Quảng Ngãi: Tiêu hủy bắt buộc 21 hồ tôm bệnh

UBND huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) vừa quyết định xử lý tiêu hủy bắt buộc 21 hồ tôm nuôi bị bệnh của 11 hộ nuôi tôm xã Bình Dương và Bình Chánh.

tiêu hủy tôm bệnh
Tiêu hủy toàn bộ số tôm thẻ chân trắng của 11 hộ nuôi tôm xã Bình Dương và Bình Chánh

Theo đó, tiêu hủy toàn bộ số tôm thẻ chân trắng đã thả nuôi trong 21 ao nuôi tôm diện tích 49.700m2 của 11 hộ nuôi tôm xã Bình Dương và Bình Chánh, huyện Bình Sơn, tôm nuôi bị chết được chẩn đoán do vi rút gây bệnh đốm trắng (WSSV) và vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus có gen gây bệnh hoại tử gan tụy cấp tính trên tôm (AHPND) gây ra.

UBND huyện Bình Sơn giao Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện chủ trì, phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện và UBND xã Bình Dương, UBND xã Bình Chánh thực hiện biện pháp tiêu hủy theo đúng qui trình kỹ thuật, khử trùng xung quanh khu vực nuôi và khu vực tiêu hủy; theo dõi và báo cáo biến động dịch tễ của bệnh trước, trong và sau khi tiêu hủy tại khu vực tiêu hủy và vùng nuôi liên quan để kịp thời xử lý khi có dịch xảy ra...

Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện cho biết, từ ngày 20-28/4, nhận được điện báo của nhân viên Khuyến nông – Thú y xã Bình Dương về tình hình tôm nuôi bị bệnh  chết không rõ nguyên nhân của 02 hộ/04 hồ nuôi tôm ở thôn Mỹ Huệ (xã Bình Dương), Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, UBND xã Bình Dương, nhân viên Khuyến nông – Thú y xã đến ao nuôi kiểm tra. Qua kiểm tra thấy tôm nuôi có các biểu hiện: tôm yếu, bỏ ăn, bơi lờ đờ, tấp mé, đỏ thân. Quan sát tôm lâm sàn có dấu hiệu điển hình: khối gan tụy dễ vỡ, ruột trống không chứa thức ăn, tỉ lệ chết có thể lên khá cao sau 3-5 ngày phát bệnh. Các hồ có tôm nuôi bị bệnh nằm trong khu vực liền kề nhau nên không lấy mẫu xét nghiệm vì có cùng các triệu chứng giống với các mẫu đã lấy trước đó. Các hộ này thả nuôi tôm thẻ chân trắng (nguồn giống tôm từ các tỉnh Bình Định và Bình Thuận) từ ngày 23/3-07/4.

Còn tại xã Bình Chánh, cũng trong thời gian nói trên, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện nhận được điện báo của nhân viên Khuyến nông – Thú y xã Bình Chánh về tình hình tôm nuôi bị bệnh chết không rõ nguyên nhân của 09 hộ/17 hồ nuôi tôm ở thôn Mỹ Tân (xã Bình Chánh), Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện phối hợp với Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện, UBND xã Bình Dương, nhân viên Khuyến nông – Thú y xã đến ao nuôi kiểm tra. Qua kiểm tra thấy tôm nuôi có các biểu hiện: tôm yếu, bỏ ăn, bơi lờ đờ, tấp mé, đỏ thân. Quan sát tôm lâm sàn có dấu hiệu điển hình: Dưới vỏ vùng giáp đầu ngực, vỏ thân, đuôi có nhiều đốm trắng, đường kính 0,5-2mm. Tỉ lệ chết lên khá cao trong vòng 3-7 ngày; tổng diện tích các hồ bị bệnh là 4,42ha, số lượng giống thả 3,344 triệu con. Các hồ có tôm nuôi bị bệnh nằm trong khu vực liền kề nhau nên không lấy mẫu xét nghiệm vì có cùng các triệu chứng giống với các mẫu đã lấy trước đó. Các hộ này thả nuôi tôm thẻ chân trắng (nguồn giống tôm từ các tỉnh Bình Định, Bình Thuận, Ninh Thuận) từ ngày 28/2 – 04/4.

Phòng NN và PTNT huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi.
Đăng ngày 21/05/2020
Hải Yến
Dịch bệnh

Nấm đồng tiền xuất hiện trên nhá tôm: Nhận biết và cách xử lý

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, theo cách gọi dân gian của người nuôi, thực chất là một loại địa y chứ không đơn thuần là một loại nấm. Nấm đồng tiền có mùi tanh nồng, thường xuất hiện trong các ao nuôi tôm lâu năm, bám chặt vào nhá cho ăn, bạt, đất, đá và các dụng cụ trong ao gây nhiều khó khăn cho người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 11:01 17/12/2024

Không nên tin tưởng sản phẩm quảng cáo "trị dứt điểm EHP"

Hiện nay, nhiều người nuôi tôm đang đối mặt với những lời quảng cáo đầy hứa hẹn về các sản phẩm “trị dứt điểm EHP”.

EHP trên tôm
• 11:00 16/12/2024

EHP: Cơn ác mộng của người nuôi tôm

Trong những năm gần đây, ngành nuôi tôm đã đối mặt với nhiều thách thức, trong đó EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) đã nổi lên như một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất.

Tôm bệnh EHP
• 09:50 12/12/2024

Hạn chế thiệt hại từ EHP trong nuôi tôm

Bệnh do ký sinh trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là một trong những thách thức lớn đối với ngành nuôi tôm hiện nay.

Tôm EHP
• 09:51 10/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 03:17 28/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 03:17 28/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 03:17 28/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 03:17 28/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 03:17 28/12/2024
Some text some message..