Phương thức mới làm tăng chất lượng cơ trong cá nuôi

Một báo cáo mới đây vừa cho thấy cá nuôi có thể được tăng chất lượng cơ bằng một phụ gia thức ăn bắt chước những thay đổi của việc tập thể dục cho cá. Nhóm nghiên cứu đã công bố công trình của mình trong tạp chí Sciencedirect.

Phương thức mới làm tăng chất lượng cơ trong cá nuôi
Ảnh: telegraph.co.uk

Tốc độ tăng trưởng nhanh và chất lượng cơ thịt là những yếu tố then chốt trong ngành nuôi cá trên toàn thế giới. Tuy nhiên trong môi trường nuôi nhốt cá ít có cơ hội di chuyển hay vận động hơn khi ở ngoài môi trường tự nhiên. Do đó cá thường gặp nhiều vấn đề như stress, sức đề kháng thấp, chậm lớn.. và để khắc phục người nuôi cá đã nghĩ ra cách tập luyện cho cá bằng cách cho cá vận động nhiều…  Tập thể dục vừa phải với các loài cá có thể nâng cao chất lượng cơ bắp (Bugeon et al. 2003 ; Rasmussen et al. 2011).

Trong cá, tập thể dục cũng làm tăng tốc độ tăng trưởng, thời kỳ tăng trưởng, tỷ lệ sống, tình trạng miễn dịch, sức khỏe nói chung và kiểm soát sinh sản. Sự khác biệt giữa cá hồi nuôi và cá hồi hoang dã là cá hồi nuôi có thịt mềm hơn và nhẹ hơn vì thiếu tập thể dục. Tuy nhiên, rất khó để kích thích cá nuôi để tập thể dục. Để tăng chất lượng cơ cá mà đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng nhóm nhà khoa học đã thử nghiệm một chế độ ăn uống bổ sung có thể cung cấp một cách khác để tăng chất lượng cơ trong cá.

Mục đích của nghiên cứu là để đánh giá tác dụng của một chất bổ sung sử dụng liên quan đến tập thể dục ở động vật có vú (β-guanidinopropionic acid hoặc β-GPA) đối với các sợi cơ của cá biển.

B-GHA là gì?


B-guanidinopropionic (B-GPA) có tên gọi khác là 3-Guanidinopropionic acid với công thức cấu tạo C4H9N3Oβ-Guanidinopropionic acid là một loại bột tinh thể màu trắng hòa tan trong nước (50 mg / ml-trong, dung dịch không màu. Nó là một chất tương tự creatine (Cr)có nghĩa là nó có cấu trúc rất giống với Creatine và là một thành phần phổ biến trong các sản phẩm có chứa creatine monohydrate. Axit Guanidinopropionic được sử dụng với bệnh nhân tiểu đường để giúp cải thiện mức đường huyết bằng cách tăng độ nhạy của insulin, kích thích cơ thể tạo ra mô cơ mới từ protein trong khẩu phần ăn.

Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng acid guanidinopropionic sử dụng trên động vật có vú có thể giúp cải thiện chức năng của insulin, thúc đẩy giảm cân, cải thiện khả năng co cơ, tăng lượng creatine hấp thụ của cơ thể, và quan trọng nhất là giúp tăng cơ bắp ngay cả khi không tập thể dục. 

Nghiên cứu tác dụng acid guanidinopropionic trên cá

Bốn mươi cá thể cá tráp đỏ Nhật Bản (Pagrus pagrus ; trọng lượng~ 20gr, 65mm). Cá được chia thành 4 nhóm 10 con, mỗi nhóm trong một bể 125 gallon nước và nhiệt độ được duy trì ở nhiệt độ 22-25°C. Nhiệt độ và chất lượng nước được đo mỗi ngày trong khoảng thời gian 12 tuần. Cá tráp đỏ Nhật Bản được cung cấp một chế độ ăn bao gồm một chế độ đối chứng với 5% một cellulose và chế độ ăn uống bổ sung 5% B-GPA thay cho cellulose.

Cá được cân vào ngày thứ 0, trong tuần thứ 6 và khi kết thúc thử nghiệm. Hiệu suất chuyển đổi thức ăn đã được tính toán.

