Quản lý nguồn lợi thủy sản ở Thuận Quý

Những năm gần đây, nạn khai thác bừa bãi đã làm cho nguồn sò lông ở Bình Thuận cạn kiệt. Trước thực trạng đó, tỉnh triển khai thực hiện dự án 'Xây dựng mô hình thí điểm đồng quản lý sò lông, góp phần quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lợi thủy sản và bảo vệ hệ sinh thái ven biển tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam'. Ý tưởng hình thành dự án xuất phát từ sự bức thiết bảo vệ nguồn lợi sò lông của cộng đồng ngư dân địa phương.

Quản lý nguồn lợi thủy sản ở Thuận Quý
Ngư dân xã Thuận Quý (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) thả sò giống xuống biển.

Từ ý tưởng của một ngư dân

Thuận Quý là xã bãi ngang ven biển thuộc huyện Hàm Thuận Nam có chiều dài bờ biển khoảng 4,2 km. Vùng biển Thuận Quý là môi trường sống, phát triển của nhiều loài động vật thân mềm cho khả năng sinh khối lớn, đặc biệt là các loài nhuyễn thể hai mảnh vỏ như: sò lông, điệp quạt, dòm nâu, bàn mai, nghêu lụa. Xã có số dân khoảng 3.500 người, trong đó hơn 60% làm nông nghiệp, khoảng 17% là lao động biển. Toàn xã có 12 tàu và 68 thúng chai lắp máy hoạt động khai thác thủy sản với khoảng 200 lao động biển. Sản lượng khai thác hằng năm từ 400 đến 500 tấn, chủ yếu là các loại nhuyễn thể, các loại cá và mực.

Do tập trung khai thác, thiếu chú trọng đến việc tái tạo, nguồn lợi thủy sản (NLTS) ngày càng cạn kiệt, nhất là sò lông. Hơn 20 năm về trước, nguồn lợi sò lông ở vùng biển Thuận Quý rất dồi dào với trữ lượng khoảng 25.000 tấn, đến năm 1997, còn dưới 1.000 tấn và đến năm 2014 thì còn rất ít, khiến thu nhập của cộng đồng ngư dân ở đây bị giảm sút nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống.

Năm 2008, ông Phạm Cường, một ngư dân làm ăn nhiều năm trên biển, nhận thấy NLTS ở vùng biển Thuận Quý ngày càng cạn kiệt, trong đó có sò lông. Qua khảo sát điều kiện sống và sinh sản của sò lông, ông thấy bản thân có đủ điều kiện, khả năng và kinh nghiệm nuôi sò lông sinh sản và thành phẩm với mục đích phát triển kinh tế gia đình, bảo tồn và phát triển giống sò lông. Ông đã viết đơn gửi chính quyền, đề xuất được nuôi thí điểm sò lông sinh sản và sò lông thành phẩm. Tuy nhiên, do cơ chế, chính sách phân cấp quản lý vùng biển ven bờ chưa có, cho nên nguyện vọng của các ngư dân chưa được đáp ứng.

Năm 2010, Chính phủ ban hành Nghị định số 33/2010/NÐ-CP về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển, đã mở ra cơ hội cho ngư dân xã Thuận Quý thực hiện được dự định của mình. Bởi Nghị định có quy định UBND cấp huyện và cấp xã được phân cấp và hướng dẫn quản lý vùng biển ven bờ; phát triển các mô hình quản lý có sự tham gia của cộng đồng đối với việc quản lý NLTS ở vùng ven bờ. Tháng 1-2015, với sự quyết tâm của chính quyền địa phương, sự tham gia của các ngành chức năng, đồng thời được sự tài trợ của Quỹ môi trường toàn cầu Chương trình tài trợ các dự án nhỏ (UNDP-GEF SGP), dự án "Xây dựng mô hình thí điểm đồng quản lý sò lông, góp phần quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn lợi thủy sản và bảo vệ hệ sinh thái ven biển tại xã Thuận Quý, huyện Hàm Thuận Nam" mới được triển khai và do Hội Nghề cá tỉnh Bình Thuận điều hành. Dự án được triển khai trên diện tích khoảng 16 km2 vùng biển ven bờ xã Thuận Quý trong thời gian 30 tháng, có sự tham gia của 50 thành viên là đại diện các hộ ngư dân hành nghề khai thác thủy sản tại địa phương.

