Quản lý thức ăn để cắt giảm chi phí nuôi trồng thủy sản

Quản lý thức ăn bao gồm kiểm soát chất lượng thức ăn và cách sử dụng thức ăn, là giải pháp giúp giảm chi phí giá thành sản phẩm.

cho cá tra ăn
Quản lý chi phí thức ăn là yếu tố then chốt để giảm giá thành NTTS. Ảnh: Minh Chơn | Báo Thanh Niên

Chi phí thức ăn là yếu tố chính quyết định giá thành của sản phẩm nuôi trồng thủy sản. Giá thành của thức ăn chiếm trên 60% đối với nuôi tôm hoặc trên 80% đối với nuôi cá tra thì người nuôi sẽ hòa vốn hoặc không có lãi.

Chất lượng thức ăn

Thức ăn tốt, chất lượng cao là thức ăn chế biến đúng thành phần, đủ chất, đủ lượng, quá trình phối chế khoa học, vệ sinh, hệ số thức ăn thấp.

cho cá ăn
Cần lựa chọn thức ăn có chất lượng cao. Ảnh: Greg Newman | Pixabay.

Bên cạnh đó, thức ăn chất lượng tốt nhưng phải có cách cho ăn khoa học, hợp lý, phù hợp với giai đoạn phát triển của tôm cá, phù hợp với trạng thái sinh hoạt của tôm cá, không thiếu, không thừa vừa thúc đẩy tôm cá lớn nhanh vừa bảo vệ được môi trường ao nuôi, không gây ô nhiễm, không gây lãng phí dẫn đến đội giá thành của tôm, cá lên cao là không kinh tế.

Cách sử dụng thức ăn

Cách sử dụng thức ăn là một vấn đề nan giải, gồm có: Khẩu phần ăn hàng ngày và cách cho ăn. 

Khẩu phần ăn hàng ngày: Tùy theo đối tượng nuôi (tôm, cá), giai đoạn giống khẩu phần ăn 5 - 8 % khối lượng cơ thể; giai đoạn thương phẩm khẩu phần ăn 1 – 4 % khối lượng cơ thể.

thức ăn cá lồng biển
Cân đối khẩu phần ăn hàng ngày theo từng đối tượng nuôi. Ảnh: taku_s

Cách cho ăn:

Không cho tôm, cá ăn khi: Thức ăn kém phẩm chất, bị mốc; Trời đang mưa to, gió lớn; Tôm, cá đang nổi đầu do thiếu oxy hòa tan, các chất độc vượt ngưỡng cho phép; Tôm đang lột xác. 

Ao sử dụng quạt nước phải dừng hoạt động khi tôm, cá ăn. Hệ thống sục khí đáy ao, khi cho ăn vẫn sục khí bình thường.

Giai đoạn chuyển tiếp giữa hai số thức ăn (cỡ hạt thức ăn) cần có sự phối trộn giữa hai số trước 2 - 3 ngày khi chuyển hẳn sang thức ăn số mới. Kiểm tra khối lượng trung bình bằng cách bắt trên 30 - 100 con cân và tính khối lượng trung bình trên con.


Cần có giai đoạn chuyển tiếp giữa các cỡ hạt thức ăn. Ảnh: ivan68

Ví dụ vùng nuôi tôm thâm canh tại Sóc Trăng một hộ nuôi tôm khẩu phần ăn hàng ngày 200 kg thức ăn viên công nghiệp cho 2 ao nuôi tôm chân trắng thương phẩm, họ dự đoán dưới 2 ao có khoảng 2 tấn tôm. Tính theo khẩu phần ăn hàng ngày 4 %, thực ra lượng thức ăn chỉ cần 80 kg; khi kiểm tra nước ao NO2>5mg/L, tôm yếu chậm lớn.

Một ví dụ khác, vùng nuôi tôm thâm canh tại Quỳnh Lưu, Nghệ An một hộ nuôi tôm khẩu phần ăn hàng ngày 120 kg thức ăn viên công nghiệp cho ao nuôi tôm chân trắng thương phẩm, họ dự đoán dưới ao có khoảng 1 tấn tôm. Tính theo khẩu phần ăn hàng ngày 4%, thực ra lượng thức ăn chỉ cần 40 kg; khi kiểm tra nước ao NO2>5mg/L, tôm yếu chậm lớn.

Theo quy định của quy trình nuôi tôm tôm canh NO2<0,25mg/L. Đây chính là nguyên nhân làm cho hệ số thức ăn tăng cao.


Thành hay bại phần nhiều dựa vào thức ăn và cách cho ăn. Ảnh: taku_s

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của việc nuôi tôm, cá là thức ăn. Vì vậy người nuôi cần cho tôm ăn các loại thức ăn nằm trong danh mục thức ăn được phép lưu hành tại Việt Nam, có nhãn hàng hóa đầy đủ theo quy định về ghi nhãn hàng hóa và được bảo quản theo hướng dẫn ghi trên nhãn hàng hóa.

Sử dụng loại thức ăn tùy thuộc cỡ tôm, tỷ lệ cho ăn và số lần cho ăn trong ngày thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc cơ quan quản lý nhà nước. Không sử dụng thức ăn đã hết hạn sử dụng. Trong các ao nên để các sàng chứa thức ăn, hàng ngày kiểm tra lượng thức ăn để điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp.

Đăng ngày 08/06/2022
Bùi Quang Tề @bui-quang-te
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 11:10 14/11/2024

Tiêu chuẩn chất lượng thức ăn trong nuôi tôm: Yếu tố quan trọng để đảm bảo hiệu quả và sức khỏe

Thức ăn không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng mà còn là nền tảng để tôm tăng trưởng, phát triển hệ miễn dịch, và đạt đến kích cỡ thương phẩm. Để đạt được mục tiêu này, người nuôi cần nắm rõ các tiêu chuẩn chất lượng thức ăn và cách kiểm soát chúng trong suốt quá trình nuôi.

Tôm thẻ
• 11:10 14/11/2024

Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình nuôi cá điêu hồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

Nuôi thương phẩm cá điêu hồng trong lồng gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm là một mô hình khá hiệu quả, giúp gia tăng giá trị sản phẩm và đảm bảo sự bền vững cho người nuôi. Mô hình này kết hợp giữa việc nuôi cá và các hoạt động tiêu thụ, cung cấp cho người nuôi một thị trường ổn định và giảm thiểu rủi ro về giá cả hay tiêu thụ sản phẩm. Dưới đây là các giải pháp cần lưu ý khi thực hiện mô hình này

Cá điêu hồng
• 11:10 14/11/2024

Sự hỗ trợ nhau ở các bộ phận trên cơ thể tôm

Mỗi bộ phận của tôm, từ vỏ ngoài cứng cáp đến các cơ quan tiêu hóa, hô hấp và bài tiết, đều giữ vai trò riêng biệt nhưng lại không thể hoạt động một cách độc lập. Sự liên kết này giúp tôm bảo vệ bản thân trước các mối nguy, tận dụng dinh dưỡng và duy trì sức khỏe.

Tôm thẻ chân trắng
• 11:10 14/11/2024

Chuyển giao kỹ thuật nuôi biển công nghiệp

Từ ngày 12 – 15/11/2024, tại thành phố Nha Trang, Tổng cục Thuỷ sản phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Văn phòng điều phối nông thôn mới Trung ương, Đại học Cần Thơ, Đại học Nha Trang và Quỹ Thiện tâm (Tập đoàn Vingroup).

Ông Trần Đình Luân
• 11:10 14/11/2024
Some text some message..