Quản lý môi trường trong nuôi tôm siêu thâm canh

Bạc Liêu là tỉnh đứng đầu vùng Bán đảo Cà Mau về diện tích nuôi tôm công nghiệp với khoảng 19.500ha và đứng thứ hai trong vùng với diện tích nuôi trồng thủy sản (NTTS) hơn 128.610ha. Đây vừa là tiềm năng, thế mạnh, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác bảo vệ môi trường (BVMT) và sự phát triển bền vững.

Quản lý môi trường trong nuôi tôm siêu thâm canh
Nông dân huyện Đông Hải xử lý môi trường nước cho ao nuôi tôm theo mô hình siêu thâm canh. Ảnh: K.T

Môi trường là số 1

Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh của nghề nuôi tôm thì việc phát triển con tôm sao cho bền vững đã trở thành vấn đề nóng. Bởi ngành nuôi tôm luôn phải đối đầu với dịch bệnh và vấn đề về môi trường, tồn lưu các chất kháng sinh cấm trong sản phẩm. Trong đó, bài toán đảm bảo cho môi trường phát triển bền vững, hay tạo ra môi trường sạch để con tôm phát triển không chỉ là nhu cầu, mà còn là giải pháp để giải quyết căn cơ bài toán giảm tối đa thiệt hại cho người nông dân. 

Thực tế cho thấy, các mô hình nuôi tôm công nghệ cao đã, đang và sẽ trở thành xu thế tất yếu cho nền nông nghiệp của thế kỷ 21. Nuôi tôm công nghệ cao giúp nông dân chủ động trong sản xuất, giảm sự lệ thuộc vào thời tiết, giảm dịch bệnh, nâng cao sản lượng, chất lượng, tạo ra môi trường sống lý tưởng cho con tôm phát triển thông qua ứng dụng quy trình xử lý nước thải hiện đại, không sử dụng kháng sinh. Đây cũng là một trong những giải pháp phát triển mạnh nghề nuôi tôm và góp phần thực hiện thắng lợi chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phấn đấu xuất khẩu tôm đạt 10 tỷ USD vào năm 2025.

Từ đó cho thấy, để phát triển nghề nuôi tôm thì không giải pháp nào khác ngoài đảm bảo môi trường sạch, ổn định và phải tập trung làm tốt công tác quản lý chất thải. Vì vậy, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định 01/2019/QĐ-UBND về Quy định BVMT trong hoạt động nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, yêu cầu các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân nuôi tôm siêu thâm canh phải đảm bảo các yêu cầu về BVMT. Đặc biệt, trong xử lý nước thải đối với ao tôm không nhiễm bệnh tùy theo diện tích của cơ sở nuôi có thể áp dụng một trong nhiều phương pháp xử lý nước thải. Cụ thể, đối với phương pháp sinh học: nước từ ao xả vào ao chứa nước thải, trong ao chứa nước thải thả nuôi cá, nhuyễn thể hai mảnh vỏ kết hợp với xử lý vi sinh, lọc sinh học; áp dụng phương pháp tuần hoàn nước thải để tái sử dụng lại cho nuôi tôm quảng canh cải tiến. Còn đối với phương pháp hóa học: nước từ ao nuôi xả vào ao nước thải, sử dụng chất diệt khuẩn được phép sử dụng trong NTTS để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và làm giảm các thông số ô nhiễm hữu cơ; lưu nước trong ao tối thiểu 15 ngày mới được tái sử dụng lại cho ao nuôi, hoặc sử dụng cho nuôi tôm quảng canh cải tiến. Đối với phương pháp lọc cơ học: sử dụng cát, than hoạt tính để lọc cơ học, sau đó tái sử dụng lại cho ao nuôi, hoặc sử dụng cho nuôi tôm quảng canh cải tiến…

