Quản lý, giám sát tàu cá đúng quy định để gỡ “thẻ vàng”

Vừa qua, Đoàn thanh tra Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đến Việt Nam kiểm tra công tác chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU) lần thứ 4.

Tàu cá
Chú tâm công tác thực thi pháp luật và giám sát hải sản đánh bắt qua cảng để có thể gỡ “thẻ vàng”

Những nội dung Đoàn sẽ chú tâm được dự kiến là công tác quản lý đội tàu và giám sát hoạt động tàu cá từ trên biển đến khi cập cảng, cũng là những nội dung còn khá nhiều bộn bề.

Công tác quản lý tàu cá cũng như công tác thực thi pháp luật và việc giám sát hải sản đánh bắt qua cảng là các nội dung mà EC cho rằng Việt Nam còn nhiều hạn chế. Trong khi, đây là các chỉ số chính đánh giá việc thực hiện khuyến nghị của EC, để có thể gỡ “thẻ vàng” hay không.

Hội nghị triển khai các giải pháp cấp bách chống IUU do Bộ NN&PTNT  tổ chức tại Bình Định cuối tháng 4/2023 cho biết, số lượng tàu có đăng kiểm mới chỉ đạt 96%, giấy phép khai thác đạt 67,6%, tàu đã lắp thiết bị giám sát hành trình đạt 97,5%. Đặc biệt, sản lượng hải sản đánh bắt được giám sát qua cảng mới đạt 28,5%; và mới có 80% số tàu cá nộp nhật ký khai thác. Trong khi, EC yêu cầu tất cả những nội dung trên phải đạt 100%.

Tại hội nghị, Phó Vụ trưởng Vụ Khai thác thủy sản (Tổng cục Thủy sản) Vũ Duyên Hải thông tin thêm, từ tháng 10/2022 đến tháng 2/2023, Việt Nam giảm đến 9.665 tàu cá nhưng trong đó bao nhiêu chiếc hư hỏng, bao nhiêu chiếc còn hoạt động mà nằm ngoài vòng kiểm soát là chưa rõ. Tàu cá  vi phạm vùng biển nước ngoài còn nhiều: Năm 2022 cả nước có 84 tàu, mấy tháng đầu năm 2023 có 16 tàu, đến nay mới xử lý 10 tàu.

Từ ngày 25/10/2022 đến ngày 17/4/2023, có 259 lượt tàu mất kết nối 10 ngày trở lên nhưng chưa được xử lý rốt ráo. Tàu cá vào cảng cá bốc dỡ hải sản, việc xác nhận nguồn gốc còn thiếu độ tin cậy và chưa được kết nối liên thông. Ông Hải nhấn mạnh: “Công tác quản lý đội tàu là phải kiểm soát được từng tàu hoạt động ở đâu, như thế nào trong suốt 24/7 để đảm bảo đúng pháp luật, đúng quy định. Tất cả tàu cá ra vào cảng phải được kiểm soát, đảm bảo trung thực về số lượng, loài, khai thác ở đâu và nếu tàu nào không tuân thủ quy định thì không cho bốc dỡ sản phẩm mà bị xử lý”.  

Các tàu cá ra vào cảng phải được kiểm soát, đảm bảo trung thực về số lượng, loài,... Ảnh:VnExpress

Tình hình ở các địa phương, như tỉnh Kiên Giang có vùng biển rộng khoảng 63.290 km2, đội tàu cá nhiều nhất nước với 9.775 chiếc. Trong đó, tàu dài từ 15 mét trở lên là 3.857 chiếc, đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình 3.656 chiếc, đạt 94,79%. Mới đây, Chi cục Thủy sản tỉnh Kiên Giang cho hay, tỉnh còn 2.500 tàu cá đóng mới không có văn bản chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền, hầu hết tàu nhỏ khai thác ven bờ nhưng sẽ tạo sức ép rất lớn đến nguồn lợi thủy sản, gây khó khăn cho công tác quản lý thực hiện khuyến nghị của EC.  

Còn ở tỉnh Sóc Trăng, Tổ Kiểm tra IUU của tỉnh cho biết, tỉnh có 339 tàu dài từ 15m trở lên đều đã lắp đặt thiết bị VMS giám sát hành trình. Thế nhưng, khi ở trên biển còn một số tàu mất kết nối. Trong tháng 3/2023, Tổ Kiểm tra IUU phát hiện tàu cá mất kết nối ngoài khơi lần 1 có 15 tàu, lần 2 có 18 tàu. 

Đáng lo ngại nhất hiện nay là cả nước đang có 859 tàu cá trên 15m chưa được lắp đặt thiết bị giám sát hành trình. Đây là nhóm tàu được EC đánh giá có nguy cơ cao vi phạm IUU, nên sẽ chú trọng kiểm tra. Bởi vậy, giải pháp cấp bách đặt ra cho các địa phương là phải xác định vị trí neo đậu của những tàu nói trên, nếu EC yêu cầu kiểm tra thì cảng cá phải sẵn phương tiện để đưa Đoàn đi thực tế. Lần này thanh tra thứ 4 này, EC sẽ kiểm tra rất kỹ tính xác thực của hoạt động trên biển bằng cách kiểm tra nhật ký khai thác với toàn bộ dữ liệu giám sát hành trình.

Khuyến cáo các địa phương phải chuẩn hóa, sắp xếp, lưu trữ hồ sơ một cách khoa học để có thể truy xuất nhanh, không để tình trạng EC cần mà cả tiếng sau mới có để cung cấp. Đoàn thanh tra EC vào cảng cá nào, những tàu cập cảng lên cá ở đó phải đảm bảo các quy định, nhất là hồ sơ và trang thiết bị đầy đủ vì Đoàn có thể trực tiếp lên tàu kiểm tra. 

