, gài nén đậy kín, 3 ngày sau tiến hành mở van lù cho nước thẩm thấu qua lớp lọc chảy ra bể chứa. Cắm điện cho máy bơm hoạt động bơm nước từ bể chứa lên bình chứa và dàn phơi kín, dùng tay điều chỉnh van điều tiết dòng chảy vừa phải tùy thuộc vào nhiệt độ ngoài trời, tại đây dưới ánh nắng mặt trời nhiệt độ được tích tụ trong dòng nước ở dàn phơi kín và đổ về bể chượp qua các ống nhựa có đục lỗ theo dạng phun tia nhỏ.  

Quá trình tuần hoàn như vậy đã náo đảo lượng nước có trong khối chượp, sau một thời gian nhiệt độ bể chượp được nâng lên đạt đến nhiệt độ tối ưu của quá trình lên men tạo nước mắm. Tùy vào điều kiện cụ thể mà ta cho hệ thống hoạt động phù hợp. Ở tháng thứ nhất và tháng thứ hai, chăm sóc náo đảo 2÷3 lần/ngày (những ngày trời nắng). Tháng thứ ba trở đi thì náo đảo 1÷2 lần/ngày. Nhờ cải tiến một số khâu như đắp lù, kéo rút, tiếp nhiệt bằng phương pháp phơi kín nên quá trình lên men thủy phân tối ưu, tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn nước mắm truyền thống.


Các đại biểu tham quan mô hình chế biến nước mắm bằng phương pháp phơi kín

Sau gần 7 tháng triển khai mô hình đã thu được khoảng 6.300 lít nước mắm cốt (độ đạm 37,50N). Với giá hiện nay 50.000 đồng/lít, sau khi trừ chi phí lợi nhuận đạt được gần 128 triệu đồng.

Về hiệu quả kinh tế, thời gian chế biến giảm xuống còn 7÷8 tháng so với chế biến theo công nghệ cổ truyền 1 năm, từ đó giúp người sản xuất tăng công suất chế biến và quay đồng vốn nhanh hơn. Giảm chi phí nhân công xuống còn 60% so với chế biến theo phương pháp truyền thống. Lượng nước cốt tăng nhiều hơn 10% so với sản xuất thông thường, do quá trình lên men trong điều kiện khép kín nên toàn bộ thịt cá sẽ chuyển thành đạm hữu ích trong thành phần nước mắm. Chất lượng nước mắm cao hơn (độ đạm 37,50N) so với sản xuất truyền thống khoảng từ 29÷310N. Mùi nước mắm thơm đặc trưng. Hiệu quả kinh tế khi áp dụng quy trình tăng 15% so với sản xuất truyền thống vì chế biến theo phương pháp mới thì  nước mắm sản phẩm thu được là: 0,5 lít/kg cá nguyên liệu, còn sản xuất truyền thống nước mắm sản phẩm tỷ lệ: 0,4 lít/kg cá nguyên liệu.

Về hiệu quả xã hội, ở tỉnh Quảng Trị thời tiết khắc nghiệt, thường có mưa bão nên nếu các cơ sở chế biến áp dụng phương pháp phơi kín sẽ sản xuất được quanh năm. Đây là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao góp phần giải quyết việc làm cho ngư dân vùng ven biển.

Ngoài ra, khi áp dụng quy trình chế biến này thì các cơ sở ở trong khu dân cư vẫn chế biến được mà không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Những hiệu quả về kinh tế, xã hội, môi trường cho thấy đây là hướng đi đúng trong mục tiêu phát triển kinh tế, gia tăng các hoạt động sinh kế tạo thu nhập ổn định cho người dân vùng biển bãi ngang. Qua đây nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán sản xuất truyền thống, để chuyển sang sản xuất có quy mô lớn, đầu tư và quản lý môi trường tốt tạo sản phẩm chất lượng, nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế trong chế biến thủy sản.