Kết quả: Vào tuần thứ 6 và 12 tuần, chế độ ăn bổ sung acid guanidinopropionic trên cá đã giảm lượng thức ăn, nhưng tỉ lệ chuyển đổi thức ăn không thể được tính toán chính xác.

Có một sự thay đổi trong các chất chuyển hóa trên cơ của cá ở chế độ có bổ sung acid guanidinopropionic đó là việc tăng proline và hydroxyproline tạo thành một phần của mô collagen xung quanh cơ bắp. Điều này dẫn đến sự gia tăng đáng kể mật độ ty thể dưới tế bào và những thay đổi trong nhóm chất chuyển hóa gợi ý sự gia tăng hàm lượng collagen trong cơ thịt cá, kết quả này cũng phù hợp với một số thay đổi trong cơ cá liên quan đến tập thể dục.

Những kết quả đó chỉ ra rằng acid guanidinopropionic ảnh hưởng đến cơ bắp cá theo cách tương tự như những gì được nhìn thấy ở động vật có vú và điều này có thể có lợi cho việc sử dụng chúng trong nuôi trồng thủy sản. Trong nuôi cá việc cải thiện chất lượng cơ cá thông qua chế độ ăn như cho ăn đậu tằm ở cá chép giòn, mô hình sông trong ao hay bổ sung acid guanidinopropionic vào thức ăn cá đều góp phần làm tăng giá trị sản phẩm thủy sản.

Xem toàn báo cáo tại Sciencedirect

Đăng ngày 13/07/2018
VĂN THÁI (Lược dịch)
Nguyên liệu

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Tăng cường sức đề kháng cho tôm bằng các chế phẩm sinh học

Một trong những giải pháp bền vững, an toàn và hiệu quả là sử dụng các chế phẩm sinh học. Chế phẩm sinh học không chỉ giúp cải thiện sức đề kháng cho tôm mà còn có lợi cho môi trường ao nuôi, giảm nhu cầu sử dụng kháng sinh và các hóa chất độc hại.

Tôm thẻ
• 19:07 22/11/2024

Phân biệt bệnh đốm trắng trên tôm do vi khuẩn và virus

Bệnh đốm trắng trên tôm là một trong những bệnh nguy hiểm và phổ biến nhất đối với ngành nuôi tôm, gây thiệt hại lớn về kinh tế và sản lượng. Đây là bệnh có thể do nhiều tác nhân khác nhau gây ra, trong đó nổi bật là các loại vi khuẩn và virus. Dù cả hai loại tác nhân này đều gây ra các triệu chứng tương tự nhau, nhưng nguyên nhân, cách thức lây lan, cũng như phương pháp điều trị và phòng ngừa lại hoàn toàn khác biệt

Tôm thẻ chân trắng
• 19:07 22/11/2024

Hướng đi mới để tối ưu hóa sức khỏe và năng suất nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành sản xuất thủy sản có giá trị kinh tế lớn, đặc biệt ở các quốc gia ven biển, trong đó có Việt Nam.

Ao tôm
• 19:07 22/11/2024

Những điểm mạnh từ sự phát triển ngành thủy sản Australia mà Việt Nam có thể học hỏi

Ngành thủy sản Australia không chỉ nổi tiếng với những sản phẩm chất lượng cao mà còn được xem là hình mẫu về phát triển bền vững.

Thủy sản
• 19:07 22/11/2024

Thần tình yêu đại dương - Cá thần tiên rạn san hô

Cá thần tiên rạn san hô Tosanoides Aphrodite là một phát hiện đầy bất ngờ trong thế giới sinh vật biển. Được các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học California (Mỹ) công bố, loài cá này không chỉ gây ấn tượng bởi vẻ đẹp lộng lẫy mà còn khiến cộng đồng khoa học ngạc nhiên khi chúng chưa từng được ghi nhận trước đây. Cùng tìm hiểu về loài cá được mệnh danh là "thần tình yêu đại dương" này!

Tosanoides Aphrodite
• 19:07 22/11/2024
Some text some message..