Riêng xử lý nước thải ao tôm nhiễm bệnh thì đối với tôm bị nhiễm bệnh (đỏ thân, đốm trắng, gan tụy và các bệnh khác) tiến hành thu hoạch tôm, rồi sử dụng dung dịch thuốc tím, hoặc các loại hóa chất diệt khuẩn khác được phép sử dụng trong NTTS để tiêu diệt tất cả các mầm bệnh ngay tại ao nuôi, đồng thời lưu nước tại ao trong thời gian 30 ngày để giải phóng hết lượng hóa chất tồn đọng đảm bảo theo tiêu chuẩn, quy chuẩn môi trường quy định rồi tiến hành bơm nước trong ao ra mương thải để thải vào nguồn tiếp nhận. Đối với chất thải như vỏ tôm, phân tôm, thức ăn dư thừa phải có khu chứa riêng biệt để xử lý hoặc thu gom để làm thức ăn cho cá, gia cầm, bón cho cây trồng; xây hầm ủ, hoặc túi biogas để xử lý chất thải và nước thải tạo khí gas sử dụng làm chất đốt; chất lượng nước thải đầu ra phải đạt quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

Tăng cường quản lý

Một trong những giải pháp quan trọng trong thực hiện công tác quản lý về môi trường, ngoài trách nhiệm của ngành quản lý, Quyết định 01/2019/QĐ-UBND cũng chỉ đạo UBND cấp huyện chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT đối với hoạt động nuôi tôm siêu thâm canh trên phạm vi địa bàn mình quản lý; xác nhận, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch BVMT, đề án BVMT đơn giản theo thẩm quyền. Đồng thời, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về BVMT trong hoạt động nuôi tôm siêu thâm canh; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về BVMT trong hoạt động NTTS theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định có liên quan thuộc thẩm quyền.

Bên cạnh đó, phối hợp với UBND cùng cấp có liên quan giải quyết các vấn đề môi trường trong hoạt động NTTS liên huyện, thị xã, TP. Bạc Liêu theo quy định tại điểm g, khoản 2, Điều 143 của Luật BVMT; chỉ đạo các phòng, ban trực thuộc, UBND cấp xã tổ chức tuyên truyền, giáo dục pháp luật về BVMT, cũng như các yêu cầu BVMT theo quy định này; chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về BVMT của UBND cấp xã; chỉ đạo UBND cấp xã tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thực hiện đúng nội quy của quy định này và các quy định khác có liên quan.

Riêng UBND cấp xã chịu trách nhiệm, ngoài tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT đối với hoạt động nuôi tôm siêu thâm canh trên phạm vi địa bàn mình quản lý, còn tổ chức tuyên truyền, giáo dục kiến thức pháp luật về BVMT đối với hoạt động NTTS; hướng dẫn các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân thực hiện nghiêm quy định này; kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về BVMT, thực hiện quy định BVMT trong hoạt động nuôi tôm của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân; xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT, về thủy sản, an toàn về điện hoặc báo cáo UBND cấp huyện, cơ quan quản lý nhà nước về BVMT, thủy sản, quản lý sử dụng an toàn về điện trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý; tiếp nhận và giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về BVMT trong hoạt động NTTS theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định khác có liên quan…

Với những giải pháp và giao trách nhiệm cụ thể nêu trên, sẽ góp phần quan trọng BVMT sản xuất trong NTTS và hướng đến xây dựng thành công những mô hình nuôi tôm bền vững.

Báo Bạc Liêu
Đăng ngày 23/03/2019
Thanh Thảo
Môi trường

Tình hình xâm nhập mặn cấp thiết ở khu vực miền Tây

Tình hình xâm nhập mặn ở miền Tây đang trở thành một vấn đề cấp thiết, đặc biệt là trong ngành thủy sản. Đợt xâm nhập mặn kéo dài đã gây ra những tác động nghiêm trọng đến sản xuất nuôi trồng thủy sản, đe dọa không chỉ nguồn cung lương thực mà còn đe dọa đến sinh kế của hàng triệu người dân nơi đây.

Xâm nhập mặn
• 09:46 27/03/2024

Cơ chế hoạt động của phương pháp xử lý nước thải bằng men vi sinh

Để cải thiện nguồn nước thải trong nuôi trồng thủy sản, ngày nay người nuôi sử dụng phổ biến các chế phẩm sinh học để phòng bệnh cho vật nuôi và cải thiện môi trường. Ngoài ra, phương pháp này còn góp phần đưa nghề nuôi thủy sản phát triển bền vững.