Trung tâm Khuyến nông Quảng Trị
Đăng ngày 09/12/2019
Phan Việt Toàn
Chế biến

Tìm kiếm các giải pháp để nâng cao chất lượng thịt cá

Chất lượng thịt cá đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị ngành thủy sản. Không chỉ ảnh hưởng đến giá trị kinh tế, chất lượng thịt cá còn quyết định đến độ an toàn thực phẩm và sự hài lòng của người tiêu dùng. Vậy làm sao để nâng cao chất lượng thịt cá? Dưới đây là những giải pháp đã được nghiên cứu và áp dụng thành công trong thực tế.

Cá
• 08:00 21/12/2024

Làm thế nào để xây dựng chuỗi giá trị thủy sản bền vững từ khâu sản xuất đến tiêu dùng?

Hiện nay, chuỗi giá trị thủy sản tại Việt Nam còn tồn tại nhiều vấn đề như thiếu liên kết giữa các khâu, công nghệ sản xuất chưa đồng bộ và giá trị gia tăng thấp. Vì vậy, việc xây dựng chuỗi giá trị bền vững từ sản xuất đến tiêu thụ là một nhiệm vụ quan trọng để nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo sự phát triển lâu dài của ngành thủy sản Việt Nam.

Nhá tôm
• 10:03 20/12/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:49 15/11/2024

Bí quyết nấu tôm ngon: 4 sai lầm phổ biến phải tránh

Tôm là một loại hải sản phổ biến và rất được yêu thích trong ẩm thực. Tuy nhiên, để chế biến tôm ngon và giữ được hương vị tự nhiên, có một số lưu ý quan trọng mà nhiều người thường bỏ qua:

Chế biến tôm thẻ
• 09:46 04/10/2024

Cá heo xanh - Giá trị và cơ hội phát triển nghề nuôi đầy tiềm năng

Cá heo xanh, hay còn gọi là cá heo vạch (danh pháp khoa học: Yasuhikotakia modesta), là một trong những loài cá đặc sản được ưa chuộng tại nhiều vùng biển nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới.

Cá heo xanh
• 16:17 03/02/2025

Top các loài thủy sản nuôi “hái ra tiền” năm 2025: Cá lóc, cá hồi, tôm càng xanh

Năm 2025 đánh dấu một bước ngoặt đối với ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong và ngoài nước tiếp tục tăng cao. Trong đó, ba loài thủy sản được xem là “hái ra tiền” nhờ tiềm năng kinh tế vượt trội gồm cá lóc, cá hồi và tôm càng xanh.

Cá hồi
• 16:17 03/02/2025

Những sai lầm phổ biến khi nuôi cá vàng

Cá Vàng là loài cá cảnh phổ biến, được yêu thích vì vẻ ngoài đáng yêu và dễ nuôi. Tuy nhiên, để chăm sóc cá Vàng khỏe mạnh, người nuôi cần hiểu rõ nhu cầu của chúng và tránh những sai lầm cơ bản. Dưới đây là các sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi nuôi cá Vàng và cách khắc phục.

Cá vàng
• 16:17 03/02/2025

Kỳ lạ loài cá biết leo cây: Khám phá đời sống của cá thòi lòi

Cá thòi lòi là một trong những loài cá kỳ lạ nhất sống tại vùng nước lợ và bãi bùn ven biển Việt Nam. Không giống với hầu hết các loài cá khác, chúng có thể bơi dưới nước, bò trên bùn và thậm chí leo lên cây. Khả năng thích nghi đặc biệt này khiến cá thòi lòi trở thành sinh vật độc đáo trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

Cá thòi lòi
• 16:17 03/02/2025

Các loại cá lóc cảnh hiếm có giá trị cao nhất thế giới

Nhắc đến thú chơi cá cảnh, nhiều người nghĩ ngay đến những dòng cá Koi đắt đỏ hay cá Rồng. Thế nhưng, giới sành chơi gần đây đang "phát cuồng" với các cá lóc cảnh hiếm có giá trị lên đến hàng trăm triệu đồng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những dòng cá lóc cảnh hiếm và có giá trị cao nhất trên thị trường hiện nay.

Các loại cá lóc cảnh
• 16:17 03/02/2025
Some text some message..