Quảng Bình ngóng... lũ

Chiều cuối tháng 11 vẫn còn vương nắng. Ông Nguyễn Kỹ (83 tuổi) ở xã Gia Ninh, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) ra đứng trước đường làng, nheo nheo mắt nhìn ra sông Kiến Giang rồi thắc thỏm: “Sao mà kỳ lạ vậy hè. Đến bây chừ mà chưa thấy cơn lụt nào là sao vậy ông trời. Không khéo mùa mang năm ni thất bát mất thôi...”.

Không có lũ, nông dân Quảng Bình sẽ gặp nhiều khó khăn trong SX
Không có lũ, nông dân Quảng Bình sẽ gặp nhiều khó khăn trong SX

Lo lũ không về

Cũng như ông Kỹ, nhiều cụ lão nông cao niên trong xã cũng đều thắc mắc là vì sao chẳng thấy lũ lụt về như mọi năm. "Nếu tính từ lúc tui lên 6 tuổi, đi chăn được trâu cho tới chừ là gần 80 năm, chưa có năm nào lạ lùng như năm nay. Những năm trước, nhiều thì 3 - 4 cái lũ lớn nhỏ về, ít thì cũng được 1 cái. Nhưng năm nay tiệt hề. Ai cũng trong chờ vì không có lũ là nhiều cái khó đang chờ chực đó rồi”, cụ Kỷ nói thêm.

Hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy nơi được đặt tên cho câu “Nhất Đồng Nai, nhì hai huyện” về đất đai canh tác rộng và có độ phì nhiêu từ phù sa trong lũ. Thông thường, sau vụ HT là bà con cất hái liềm và chuẩn bị thuyền bè, lưới đăng để chờ lũ. Hết tháng 9 âm lịch mà chưa thấy lũ về là bà con lại đợi tiếp cơn lũ chót vào đầu tháng 10 âm lịch. Vì thế mà có câu ca: “Ông tha nhưng bà chẳng tha. Bà cho cái lụt mồng ba tháng mười”.

“Bây chừ qua hơn nữa tháng mười rồi. Bông lau sặt nở trắng cả chục ngày nay thì theo kinh nghiệm của ông bà hết lũ là chắc rồi”, ông Kỷ nói.

Người dân các huyện, Lệ Thủy, Quảng Ninh đã quen cảnh sống chung với lũ, nên khi "vắng" lũ thì cuộc sống cũng ít nhiều bị xáo trộn. Cái tâm lý có lũ cũng vất vả, nhưng không có lũ lại càng vất vả hơn như đã ăn vào tâm trí hàng chục đời người.

Ông Võ Doãn Dực, Trưởng thôn Hoành Vinh (xã An Ninh, huyện Quảng Ninh) nơi có gần 400 ha trồng lúa 2 vụ nằm tiếp giáp với vùng đất Ông Đồng rộng mấy ngàn héc ta của các xã khác như đang trong cảnh “đứng ngồi không yên”.

Xòe bàn tay to bè, sần lên vì lao động, ông bật lên từng ngón “phân tích” cái khó khăn mà nông dân đang chuẩn bị đương đầu: “Thứ nhất mất đi lượng phù sa, thau chua rửa mặn thì nông dân tui phải tăng thêm vật tư phân bón cho lúa.

Thứ hai là cỏ chim, cỏ chóc không bị lũ ngập nên phát triển mạnh nên phải tăng thêm 2 lần phun thuốc trừ cỏ, với lại sâu bệnh sẽ nhiều hơn nên việc BVTV cũng khó hơn. Điều đáng lưu tâm nữa là sẽ phải đối mặt với nạn dịch chuột phá hại vì có lũ chuột chết nhiều, phần bị người bắt”.

Cũng theo ông Dực, việc lũ về mang theo một lượng thủy sản lớn bổ sung đáng kể vào nguồn thu nhập cho gia đình. “Sau lũ, nhiều loại cá, tôm tự nhiên có giá trị sẽ được đưa về đồng bằng và sinh sôi nảy nở tạo nên những vựa cá, tôm, cua đồng... cho người nông dân. Không có lũ thì lượng tôm cá này sẽ giảm đi hơn phân nửa, không chỉ giảm chất lượng bữa ăn hàng ngày mà cho thấy rõ mất thu nhập khá lớn cho người dân”, ông Dực chia sẻ thêm.

Bà Lê Thị Bông ở thôn Đại Phong, xã Phong Thủy (Lệ Thủy) cho rằng theo kinh nghiệm, mùa mưa hàng năm thường gói gọn trong khoảng từ tháng 8 đến hết tháng 10 âm lịch. Cho đến mốc là ngày 23-10 âm lịch được xem là đợt mưa kết thúc cho cả mùa mưa, sau thời điểm đó thì không thể có lũ lụt nữa.

