Quả sung giúp phòng chống bệnh thối đuôi trắng đuôi trên cá giống

Nghiên cứu gần đây cho thấy việc sử dụng quả sung thông qua Poolysaccharide của chúng có thể giúp ngành cá giống đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn trong việc phòng chống tác nhân gây bệnh thối đuôi. Một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và khó trị đối với các cơ sản sản xuất giống trên thế giới và đặc biệt ở Việt Nam.

Quả sung giúp phòng chống bệnh thối đuôi trắng đuôi trên cá giống
Quả sung một loại cây phổ biến ở Việt Nam

Bệnh trắng đuôi do vi khuẩn Flavobacterium columnare (trước đây có tên là Flexibacter columnaris). Đây là loại vi khuẩn dạng sợi (Myxobacterial) ngoại ký sinh, gây tổn thương chủ yếu trên da và mang. Vi khuẩn F. columnare gây ảnh hưởng nghiêm trọng trên những loài nuôi ở ĐBSCL. Cá rô phi, điêu hồng, đặc biệt là cá tra giống thường bị hao hụt rất lớn ở giai đoạn còn nhỏ, đặc biệt sau khi vận chuyển cá hương, cá giống, cá bị xây xát do vận chuyển hay stress do thay đổi điều kiện môi trường. Khi nhiễm bệnh này, cá chết nhanh trong thời gian từ 2-4 ngày sau khi có biểu hiện bệnh lý. Tỉ lệ cá chết qua ghi nhận là khoảng 80-100% đối với trường hợp nuôi trên bể và 35-60% nuôi ở ao đất.

 

Cá tra giống bị bệnh thối đuôi (trắng đuôi) có thể chết lên đến 80% sau 3 ngày

Các hợp chất chiết xuất từ thực vật có tác dụng kháng khuẩn trên động vật thủy sản được nghiên cứu rộng rãi. Rất nhiều loài cây có nguồn gốc Đông y đã được chiết xuất ra các hoạt chất quan trọng nhằm phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy sản. Các nhà khoa học Thái Lan đã có một nghiên cứu về một loài cây rất phổ biến tại khu vực Đông Nam Á nhằm giúp cá ngăn ngừa lại các bệnh do vi khuẩn gây ra. Đó là quả sung, hay quả vả, một loài thực vật có hoa thuộc chi Ficus, trong họ Moraceae.


Theo các báo cáo khoa học quả sung có chứa glucose, saccarose, quinic acid, shikimic acid, oxalic acid, citic acid, malic acid, auxin, các nguyên tố vi lượng như canxi, photpho, kali... và một số vitamin như C. Nghiên cứu trước đây cũng cho thấy quả sung giúp cá phòng bệnh xuất huyết đường ruột khá hiệu quả.

Hiệu quả phòng trị bệnh trắng đuôi của quả sung

Nghiên cứu này nhằm đánh giá ảnh hưởng của Polysaccharide từ quả sung (FCP) ở mức 0%, 0,1%, 0,5% và liều 1,0% bổ sung vào thức ăn. Sau đó các nhà khoa học sẽ đánh giá hiệu quả thông qua gen Interleukin 1-β (IL- 1β), yếu tố hoại tử khối u α (TNF-α) và biểu hiện protein gây sốc 70 (HSP70) trong máu, các thông số miễn dịch bẩm sinh và khả năng kháng Flavobacterium columnare của cá trắm cỏ ở tuần 1, 2 và 3. 

Kết quả phân tích cho thấy rằng chiết xuất quả sung có tác dụng đáng kể (P <0,05) lên biểu hiện gen IL-1β và TNF-α. Biểu hiện gen HSP70 thấp hơn đáng kể (P <0,05) ở cá ăn Polysaccharide từ quả sung khi kết thúc thử nghiệm. Điều này rất có ý nghĩa trong việc tăng cường hiệu quả miễn dịch cho cá. 