Ao nuôi
• 10:14 08/03/2024

Tác động tiêu cực từ việc đánh bắt cá bằng Xyanua

Đánh bắt cá bằng hóa chất, cụ thể ở đây là Xyanua là là phương pháp đánh bắt cá  thông qua việc rải các hóa chất xuống khu vực có cá và được cho là làm cá “hôn mê” để thuận tiện cho việc đánh bắt.  Đây là một việc rất nguy hiểm, vừa hủy hoại môi trường, vừa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng bởi Xyanua là chất cực độc, dễ dàng gây chết dù chỉ một lượng nhỏ.

Đánh bắt cá
• 11:18 06/03/2024

Thả con giống bồi hoàn đa dạng sinh học

Sáng ngày 6.3, Công ty CP cảng Quy Nhơn - chủ đầu tư dự án Đầu tư nâng cấp bến số 1- cảng Quy Nhơn đã thả 469.600 con giống thủy sản (cá chẽm, cua, tôm sú) để bồi hoàn đa dạng sinh học tại Ngã 3 sông Trường Úc (gần đập tràn Quy Nhơn 3, tổ 28, KV 4, phường Nhơn Bình, TP Quy Nhơn) và khu nước trước bến số 1 cảng Quy Nhơn với tổng kinh phí gần 74 triệu đồng.

Thả giống bồi hoàn sinh học
• 10:32 06/03/2024

Các loài cá lóc nuôi cảnh thú vị cho người chơi cá cảnh

Trong những năm gần đây, việc nuôi cá lóc cảnh tại Việt Nam đã trở nên phổ biến hơn. Đây là loại cá săn mồi có nhiều màu sắc đẹp, mà trước đây chỉ được một số ít người chơi quan tâm.

Cá lóc cảnh
• 15:37 29/03/2024

Những điều cần biết về bệnh đốm trắng và biện pháp phòng bệnh hiệu quả

Bệnh đốm trắng trên tôm do virus gây ra là một trong những bệnh vô cùng nguy hiểm, tỷ lệ chết của tôm lên tới 90 – 100% chỉ sau từ 3 – 10 ngày nhiễm bệnh, xuất hiện chủ yếu khi nhiệt độ xuống thấp dưới 320C.

Bệnh đốm trắng trên tôm
• 15:37 29/03/2024

Công tác chuẩn bị để khởi đầu vụ nuôi mới thành công

Khi bắt đầu nuôi tôm hoặc sau mỗi kỳ thu hoạch, mọi người thường quan tâm đến việc chuẩn bị những gì để khởi đầu vụ nuôi mới thành công hơn và đạt được thuận lợi. Để bảo đảm rằng quá trình chuẩn bị ao nuôi tôm mới ít gặp rủi ro, tôm phát triển đều, cũng như để làm cho các vụ nuôi sau này trở nên dễ dàng hơn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày những điểm cần lưu ý khi tiến hành chuẩn bị khởi đầu vụ nuôi mới cho bà con.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:37 29/03/2024

Chuyển dịch xanh: Yêu cầu và cơ hội tăng cao với thủy sản

Ngày 28/3/2024, VCCI Cần Thơ tổ chức hội thảo “Chuyển dịch xanh: Thách thức, cơ hội cho doanh nghiệp ĐBSCL và giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp” trao đổi về những yêu cầu và cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh giảm phát thải khí nhà kính.

Thủy sản
• 15:37 29/03/2024

Chất kích thích hệ miễn dịch ở tôm

Nhắc đến tôm, có lẽ bạn chưa biết chúng là một loài động vật không có cơ quan miễn dịch. Vì vậy, việc sử dụng chất kích thích miễn dịch là biện pháp hiệu quả giúp tăng cường đề kháng cho tôm, công cụ quan trọng trong quá trình kiểm soát bệnh tôm nuôi.

Tôm thẻ chân trắng
• 15:37 29/03/2024