Bà nói, đã mấy chục năm qua chưa hề thấy năm nào mà đến thời điểm này vẫn chưa có lũ. Cùng chung nỗi lo của người nông dân trước sự thất thường của thời tiết, bà còn lo đến cái chuyện “bếp núc” hàng ngày.

“Bà con vùng trũng Lệ Thủy cũng nhờ có lũ mà vớt được củi, rều từ rừng trôi về làm củi đun. Gom lại cũng lo được nữa năm hoặc vài tháng, có củi dành nấu bánh chưng dịp Tết. Nay không có thì cũng mất kha khá tiền để mua than, củi. Thật là cũng trăm đường khổ vì thiếu lũ”, bà Bông than vãn.

Hồ đập cũng ngóng mưa

Không chỉ người nông dân mà cả những hồ, đập thủy lợi, cũng đang trong tình trạng ngóng mưa. Theo số liệu từ Chi cục Thủy lợi & phòng chống lụt bão Quảng Bình, hiện tất cả các hồ, đập lớn nhỏ trong tỉnh đều đang trong tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.

Nguyên nhân chưa có đợt mưa nào lớn để cung cấp, tích đủ nước cho các hồ chứa. Không chỉ những hồ đập nhỏ, chưa được đầu tư hoàn chỉnh mà kể cả những hồ lớn như Vực Nồi cũng chỉ tích được 37% so với dung tích thiết kế, hồ Đồng Ran tích được 41%; hồ Cẩm Ly tích được 45%, hồ Phú Hòa tích được 56% so với dung tích thiết kế...

Ông Trần Xuân Tiến, Trưởng phòng Thủy lợi, Chi cục Thủy lợi & PCLB cho biết: “Vào thời điểm này năm trước tất cả các hồ đập đều đã tích đầy nước. Nhưng năm nay nhìn chung chỉ mới hơn một nửa. Nhiều hồ đập có dung tích nhỏ nằm ở các xã vùng cao hầu như đều trong tình trạng thiếu nước. Trong khi đó lượng nước này sẽ phục vụ tưới tiêu cho hầu hết diện tích nông nghiệp của toàn tỉnh. Do đó, nguy cơ thiếu nước tưới cho vụ hè thu sang năm là rất cao”.

Ông Phạm Hữu Thảo, Phó Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy: Hằng năm, lượng mưa trung bình của Quảng Bình khoảng 3.000 -3.500 mm. Từ đầu năm đến nay, chỉ đạt được trên 2.100 mm. Vì vậy, những tháng cuối năm sẽ có mưa lớn hoặc mưa kéo dài, là điều bất lợi lớn cho SX. Giống gieo trồng không nảy mầm hoặc chết rét phải gieo lại lần 2, lần 3...”.

http://nongnghiep.vn
Đăng ngày 21/11/2012
QUANG BÌNH- LAN CHI
Môi trường

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Công nghệ “sông trong ao” nuôi cá trắm cỏ ở Việt Nam

Ngày 24/4/2024, Tép Bạc có bài giới thiệu công nghệ nuôi cá “sông trong ao” (IPRS) do các chuyên gia thủy sản của Hội đồng xuất khẩu đậu nành Hoa Kỳ thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, trong đó ở Việt Nam từ năm 2017.

Cá trắm cỏ
• 15:43 04/05/2024

Khả năng tái tạo cơ thể kỳ diệu của sên biển

Năm 2021, một nhóm nghiên cứu ở Nhật Bản đã phát hiện một loài sên biển thuộc họ sacoglossans có khả năng tự tái tạo phần cơ thể đã mất đi chỉ trong khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Sên biển
• 15:43 04/05/2024

Cá nhám phơi: Loài cá to lớn có tính tình thân thiện

Sở hữu thân hình to lớn và có phần kỳ dị, nhưng cá nhám phơi lại là một sinh vật biển có tính tình rất hiền lành và thân thiện.

Cá nhám
• 15:43 04/05/2024

Xuất khẩu nông lâm thủy sản tăng mạnh trong 4 tháng đầu năm

Theo Bộ Nông nghiệp và PTNT, 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản ước đạt 19,06 tỷ USD, tăng 23,7% so với cùng kỳ năm 2023. Cùng với đó, nhập khẩu nông lâm thủy sản đạt 14,32 tỷ USD. Như vậy, giá trị xuất siêu ngành đạt được 4 tháng là 4,74 tỷ USD, tăng 71,5%.

Tôm thẻ
• 15:43 04/05/2024

Tạt vi sinh cho ao tôm

Trong nuôi tôm, vi sinh mang đến rất nhiều lợi ích cho ao nuôi cũng như vật nuôi sinh trưởng. Nhưng liệu bạn có đang hiểu rõ và sử dụng chúng đúng cách để giúp phát huy hết năng lực của vi sinh mang đến. Cùng Tép Bạc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Ao nuôi tôm
• 15:43 04/05/2024