Tổng lượng protein, albumin và globulin trong huyết thanh không tăng đáng kể trong bất kỳ chế độ ăn nào trong tuần đầu tiên trong khi nó được tăng lên đáng kể ở chế độ ăn bổ sung 0,5% và 1,0%  Polysaccharide từ quả sung vào tuần thứ 2 và thứ 3 khi so sánh với nhóm cá đối chứng. Chứng minh cá được tăng cường miễn dịch mạnh mẽ. 

Hàm lượng  huyết thanh C3  tăng cường đáng kể vào tuần 1 và 2 khi so sánh với nhóm đối chứng, tuy nhiên, không có sự khác biệt đáng kể về hoạt động này sau 3 tuần điều trị. 

Tất cả các chế độ ăn bổ sung FCP đều tăng cường đáng kể hoạt tính lysozyme trong huyết thanh, hoạt tính kháng khuẩn từ tuần 1-2 so với nhóm chứng. Cá trắm cỏ được nuôi bằng FCP có sức đề kháng cao hơn đáng kể so với nhóm đối chứng (60% tỷ lệ sống) so với nhóm đối chứng (30% tỷ lệ sống) khi gây nhiễm thực nghiệm với Flavobacterium columnar.

Những kết quả này xác nhận rằng chiết xuất Polysacharide từ trái sung (FCP) có thể điều chỉnh biểu hiện gen liên quan đến miễn dịch, kích thích phản ứng miễn dịch từ đó tăng cường khả năng kháng bệnh trên cá một các hữu hiệu. Nghiên cứu này đã cung cấp cho chúng ta một loại quả hết sức gần gũi với người dân Việt Nam mà có khả năng trị bệnh hữu hiệu khi cá bị F.columnae gây ra. Đặc biệt là bệnh thối đuôi (trắng đuôi) trên cá tra giống, một loại bệnh gần như chưa có kháng sinh đặc trị tính đến thời điểm hiện tại.

Đăng ngày 19/07/2018
TRỊ THỦY Lược dịch
Nguyên liệu

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Nấm men hỗ trợ phòng bệnh thủy sản

Nấm men là một đối tượng mới với nhiều tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản. Giúp giải quyết những khó khăn trong quá trình xữ lí môi trường nuôi, tăng đề kháng hạn chế được dịch bệnh, điều chế các chế phẩm sinh học,... đây được xem là hướng phát triển bền vững đối với nuôi trồng thủy sản hiện nay.

Nấm men
• 09:00 29/09/2024

Nguồn gốc Astaxanthin trong chuỗi thức ăn

Các nguồn astaxanthin tổng hợp và tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến xu hướng của ngành, gây ra một làn sóng trên thị trường dược phẩm dinh dưỡng thế giới về sản phẩm dạng viên nang.

Astaxanthin
• 09:48 10/09/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 10:40 15/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:40 15/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 10:40 15/11/2024

Khám phá sự thật thú vị về cá mắt thùng

Cá mắt thùng, hay còn gọi là Barreleye Fish, là một trong những loài cá kỳ lạ nhất và độc đáo nhất trong thế giới động vật biển sâu. Hãy cùng khám phá những sự thật thú vị về cá mắt thùng qua bài viết dưới đây.

Cá mắt thùng
• 10:40 15/11/2024

7 sự thật thú vị và xu hướng xuất khẩu tôm hiện nay

Tôm đã trở thành mặt hàng xuất khẩu quan trọng khi liên tục ghi nhận mức giá trị tăng cao qua từng năm, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế một quốc gia. Đây chắc chắn là tín hiệu tích cực cho các nhà sản xuất tôm, tuy nhiên người nuôi cũng phải nhận thức được xu hướng hiện tại trong xuất khẩu tôm trước khi thâm nhập vào thị trường toàn cầu.

Tôm xuất khẩu
• 10:40 15/11/2024
Some text some message..