Quản lý, khai thác bãi triều Quảng Ninh: Còn nhiều bất cập

Trên địa bàn tỉnh hiện có 9/14 địa phương được quy hoạch bãi triều có thể nuôi trồng thủy sản, tổng diện tích 8.442,5ha, trong đó có khoảng 4.772ha đã được quy hoạch. Đây là khu vực có nguồn lợi tự nhiên phong phú, đặc biệt là môi trường sống thuận lợi để thả nuôi các đối tượng nhuyễn thể có giá trị kinh tế cao (sá sùng, ngao, nghêu…) hoặc nuôi cắm hà.

Quản lý, khai thác bãi triều: Còn nhiều bất cập
Người dân Vân Đồn chuẩn bị con giống ngao giá để nuôi ở các vùng bãi triều ngập nước.

Ngày 17/1/2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 209/2017/QĐ-UBND về quản lý hoạt động nuôi trồng thủy sản trên bãi triều, mặt nước biển trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đến thời điểm này, cơ bản các địa phương đã sử dụng hết diện tích bãi triều nằm trong quy hoạch để nuôi trồng thủy sản, một số ít địa phương còn tận dụng diện tích bãi triều để bố trí cho ngư dân chuyển đổi nghề từ khai thác thủy sản bằng hình thức tận diệt sang nuôi trồng. Tuy nhiên, công tác quản lý, sử dụng, phát huy hiệu quả bãi triều nhìn chung chưa chặt chẽ, chưa đạt hiệu quả như mong muốn.

Thực tế quy hoạch chi tiết vùng bãi triều là căn cứ pháp lý quan trọng trong việc tổ chức giao, cho thuê, đấu thầu quyền sử dụng bãi triều, diện tích bãi triều dành để khai thác tự nhiên; là cơ sở và căn cứ xác định, xử lý những tổ chức, cá nhân lấn chiếm bãi triều theo pháp luật. Sau quy hoạch, các hộ dân được giao, cho thuê bãi triều sẽ được cấp giấy chứng nhận sử dụng bãi triều, mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản ổn định lâu dài; khắc phục tình trạng lấn chiếm diện tích bãi triều khai thác chung để nuôi trồng thủy sản và ngược lại, đảm bảo hài hòa lợi ích xã hội.

Theo báo cáo của Sở NN&PTNT, hiện mới chỉ có 2 địa phương là Hải Hà và Cô Tô đã triển khai lập quy hoạch chi tiết khu vực bãi triều. Điều này ảnh hưởng đến công tác giao và cho thuê diện tích bãi triều để nuôi trồng thuỷ sản.

Bên cạnh đó, tại một số địa phương, công tác quản lý, khai thác bãi triều ngày càng nảy sinh những phức tạp. Đơn cử như tại TP Móng Cái và TP Cẩm Phả, mặc dù chưa quy hoạch một số diện tích bãi triều có khả năng nuôi trồng thuỷ sản, song người dân đã tự ý lấn chiếm để tổ chức nuôi trồng. Việc này đã diễn ra nhiều năm, đến thời điểm này, khi cơ quan chức năng yêu cầu dừng các hoạt động nuôi thả giống thuỷ sản để trả lại diện tích bãi triều, mặt nước lấn chiếm thì người dân phản ứng, không đồng thuận.

Còn trường hợp tại huyện Hải Hà, mặc dù đã có quy hoạch chi tiết nuôi trồng thủy sản tại bãi triều; chính quyền địa phương cũng đã tổ chức giao, cho thuê phần diện tích này. Tuy nhiên, việc quản lý hiện trường chưa tốt, một số người dân tự ý lấn chiếm phần diện tích bãi triều quy hoạch khu vực khai thác tự nhiên, gây mâu thuẫn, tranh chấp giữa người dân khai thác tự nhiên và người nuôi trồng thủy sản.

Mới đây, huyện Hải Hà đã rà soát và phát hiện 22 hộ dân tại xã Phú Hải có hành vi sử dụng trái phép 63,8ha bãi triều để nuôi trồng thủy sản (nuôi ngao), thậm chí còn có hiện tượng cho thuê lại phần diện tích bãi triều đã lấn chiếm để đối tượng khác vào khai thác.

Cũng qua rà soát của huyện còn cho thấy cơ cấu giữa diện tích bãi triều đã giao, cho thuê để nuôi trồng thủy sản và diện tích bãi triều dành để khai thác tự nhiên chưa phù hợp. Theo đó, tuy tổng diện tích bãi triều dành để khai thác tự nhiên lớn nhưng lại nghèo nguồn lợi, trong khi đó phần diện tích bãi triều đã giao, cho thuê để nuôi trồng lại giàu nguồn lợi thủy sản.


Người dân xã Phú Hải (huyện Hải Hà) sử dụng máy cào ngao để khai thác trên diện tích bãi triều đã được giao để nuôi ngao.

Hay như tại huyện Vân Đồn - địa phương có diện tích bãi triều theo quy hoạch lớn, riêng diện tích bãi triều tại 2 xã đảo Minh Châu và Quan Lạn dành để phát triển nguồn lợi sá sùng và được khai thác chung. Tuy nhiên, do sự quản lý của chính quyền chưa cương quyết nên trong thời gian qua vẫn có tình trạng người dân khai thác sá sùng bằng dụng cụ mang tính hủy diệt, khai thác quá mức nguồn lợi.

