Quảng Bình: Các chủ hồ tôm mong nước biển an toàn để khôi phục sản xuất

Rất nhiều người nuôi tôm tại Quảng Bình đã cảm thấy hài lòng với định mức đền bù thiệt hại do ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển Formosa. Tuy nhiên, băn khoăn lớn nhất với họ hiện nay là độ an toàn của nước biển.

anh huong formosa
Do ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển Formosa xảy ra từ tháng 4 vừa qua, nhiều hộ nuôi tôm đã hứng chịu thiệt hại nặng

Do ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển Formosa xảy ra từ tháng 4 vừa qua, rất nhiều hộ nuôi trồng thủy sản tại một số tỉnh miền Trung đã phải hứng chịu thiệt hại nặng nề. Tại Quảng Bình đã có hơn 1.500 ha nuôi trồng thủy sản bị ảnh hưởng với tổng thiệt hại trên 300 tỷ đồng.

Xã Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình có trên 100 hộ dân nuôi tôm, do ảnh hưởng từ sự cố môi trường biển, rất nhiều hộ đã phải chịu thiệt hại nặng vì tôm chậm lớn và chết hàng loạt, có những hộ dân mất trắng hơn nửa tỷ đồng.

Theo định mức bồi thường thiệt hại mà Thủ tướng Chính phủ đã ban hành, các hộ nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ sẽ được đền bù tùy theo thời gian, mật độ và hình thức nuôi trồng. Theo đó, tôm thẻ chân trắng sẽ được đền bù từ 8 đến 44 nghìn đồng/m2, tôm sú là từ 6 đến 21 nghìn đồng/m2.

Anh Ngô Văn Hùng, trú tại xã Hải Ninh cho biết, gia đình anh có đầu tư thuê trên 1ha đất tại xã Ngư Thủy Bắc, huyện Lệ Thủy để nuôi tôm thẻ chân trắng, tuy nhiên do nhiễm độc từ nguồn nước biển, tôm của gia đình anh xảy ra tình trạng chậm lớn và chết hàng loạt.

“Thiệt hại của gia đình tôi là gần 600 triệu đồng, vừa qua chúng tôi có nhận được mức đền bù là trên 44 nghìn đồng cho 1m2, với mức đền bù này chúng tôi cũng sẽ nhận được trên 400 triệu đồng, chúng tôi thấy rằng mức đền bù này là hợp lý”, anh Hùng nói.


Nhằm tránh những ảnh hưởng từ nước biển, các hộ nuôi tôm đã đầu tư xây dựng nhiều bể lọc nước cũng như tăng thêm các biện pháp xử lý nước bằng vi sinh, khử clo để đảm bảo an toàn

Không chỉ gia đình anh Hùng, nhiều hộ nuôi tôm ở đây cũng đồng tình với mức đền bù được quy định. Tuy nhiên, băn khoăn và lo ngại lớn nhất với họ lúc này chính là mức độ an toàn của nước biển.

Trao đổi về vấn đề này, ông Ngô Văn Thủy, Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Bắc cho biết: “Trên địa bàn toàn xã có 42 chủ hộ nuôi tôm với diện tích trên 20 ha đất, chủ yếu là người từ nơi khác đến thuê đất. Vừa rồi, chúng tôi đã trả tiền đền bù đợt 1 cho 18 hộ, những hộ còn lại sẽ tiếp tục chi trả trong thời gian tới”.

Nhằm tránh những ảnh hưởng từ nước biển, các hộ nuôi tôm đã đầu tư xây dựng nhiều bể lọc nước cũng như tăng thêm các biện pháp xử lý nước bằng vi sinh, khử clo để đảm bảo an toàn. “Mức đền bù chúng tôi không có thắc mắc gì, tuy nhiên chúng tôi mong muốn chính quyền rà soát kỹ hơn về diện tích thiệt hại để đảm bảo minh bạch, công bằng, ngoài ra cũng rất mong các cấp chính quyền sẽ có chính sách hỗ trợ lãi suất vay vốn cũng như hỗ trợ đầu ra để chúng tôi yên tâm sản xuất”, anh Trương Thanh Duy, một hộ nuôi tôm bày tỏ.


Các chủ hồ tôm đều mong muốn nước biển an toàn để hồi phục nuôi trồng

Ông Phạm Văn Liệu, Chủ tịch UBND xã Hải Ninh cho biết: “So với cùng thời điểm này năm ngoái thì số hộ nuôi tôm trên địa bàn xã Hải Ninh đã giảm đi đáng kể, cũng vì các hộ nuôi còn lo sợ sau sự cố môi trường biển vừa qua. Ngoài ra, cũng do hứng chịu thiệt hại nên họ rất khó khăn về nguồn vốn để đầu tư. Hiện nhiều hộ nuôi tôm trên địa bàn xã đang có ý định sẽ nuôi trở lại khi nhận được tiền bồi thường”.

Việc phải chịu cảnh tôm chết hàng loạt vì nguồn nước biển thời gian qua khiến rất nhiều hộ nuôi trồng đau đáu nỗi lo khi tiếp tục đầu tư thả giống, mong muốn của người nuôi tôm lúc này là nguồn nước biển đạt chỉ tiêu an toàn, để khi cấp vào hồ không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của tôm.

Bên cạnh đó, nhiều hộ nuôi tôm ở đây cũng bày tỏ mong muốn sẽ có một địa chỉ kiểm định chất lượng nguồn nước để họ có thể kiểm tra độ an toàn của nước trong hồ nuôi, nhằm yên tâm khi thả giống và có biện pháp xử lý kịp thời khi gặp sự cố về môi trường.

Dân Trí
Đăng ngày 25/11/2016
Tiến Thành
Môi trường

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 12:53 08/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 12:53 08/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 12:53 08/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 12:53 08/11/2024

Xu hướng tôm sinh thái: Tiềm năng mở rộng thị trường châu Âu và Mỹ

Trong bối cảnh người tiêu dùng tại Châu Âu và Mỹ ngày càng quan tâm đến sức khỏe và môi trường, tôm sinh thái nổi lên như một lựa chọn bền vững trong ngành thủy sản. Sản phẩm này không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe về môi trường, mà còn mang đến lợi ích rõ rệt cho sức khỏe.

Tôm sú
• 12:53 08/11/2024
Some text some message..