Cộng đồng ngư dân quản lý khai thác nguồn lợi sò lông xã Thuận Quý phối hợp các bên liên quan thu gom và thả xuống biển được 112 tấn sò giống tại những khu vực là nơi sinh sống trước đây của sò lông; đánh dấu giới hạn vùng biển gồm tám điểm chà và tiến hành thả 10 điểm chà kiên cố để bảo vệ vùng biển thuộc dự án và thu hút các loài hải sản đến sinh sống. Ðể thực hiện các hoạt động này, ngoài nguồn kinh phí do chương trình UNDP-GEF SGP tài trợ, các ngư dân đóng góp gần 300 triệu đồng, gồm tiền mặt, phương tiện và nhân công để mua sò giống và thả chà kiên cố. Hội tổ chức phân công lực lượng trực theo dõi trên bờ và kết hợp giám sát trên biển trong quá trình khai thác, phát hiện, ngăn chặn và hỗ trợ cơ quan nhà nước xử lý các hành vi vi phạm trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ NLTS. Ngoài các hoạt động truyền thông, tập huấn về phương thức đồng quản lý, trong khuôn khổ dự án còn có chương trình xây dựng Quỹ vay vốn xoay vòng không tính lãi với số vốn ban đầu là 160 triệu đồng cho ngư dân vay vốn thực hiện các hoạt động sinh kế bằng nghề khai thác thủy sản hoặc những ngành nghề khác trên bờ.

Bà Nguyễn Thị Thu Huyền, Ðiều phối viên quốc gia UNDP-GEF SGP, cơ quan tài trợ dự án cho biết: "Sau khi nhận được ý tưởng của cộng đồng ngư dân Thuận Quý, chúng tôi thấy rất hay. Qua quá trình khảo sát, cũng như tiếp xúc và làm việc với cộng đồng ngư dân xã Thuận Quý, chúng tôi tin tưởng rằng ngư dân ở đây sẽ thật sự vào cuộc, bởi trách nhiệm cũng như quyền lợi họ sẽ nhận được trong việc tham gia bảo vệ NLTS ven bờ".

Những kết quả bước đầu

Sau 30 tháng triển khai thực hiện thí điểm đồng quản lý sò lông, đến nay, qua theo dõi và đánh giá nguồn lợi sò lông của Chi cục Thủy sản Bình Thuận cho thấy có sự phục hồi và gia tăng trữ lượng so với trước khi thực hiện dự án (không phát hiện sò lông sinh sống), có thời điểm mật độ đạt cao nhất lên đến 150 con/m2. Tuy nhiên, do yếu tố bất lợi của thời tiết, nắng nóng kéo dài đã làm sụt giảm trữ lượng đáng kể. Theo đánh giá sơ bộ hiện nay, có khoảng 100 tấn với kích cỡ từ 40 đến 50 mm, mật độ đạt từ 10 đến 15 con/m2 và đang gia tăng. Tuy nguồn lợi sò lông chưa mang lại kết quả rõ rệt do hiện tượng sò chết trong năm 2016, nhưng nguồn lợi các giống loài thủy sản khác được bảo vệ và phát triển đã mang lại lợi ích thiết thực, nâng cao thu nhập cho các hộ gia đình ngư dân ở địa phương.

Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Quý Nguyễn Ngọc Hải, người trực tiếp theo dõi và tham gia vào các hoạt động của dự án tại địa phương cho biết, nếu không có những diễn biến bất lợi về thời tiết thì nguồn lợi sò lông có thể phục hồi trong thời gian từ 1-2 năm sau khi dự án kết thúc. Khi nguồn lợi sò lông phục hồi sẽ tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho ngư dân từ hoạt động khai thác, dự kiến có thể duy trì trữ lượng khoảng 1.000 tấn.

Mô hình thí điểm đồng quản lý nguồn lợi sò lông ở xã Thuận Quý đã huy động được cộng đồng ngư dân bảo vệ NLTS tại địa phương. Qua đó đã giảm bớt được phần nào trách nhiệm cho cơ quan quản lý chuyên ngành trong công tác bảo vệ, bảo tồn, phát triển NLTS, đồng thời góp phần thực hiện có hiệu quả chương trình xây dựng nông thôn mới của xã Thuận Quý.

