Quảng Ngãi: Nước biển đổi màu bất thường, nhiều người lo lắng

Mấy ngày qua, người dân một làng biển ở Quảng Ngãi tỏ ra hoang mang khi nước biển ở đây đổi màu, đục một cách bất thường.

Nước biển đổi màu
Nước biển đổi màu bất thường ở Quảng Ngãi. Ảnh: nld.mediacdn.vn

Chiều 27-10, ông Lê Văn Nguyên - Chủ tịch UBND xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi - cho biết mấy ngày qua, nước biển ở khu vực xóm Châu Tân, thôn Châu Me, xã Bình Châu đổi màu sẫm đen, khiến nhiều người dân lo lắng. 

"Địa phương đã kiểm tra và báo cáo cấp trên. Nhiều khả năng nước biển đổi màu có thể do đang vào mùa bão lũ, thường xuyên có triều cường dâng cao, cuốn theo nhiều chất bẩn ra biển, cũng có thể do hoạt động của các hồ nuôi tôm gần đó" - ông Nguyên nói.

Đường ống xả thảiĐường ống xả thải từ hồ nuôi tôm ra biển. Ảnh: nld.mediacdn.vn

Theo ghi nhận của phóng viên, một đoạn khoảng 700 m dọc bờ biển qua xóm Châu Tân, nước biển đổi màu nâu đen, đục ngầu bất thường, trên mặt nước xuất hiện bọt dày đặc và bốc mùi khác lạ. Đáng chú ý, nước biển đổi màu chỉ xuất hiện khi sóng đánh cách bờ 100-200m, còn khu vực cách bờ từ 300 m thì vẫn trong xanh.

Bọt biển dàyBọt biển vón cục, đổi màu sẫm đen. Ảnh: nld.mediacdn.vn

Nhiều người dân sống dọc bờ biển cho biết hiện tượng nước đổi màu vẩn đục xuất hiện hơn 3 ngày qua và ngày càng đậm màu hơn. "Khu vực biển Châu Tân lâu nay rất trong xanh và sạch sẽ nên thu hút nhiều du khách đến tham quan, tắm biển. Đây là lần đầu tiên nước biển khu vực này đổi màu bất thường" - một người dân địa phương cho biết.

Tại khu vực biển Châu Tân, trước đây UBND tỉnh Quảng Ngãi đã cho HTX Nông nghiệp 3 Bình Châu thuê 9,8 ha để đầu tư dự án nuôi tôm trên cát. Các hồ tôm này từng xả thải ra biển gây ô nhiễm môi trường. Do đó, tỉnh đã có quyết định thu hồi toàn bộ diện tích nuôi tôm dọc bờ biển để phát triển các dự án du lịch.

Báo Người Lao Động
Đăng ngày 28/10/2022
T. Trực
Môi trường

Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản

Men vi sinh (probiotic) là các vi sinh vật có lợi, khi được bổ sung vào môi trường nuôi trồng thủy sản, giúp cải thiện chất lượng nước, nâng cao sức khỏe của động vật thủy sản và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh.

Ao nuôi tôm
• 10:55 20/11/2024

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bản chất pH ao nuôi tôm và cách xử lý

Các kỹ sư thường tư vấn bà con việc kiểm tra pH đều đặn ngày 2 lần. Tuy nhiên nếu kiểm soát được môi trường tốt, nuôi được tảo có lợi chiếm ưu thế thì pH ao tôm sẽ được ổn định và hạn chế dao động. Việc hiểu bản chất sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng quan và điều chỉnh pH theo ý muốn của mình được dễ dàng.

pH ao nuôi tôm
• 12:15 27/11/2024

Dấu hiệu tôm bệnh thể hiện ở ruột và gan

Trong quá trình nuôi tôm, bệnh tật là một trong những vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm. Một trong những dấu hiệu rõ rệt để nhận biết tôm có bệnh là sự thay đổi bất thường ở gan và ruột. Việc phát hiện sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có thể can thiệp kịp thời, từ đó giảm thiểu thiệt hại và duy trì sự phát triển khỏe mạnh cho tôm.

Gan tôm
• 12:15 27/11/2024

Tại sao sử dụng men vi sinh trong nuôi tôm không hiệu quả?

Men vi sinh đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nuôi tôm, với mục tiêu cải thiện sức khỏe tôm, phòng ngừa bệnh tật, và tối ưu hóa chất lượng môi trường nuôi. Tuy nhiên, một thực tế đáng tiếc là không phải lúc nào việc sử dụng men vi sinh cũng mang lại kết quả như kỳ vọng.

Men vi sinh
• 12:15 27/11/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 12:15 27/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 12:15 27/11/2024
Some text some message..