Quảng Ngãi: Quan trắc môi trường nuôi thủy sản còn hạn chế

Quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản (NTTS) là nhằm giúp người nuôi chủ động hơn trong phòng ngừa dịch bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế, người NTTS trên địa bàn tỉnh vẫn chưa được cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến lĩnh vực này.

Quảng Ngãi: Quan trắc môi trường nuôi thủy sản còn hạn chế
Nuôi tôm với diện tích lớn, nhưng không đầu tư hạ tầng xử lý nước thải, dẫn đến môi trường nuôi trồng thủy sản tại Đức Minh (Mộ Đức) bị ô nhiễm.

Dịch bệnh liên miên

Từng là vùng nuôi tôm trên cát lớn nhất tỉnh, với diện tích khoảng 100ha, nhưng thời gian qua người nuôi tôm ở Mộ Đức phần lớn đều bỏ hoang hồ do nhiều năm thua lỗ, vì tôm bị dịch bệnh. Theo đánh giá của Chi cục Thủy sản, vùng nuôi tôm Mộ Đức có diện tích lớn, nhưng chưa được đầu tư hạ tầng xử lý nước thải, nên người nuôi buộc phải xả nước thải trực tiếp ra môi trường, dẫn đến môi trường nuôi bị ỗ nhiễm. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến tôm nuôi bị dịch bệnh chết hàng loạt tại Mộ Đức trong những năm qua.

Ô nhiễm môi trường nước không chỉ khiến người nuôi tôm gặt “quả đắng”, mà nhiều người nuôi trồng các loại thủy sản khác như hàu Thái Bình Dương, cá biển... cũng lao đao. Tại vùng NTTS ngay chân cầu Thạnh Đức 2, xã Phổ Thạnh (Đức Phổ), nếu như năm 2013-2015, các hộ nuôi hàu Thái Bình Dương và cá biển như cá mú, cá bớp... luôn bội thu vì được mùa, được giá; thì từ năm 2016 đến nay, người dân liên tục thua lỗ, vì thủy sản chết hàng loạt.

Trong đợt kiểm tra hiện trường, lấy mẫu xét nghiệm tại khu vực này vào tháng 9.2016, Chi cục Thú y tỉnh đã xác định vùng nuôi này nằm gần các nhà máy chế biển thủy sản và ngay trong khu vực tàu thuyền neo đậu, lưu thông thường xuyên, dẫn đến chất lượng nguồn nước bị ô nhiễm do chất thải, rác thải và dầu. Đồng thời, khuyến cáo người dân nên thực hiện đồng bộ các biện pháp làm sạch môi trường nước, tăng cường oxy... để không tái diễn tình trạng cá chết bất thường.

Quan trắc môi trường còn hạn chế

Trước thực trạng môi trường NTTS ngày càng ô nhiễm; công tác quan trắc môi trường vùng NTTS đang trở thành nhiệm vụ cấp thiết, để người nuôi chủ động hơn trong sản xuất và phòng ngừa dịch bệnh. Đồng thời, từ kết quả quan trắc môi trường, cơ quan quản lý sẽ có căn cứ đánh giá tác động của hoạt động NTTS đến môi trường xung quanh và ngược lại; từ đó có định hướng quy hoạch phát triển nghề NTTS theo hướng bền vững.

Là hoạt động đóng vai trò then chốt trong NTTS, nhưng từ trước đến nay, tỉnh ta vẫn chưa thực hiện được việc quan trắc môi trường vùng NTTS. Được biết, tháng 9.2014, Tổng cục Thủy sản đã ban hành Công văn 2555 làm cơ sở để các địa phương xây dựng kế hoạch quan trắc môi trường trình UBND tỉnh phê duyệt kinh phí.

Trưởng phòng Nuôi trồng thủy sản (Chi cục Thủy sản) Lê Thị Ngọc Hà cho biết: Do khó khăn về kinh phí và thủ tục, nên đến tháng 9.2019, Chi cục mới bắt đầu phối hợp cùng các địa phương thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường phục vụ cho NTTS.

Đây cũng là lần đầu tiên Chi cục Thủy sản thực hiện việc quan trắc môi trường NTTS trên địa bàn toàn tỉnh. Việc lấy mẫu quan trắc sẽ được thực hiện tại các vùng nuôi tôm tập trung và vùng nuôi tôm hùm, cá biển tại huyện đảo Lý Sơn.

Cũng theo bà Lê Thị Ngọc Hà, từ tháng 9.2019, tần suất lấy mẫu quan trắc sẽ được thực hiện 1 lần/tháng, nhằm kiểm tra các thông số về môi trường, kết quả quan trắc sẽ được thông tin đến người dân thông qua cơ quan quản lý địa phương.

Báo Quảng Ngãi
Đăng ngày 10/09/2019
Ý Thu
Môi trường

Tổng hợp các phương pháp kiểm soát nguồn gốc chất thải

Kiểm soát nguồn gốc chất thải thủy sản đặc biệt là nuôi tôm là một khâu quan trọng trong quản lý chất thải, nhằm xác định nguồn phát sinh, loại chất thải, lượng chất thải và các thông tin liên quan khác. Các phương pháp này giúp chúng ta có những biện pháp xử lý và giảm thiểu chất thải hiệu quả hơn.

Nguồn gốc chất thải
• 09:42 14/11/2024

Tìm hiểu các loại vi sinh vật trong nước thải

Vi sinh vật trong nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất hữu cơ và làm sạch nước. Hiểu biết về các loại vi sinh vật này sẽ giúp chúng ta tối ưu hóa quá trình xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ nguồn nước.

Nước thải ao nuôi
• 09:38 12/11/2024

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 18:44 17/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 18:44 17/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 18:44 17/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 18:44 17/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 18:44 17/11/2024
Some text some message..