Phó Chủ tịch UBND xã Thuận Quý Nguyễn Ngọc Hải cho biết, theo kế hoạch phát triển bền vững nghề khai thác sò lông xã Thuận Quý đến năm 2020 được UBND huyện phê duyệt thì định hướng sẽ tổ chức hình thức du lịch dựa trên các vùng sinh thái đã được phục hồi; đồng thời cộng đồng ngư dân sẽ phát triển các ngành nghề mới gắn với phát triển du lịch như câu cá giải trí, lặn khám phá các rạn san hô. Ðây sẽ là mô hình sinh kế mới có tính khả thi cao, góp phần cải thiện, nâng cao thu nhập cho người dân.

Từ kết quả của mô hình đồng quản lý nguồn lợi sò lông ở xã Thuận Quý, tỉnh Bình Thuận sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình thí điểm đồng quản lý sò lông ở các xã Tân Thuận và Tân Thành, huyện Hàm Thuận Nam để phát triển và bảo vệ NLTS bền vững, nâng cao đời sống, sinh kế cho ngư dân.

Báo Nhân Dân
Đăng ngày 15/11/2017
Đình Châu
Môi trường

Tôm tít đầy "Tiềm năng" cho đối tượng nuôi mới

Đa dạng loài vật nuôi và nuôi biển là mục tiêu ngành nuôi trồng thủy sản hướng tới trong tương lai. Tôm sú, tôm thẻ chân trắng, tôm hùm,… đây là một số loài tôm biển được nuôi chính ở nước ta hiện nay, bên cạnh đó tôm tít là loài tôm rất có triển vọng nhưng vẫn chưa được biết đến nhiều.

Tôm tít
• 10:10 05/07/2023

Lịch sử nuôi trồng thủy sản

Cùng Tép Bạc tìm hiểu trong khoảng một thập kỷ qua, đã có những sự gia tăng và phát triển nào trong nuôi trồng thủy sản trên toàn cầu.

Nuôi tôm
• 16:51 04/07/2023

Loài tôm lạ tuy nhỏ bé nhưng tác động lớn tới khí hậu toàn cầu

Nam Cực là một trong những lục địa xa nhất nằm ở phía Nam của Trái đất. Và một trong những loài vật được tìm thấy ở Nam Cực đã thay đổi hoàn toàn sự hiểu biết của các nhà khoa học chính là tôm Krill. Vì sao họ lại nhận định như vậy?

Tôm Krill
• 11:05 23/11/2022

Google sử dụng AI theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô

Google đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để giúp các nhà khoa học sàng lọc các đoạn âm thanh ghi âm dưới đại dương trong một dự án nhằm theo dõi "sức khỏe" của các rạn san hô thông qua những âm thanh này.

San hô
• 11:20 14/11/2022

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 1161/QĐ-UBND ngày 04/4/2024 về Kế hoạch Chuyển đổi một số nghề khai thác hải sản ảnh hưởng đến nguồn lợi và môi trường sinh thái trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024 – 2030, Kế hoạch này do Sở Nông nghiệp và PTNT Bình Định chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố ven biển triển khai thực hiện.

Tàu thuyền
• 11:43 18/04/2024

Chiết xuất Yucca giúp tăng cường sức khỏe vật nuôi, cải thiên chất lượng nước ao nuôi

Cây Yucca schidigera thuộc họ Agavaceae là dòng cây bản địa ở sa mạc Mojave và sa mạc Sonoran thuộc đông nam California, ở nam Nevada, tây Arizona. Mặt khác, nó cũng là loài bản địa ở Mexico.

Cây Yucca
• 13:34 23/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 13:34 23/04/2024

Ra khơi đi tìm kho báu dưới đáy biển

Trào lưu "ra khơi tìm kho báu"  đang xuất hiện rầm rộ và làm dậy sóng cộng đồng mạng những ngày qua, kho báu này có xác thực hay không thì còn là một ẩn số. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, Tép Bạc sẽ giúp bạn đọc 4 kho báu có thật dưới lòng đại dương. Mời bạn đọc cùng tham khảo nhé!.

Lặn biển
• 13:34 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 13:34 23/04/2024

Rong xuất hiện nhiều trên vuông nuôi tôm

Hàng năm vào những thời điểm giao mùa, điều kiện thời tiết thường diễn biến phức tạp, không thuận lợi cho tôm nuôi phát triển, nguy cơ rủi ro và thiệt hại về dịch bệnh trên tôm nuôi là rất cao. Đặc biệt ở ao nuôi tôm quảng canh, rong xuất hiện rất nhiều và gây ra các ảnh hưởng trực tiếp đến vật nuôi dưới ao.

Rong tảo dày đặc
• 13:34 23/04/2024