Quảng Bình: Xử lý dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi

Thời gian qua, do điều kiện thời tiết không thuận lợi, nắng nóng xuất hiện cao điểm liên tục đã làm bệnh đốm trắng ở tôm xuất hiện tại một số địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Trong tháng 5, diện tích tôm bị bệnh trên địa bàn toàn tỉnh là 25,48 ha tại 31 ao của 25 hộ trên 7 xã, phường thuộc 5 huyện, thị xã, thành phố. Trong đó huyện Lệ Thủy 0,3 ha; Thị xã Ba Đồn 22,45 ha; huyện Bố Trạch 1,13 ha; Thành phố Đồng Hới 0,4ha; huyện Quảng Ninh 1,2ha…

kiểm tra tôm
Kiểm tra mẫu tôm tại huyện Quảng Ninh

Trước tình hình đó, Phòng Kỹ thuật Nuôi trồng Thủy sản (Sở Nông nghiệp và PTNT) đã tích cực cử cán bộ về cơ sở kiểm tra, chỉ đạo nuôi trồng thủy sản, nhất là quy trình nuôi tôm; chỉ đạo xử lý triệt để diện tích ao nuôi tôm bị bệnh đốm trắng, hạn chế lây lan. Đồng thời, Chi cục Thú y chủ động tăng cường công tác kiểm tra tôm nuôi để có biện pháp xử lý kịp thời. Hiện nay, Chi cục Thú y Quảng Bình đã phối hợp với Phòng Nông nghiệp các huyện, thành phố, thị xã cùng các địa phương  xử lý những ao nuôi bị bệnh, tổ chức kiểm tra, giám định mẫu, phổ biến cách phòng trị bệnh tôm cho bà con.

Bên cạnh đó, ngành nông nghiệp cũng khuyến cáo người dân thường xuyên theo dõi các yếu tố môi trường ao nuôi để có biện pháp điều chỉnh, xử lý kịp thời; tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học, hạn chế dùng hóa chất diệt khuẩn, nhằm ổn định môi trường nước. Đồng thời, cho tôm nuôi ăn đúng khẩu phần, bổ sung các loại vitamin, khoáng chất, vi lượng để tăng sức đề kháng cho tôm nuôi. Cùng đó, người nuôi cũng cần thường xuyên nắm bắt các thông tin diễn biến về dịch bệnh để có biện pháp phòng ngừa thích hợp như thay nước, tăng tần suất kiểm tra tôm nuôi.

Đối với những ao nuôi phát hiện tôm có dấu hiệu như: ăn nhiều một cách bất thường hoặc giảm ăn, có đốm trắng trên vỏ, đỏ thân, đen mang, bơi lờ đờ, không định hướng… cần báo ngay với cán bộ thú y các cấp để lấy mẫu xét nghiệm, nhằm xác định nguyên nhân gây bệnh và xử lý kịp thời để tránh gây thiệt hại trong vụ nuôi.

Khuyến Nông Việt Nam, 04/06/2015
Đăng ngày 08/06/2015
Võ Đại Chung - Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư Quảng Bình
Dịch bệnh

Hiện tượng cong thân, đục cơ trên tôm

Bệnh cong thân là bệnh lý phổ biến trong ngành nuôi tôm, thường bắt gặp nhiều nhất trên tôm thẻ chân trắng.

Tôm cong thân
• 10:16 11/03/2025

Tôm chết hàng loạt vì đâu? Sai sót phổ biến người nuôi hay mắc phải

Tình trạng tôm chết hàng loạt là một vấn đề nghiêm trọng gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này rất đa dạng, bao gồm các yếu tố về môi trường, dịch bệnh, và kỹ thuật nuôi trồng.

Tôm rớt đáy
• 10:07 20/02/2025

Ảnh hưởng của nấm đồng tiền đến năng suất nuôi tôm

Trong nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm, bệnh nấm đồng tiền từ lâu đã trở thành thách thức lớn đối với người nuôi. Loại bệnh này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm suy giảm sản lượng và gây tổn thất kinh tế nặng nề, đặt ra nhiều khó khăn trong việc duy trì hiệu quả sản xuất.

Nấm đồng tiền
• 10:17 11/02/2025

Khó khăn trong việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh EHP

Bệnh EHP là loại vi bào tử ký sinh trong gan tụy của tôm, không chỉ gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của tôm mà còn ảnh hưởng lớn đến năng suất và lợi nhuận của người nuôi. Dù đã có nhiều nghiên cứu và nỗ lực, việc phát triển thuốc đặc trị cho bệnh này vẫn gặp nhiều khó khăn.

Tôm
• 10:16 06/02/2025

Nghi vấn sản xuất thuốc, thức ăn thủy sản giả – Cơ quan chức năng vào cuộc

Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát Kinh tế (CSKT) Công an tỉnh An Giang phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản tỉnh cùng Công an phường Bình Khánh đã tiến hành kiểm tra một cơ sở sản xuất và phân phối thuốc, thức ăn thủy sản có dấu hiệu vi phạm pháp luật tại địa bàn thành phố Long Xuyên.

Thuốc, thức ăn
• 02:04 17/03/2025

Bệnh đỏ chân ở ếch: Cách phòng tránh để bảo vệ đàn ếch

Bệnh đỏ chân ở ếch là một trong những căn bệnh phổ biến, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tốc độ phát triển của đàn ếch nuôi. Nếu không có biện pháp phòng tránh và xử lý kịp thời, bệnh có thể lan rộng, dẫn đến thiệt hại lớn về kinh tế. Vậy bệnh đỏ chân ở ếch do đâu mà có? Làm thế nào để phòng ngừa và bảo vệ đàn ếch hiệu quả? Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây nhé!

Ếch nuôi
• 02:04 17/03/2025

Tiêu chuẩn ASC và BAP: Điều kiện và lợi ích khi tham gia

Ngành thủy sản Việt Nam đang vươn mình ra thế giới, và hai chứng nhận ASC cùng BAP chính là “tấm vé vàng” giúp nâng cao chất lượng, uy tín cho tôm, cá Việt trên thị trường quốc tế.

Tiêu chuẩn ASC và BAP
• 02:04 17/03/2025

Lợi ích của việc giảm phát thải trong ngành tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, góp phần đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản của đất nước. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ, ngành tôm cũng đối mặt với những thách thức lớn về môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải khí nhà kính và ô nhiễm nguồn nước. Việc giảm phát thải trong ngành tôm không chỉ mang lại lợi ích về môi trường mà còn góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế, đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và mở rộng thị trường xuất khẩu.

Nuôi tôm
• 02:04 17/03/2025

Cách làm nước ao trong hơn

Nước ao nuôi tôm trong, ổn định là yếu tố quan trọng để giúp tôm phát triển tốt, giảm bệnh tật và tăng hiệu quả nuôi. Nếu nước quá đục, nhiều bùn, tảo hoặc vi khuẩn có hại, tôm dễ bị stress và mắc bệnh. Dưới đây là những biện pháp giúp làm nước ao trong hơn, dễ áp dụng cho người nuôi tôm.

Ao tôm
• 02:04 17/03/2025
Some text some message..