Theo ông Nguyễn Văn Công, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, để biến diện tích bãi triều thành nguồn lực phát triển kinh tế, quan trọng nhất là phải hoàn thành quy hoạch chi tiết bãi triều; nâng cao trách nhiệm của chính quyền địa phương, nhất là cấp xã. Bởi đây chính là đơn vị bám sát thực tế để xác định, phân định rõ điểm (vùng) bãi triều được giao, cho thuê hoặc thực hiện đồng quản lý, khai thác tự nhiên.

Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai, các địa phương phải đảm bảo nguyên tắc tổ chức công bố công khai quy hoạch và giao, cho thuê theo hình thức đấu thầu, đấu giá, ưu tiên đối với những người dân hoạt động nghề nuôi trồng thủy sản sinh sống trên địa bàn và người dân chuyển đổi nghề từ khai thác ven bờ sang nuôi trồng thủy sản.

Cũng theo khuyến cáo của cơ quan chuyên môn, riêng đối với diện tích bãi triều chưa quy hoạch mà người dân đang nuôi và có nhu cầu nuôi, nếu không trùng với các quy hoạch khác hoặc có trùng nhưng đã quá 3 năm chưa thực hiện thì nên thực hiện các thủ tục để bổ sung vào quy hoạch bãi triều.

Báo Quảng Ninh
Đăng ngày 15/08/2018
Việt Hoa
Môi trường

Điều kiện thuận lợi phát triển nuôi trồng thuỷ sản tại Việt Nam

Với đường bờ biển 3.260km trải dài từ Bắc xuống Nam, Việt Nam là khu vực được mẹ thiên nhiên ưu đãi cho nguồn thuỷ sản phong phú. Đồng thời nhờ vào lợi thế vùng đặc quyền kinh tế biển vô cùng rộng lớn, không thể không nói rằng Việt Nam nước ta có điều kiện cực kỳ thuận lợi để phát triển ngành nuôi thuỷ sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 11:02 15/09/2023

Phát triển nông nghiệp trồng trọt trên biển

Đứng trước hiện trạng mực nước biển dâng cao, nhiễm mặn xâm lấn đất nông nghiệp, trang trại. Một công ty tại Canada đã công bố hoạch xây dựng mạng lưới trồng lúa trên đại dương. Đây được cho là giải pháp thiết thực trong tương lai, bởi cây lúa có khả năng chịu mặn tốt.

Trồng lúa
• 14:11 11/09/2023

Bình Định: Chiến dịch Du lịch xanh - Giảm rác thải nhựa Làng chài Nhơn Lý

Vừa qua, vào dịp nghỉ lễ 2.9. 2023, tại làng chài Nhơn Lý (TP Quy Nhơn), Đoàn Thanh niên xã Nhơn Lý phối hợp cùng Mạng lưới Thủ lĩnh xanh tại Quy Nhơn ra quân triển khai Chiến dịch Du lịch xanh - Giảm rác thải nhựa với thông điệp “Chung tay hành động - Du lịch xanh có trách nhiệm”.

Sản phẩm
• 11:17 05/09/2023

Biến đổi khí hậu - El Nino ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình nuôi tôm thẻ

Nuôi tôm nói chung, nuôi tôm thẻ chân trắng nói riêng, hiện nay bà con đang đối diện nhiều khó khăn, trở ngại.

Tôm thẻ
• 10:43 22/08/2023

Tép Bạc chính thức trở thành hội viên của VASEP

Vừa qua, Công ty Cổ phần Tép Bạc đã vinh dự trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP). Đây là một sự kiện quan trọng, đánh dấu bước phát triển mới của Tép Bạc trong quá trình hội nhập và phát triển.

Tép Bạc
• 03:24 04/10/2023

Tìm hiểu về sự sinh sản của cua hoàng đế vàng

Cua hoàng đế vàng là loài thủy sản quan trọng ở vùng biển Alaska, giống như tất cả các loài litodid, con cái cua hoàng đế vàng phải lột xác trước khi giao phối, con cái có thể mang đến 27.000 quả trứng. Cua hoàng đế vàng có sức sinh sản thấp hơn cua đỏ và cua xanh cùng kích cỡ.

Cua hoàng đế
• 03:24 04/10/2023

Thu nhập ổn định nhờ nuôi lươn không bùn

Anh Nguyễn Hữu Quân thôn Chánh Thuận, xã Mỹ Trinh, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định là tấm gương điển hình cho lớp thanh niên trẻ vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương. Với tuổi đời chưa đến 40 nhưng anh đã sở hữu trang trại rộng hơn 2 ha, trong đó thu nhập nhờ nuôi lươn lên đến cả tỷ đồng/năm.

Nuôi lươn
• 03:24 04/10/2023

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững còn nhiều hạn chế

Chuyển đổi số nghề cá theo hướng bền vững, thật sự rất cần thiết tại Việt Nam. Tuy nhiên, chúng ta lại chưa tận dụng hết những lợi ích này do tồn tại nhiều khoảng trống.

Giăng lưới cá
• 03:24 04/10/2023

Thịt cá koi ăn được không? Nên ăn hay không?

Câu hỏi về việc có nên ăn thịt cá Koi hay không và cá Koi có ăn được không đã thu hút sự chú ý của nhiều người. Chủ đề này đã gây ra nhiều tranh cãi và để trả lời một cách chính xác không phải là điều dễ dàng. Vậy thực hư ra sao?

Cá koi
• 03:24 04/10/2023