Quản lý và phòng bệnh trong nuôi tôm nước lợ

Nhằm thông tin và đưa ra các giải pháp khắc phục hiện tượng tôm chết sớm do bệnh hoại tử gan tụy trên tôm nước lợ trong những tháng cuối năm 2013, ngày 14 tháng 06 năm 2013, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Trà Vinh tổ chức cuộc Tọa đàm về chuyên đề quản lý và phòng bệnh trong nuôi tôm nước lợ tại hội trường nhà văn hóa xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh.

toa dam benh tom nuoc lo
Tọa đàm chuyên đề quản lý và phòng bệnh trong nuôi tôm nước lợ  tại hội trường nhà văn hóa xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh

dai bieu tham du toa dam
Hơn 100 đại biểu đã đến tham gia buổi tọa đàm

Đến tham dự buổi tọa đàm có PGS.TS Trương Quốc Phú - trưởng khoa Thủy sản; PGS.TS Đặng Thị Hoàng Oanh - trưởng bộ môn bệnh học, khoa Thủy sản, trường Đại học Càn Thơ là diễn giả chính của Tọa đàm; ông Phạm Minh Truyền - Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; ông Trần Văn Dũng - Chi cục trưởng Chi cục Nuôi trồng Thủy sản; ông Nguyễn Văn Phùng - phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông tham gia diễn giả và còn có hơn 100 đại biểu là lãnh đạo phòng Nông nghiệp 4 huyện ven biển, lãnh đạo UBND xã Mỹ Long Nam, cán bộ kỹ thuật Chi cục Nuôi trồng Thủy sản, Trung tâm Khuyến nông, các viên chức về công tác ở các xã, bà con nông dân nuôi tôm nước lợ của tỉnh và báo, đài đến đưa tin.

Sau khi nghe PGS.TS Đặng Thị Hoàng Oanh báo cáo đề dẫn về tác nhân chính gây ra bệnh hoại tử gan tụy cấp trên tôm sú và tôm chân trắng các đại biểu tham dự Tọa đàm đã có nhiều ý kiến trao đổi và được các diễn giả trả lời và hướng dẫn các biện pháp khắc phục bệnh chết sớm trên tôm nuôi xung quanh các nội dung sau:

1. Về chọn giống: nên chọn giống không có mang vi khuẩn Vibrio;

2. Về cải tạo ao: phải phơi đáy ao và tiệt trùng đáy ao bằng vôi hoặc hóa chất;

3. Về quản lý môi trường: phải có ao lắng xử lý nước, xử lý ô nhiễm hữu cơ, tiệt trùng và gây màu nước trước khi thả giống. Trong quá trình nuôi nên duy trì được các yếu tố môi trường nước thích hợp như: Oxy cao lớn hơn 4 mg/lít, pH thấp dưới 8,5, độ mặn thấp dưới 20% , nhiệt độ thấp và các khí độc như H2S, NH3, CO2, CH4 nằm trong khoảng cho phép.

4. Không nên diệt khuẩn thường xuyên trong ao nuôi để tiêu diệt vi khuẩn Vibrio, mà phải xử lý bằng biện pháp sinh học dùng các chế phẩm sinh học có chất lượng tốt bổ sung vào ao nuôi để lấn áp vi khuẩn có hại, bổ sung mật đường để cung cấp dưỡng chất cho vi khuẩn có lợi phát triển, kết hợp nuôi cá rô phi hoặc các loài cá ăn lọc khác trong ao nuôi để duy trì mật độ vi khuẩn có lợi. Nếu cần diệt khuẩn thì nên chọn gần cuối chu kỳ phát triển của vi khuẩn, thông thường khoảng sau 10 ngày từ ngày nuôi cấy vi khuẩn và sau đó phải bổ sung vi khuẩn có lợi vào ao nuôi.

5. Khoáng vi lượng và đa lượng nên bổ sung định kỳ, áp dụng cho tất cả các giai đoạn tôm nuôi từ tôm giống đến tôm lớn mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng.

6. Nên bổ sung vitamin C vào nước để giảm pH, sử dụng Zeolite nguyên liệu dạng bột để giãm mật độ tảo và các khí độc trong ao.

Với những giải pháp mà các diễn giả đã hướng dẫn, trong các tháng cuối năm 2013 dự đoán giá tôm thương phẩm sẽ ổn định và ở mức cao, bà con nông dân nên áp dụng cho ao nuôi của mình một cách hợp lý và hiệu quả, hạn chế thấp nhất thiệt hại, mang lại hiệu quả kinh tế để bù đấp lại thiệt hại trong năm 2012.

SNN & PTNN Trà Vinh
Đăng ngày 28/06/2013
Minh Truyền
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 04:04 12/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 04:04 12/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 04:04 12/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 04:04 12/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 04:04 12/01/2025
Some text some message..