Kết luận hội nghị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đề nghị các địa phương chuẩn bị hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ và chi tiết để làm việc với Đoàn thanh tra EC. “Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, mong các địa phương hợp sức cả hệ thống chính trị để quyết tâm gỡ “thẻ vàng” IUU trong thời gian gần nhất”, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nói. 

Đăng ngày 02/08/2023
Sáu Nghệ
Đánh bắt

Tiềm năng của Astaxanthin trong kháng bệnh do Vibrio

Tiềm năng của astaxanthin khi hoạt động như một chất bảo vệ chống lại stress oxy hóa, giúp tăng đề kháng bệnh do Vibrio gây ra trên cá chẽm.

Astaxanthin
• 11:50 11/08/2021

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae - Triển vọng phòng bệnh cao

Vắc xin kép S. agalactiae và S. iniae mang đến triển vọng phòng bệnh cao trên cá chẽm.

cá chẽm
• 18:27 22/07/2021

Liều lượng dùng rong nâu để kích thích miễn dịch cá chẽm

Rong nâu Sargassum polycystum mang đến tiềm năng kích thích miễn dịch trong nuôi cá chẽm.

cá chẽm
• 09:02 29/12/2020

Bài học Malaysia: Đừng để phải “gồng mình” chống kim loại nặng!

Nhiễm độc kim loại nặng trong sản phẩm thủy sản là mối nguy lớn. Tuy chưa chắc nồng độ cao đã có khả năng gây hại, nhưng kim loại nặng vẫn làm người tiêu dùng dè dặt hơn với thủy sản.

Cá chẽm.
• 10:46 15/10/2020

Siết chặt quản lý khai thác thủy sản năm 2025

Việt Nam là một trong những quốc gia ven biển có ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ tại khu vực Đông Nam Á.

Tàu cá
• 10:14 25/04/2025

Lặn biển đêm bắt hải sâm gai: Nghề mưu sinh độc đáo của ngư dân Phú Quý

Lặn biển ban đêm để bắt hải sâm gai là một nghề truyền thống độc đáo của ngư dân đảo Phú Quý, tỉnh Bình Thuận. Hoạt động này không chỉ mang lại nguồn thu nhập ổn định mà còn góp phần bảo vệ hệ sinh thái biển.

Thợ lặn biển
• 09:58 22/04/2025

Các phương pháp đánh bắt thủy sản bền vững và thân thiện với môi trường

Trong bối cảnh nguồn lợi thủy sản toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ cạn kiệt do khai thác quá mức, việc áp dụng các phương pháp đánh bắt bền vững và thân thiện với môi trường trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tàu cá
• 09:59 24/03/2025

Bình Định: Huyện Phù Mỹ quyết chấm dứt tình trạng tàu cá ngắt kết nối thiết bị VMS

Những ngày qua, tình trạng tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình (VMS) trên địa bàn tỉnh Bình Định, đặc biệt là tại huyện Phù Mỹ, đang gây nhiều lo ngại.

Tàu đánh bắt cá Việt Nam
• 10:01 20/03/2025

Cộng đồng mạng thích thú trước món cua Dương Quá độc lạ

Gần đây, cộng đồng mạng (CĐM) không khỏi xôn xao khi một món ăn độc đáo, "cua cùi," trở thành chủ đề nóng được chia sẻ rầm rộ. Với tên gọi nghe có vẻ lạ lẫm, món cua này đã khiến không ít người ngạc nhiên bởi không chỉ là món ăn độc đáo mà còn chứa đựng một câu chuyện thú vị và đầy bất ngờ.

Cua
• 11:39 26/04/2025

Siết chặt quản lý khai thác thủy sản năm 2025

Việt Nam là một trong những quốc gia ven biển có ngành thủy sản phát triển mạnh mẽ tại khu vực Đông Nam Á.

Tàu cá
• 11:39 26/04/2025

Ảnh hưởng của bọt khí siêu nhỏ lên tôm thẻ chân trắng

Nuôi tôm tại Việt Nam đối mặt với thách thức lớn từ bệnh hoại tử gan tụy cấp (AHPND) do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus. Nghiên cứu này đánh giá tiềm năng ứng dụng công nghệ bong bóng nano oxy và ozone trong kiểm soát bệnh, thông qua thí nghiệm so sánh hiệu quả giữa bong bóng thường và bong bóng nano trên tôm thẻ chân trắng. Mục tiêu nhằm tìm giải pháp thay thế kháng sinh, cân bằng giữa hiệu quả diệt khuẩn và an toàn cho tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:39 26/04/2025

Tình hình nuôi trồng và quy hoạch thủy sản Việt Nam năm 2025

Ngành thủy sản Việt Nam từ lâu đã đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng mà còn tạo ra hàng triệu việc làm và đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, trước những thách thức của biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, và yêu cầu ngày càng cao từ các thị trường quốc tế, ngành thủy sản nói chung và lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nói riêng đang đứng trước yêu cầu phải chuyển đổi mạnh mẽ theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:39 26/04/2025

Cá Mó - Chiến binh bảo vệ rạn san hô

Trong bức tranh sinh thái biển rộng lớn, cá Mó (Parrotfish) không chỉ là một sinh vật biển rực rỡ sắc màu, mà còn là một mắt xích quan trọng giúp bảo vệ và duy trì sự sống cho các rạn san hô. Tuy nhiên, trước thực trạng đánh bắt quá mức và nhận thức chưa đầy đủ từ cộng đồng, loài cá đặc biệt này đang đứng trước nguy cơ suy giảm nghiêm trọng. Việc hiểu rõ vai trò sinh thái của cá Mó là bước đầu tiên để gìn giữ đại dương.

Cá mó
• 11:39 26/04/2025
Some text some message..