Quãng Ngãi: Vành đai xanh cần được bảo vệ

Với diện tích ít ỏi còn lại, rừng ngập mặn vẫn đang đứng trước nguy cơ cao bị xóa sổ. Trước thực tế này, Quảng Ngãi phải triển khai các biện pháp khôi phục rừng ngập mặn để chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu.

nuôi tôm ở Quãng Ngãi
Những hồ nuôi tôm đã thay thế hàng chục ha rừng ngập mặn ở đầm ngập mặn xã Tịnh Kỳ và Tịnh Hòa

Rừng ngập mặn “kêu cứu”

Khu vực đầm ngập mặn xã giữa hai xã Tịnh Kỳ và Tịnh Hòa từ lâu đã không còn được bao phủ bởi màu xanh ngút ngàn của rừng ngập mặn. Trên mặt đầm loang loáng nước nhấp nhô những chòi nuôi tôm, nay chỉ còn lác đác vài bụi đước, sú đứng dựa lưng vào nhau.

Ít ai biết, tại khu vực này, cách đây chưa đầy 10 năm, có hơn 10ha rừng mập mặn. Đây cũng là nơi trú ngụ của rất nhiều loài chim, cò quý hiếm. Thế nhưng môi trường sinh thái trong lành ấy đã sớm nhường lại cho việc người dân san ủi, chặt phá để nuôi trồng thủy sản.

Ông Trần Đình Tiến- Chủ tịch UBND xã Tịnh Kỳ, TP.Quảng Ngãi cho hay: Trước đây xã có đến hơn 50ha rừng ngập mặn giáp ranh với Tịnh Hòa. Thế nhưng, nhiều người dân bất chấp sự vận động, can ngăn của chính quyền mà ồ ạt phá đi rất nhiều diện tích đước, sú, dừa nước. Dần dần, khu vực này chỉ còn vài cây trên diện tích chưa đầy 1ha.

Cũng vì sự tàn phá của con người, mà rừng dừa nước tại xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi vốn rộng hơn 100ha, thì nay chỉ còn vỏn vẹn 9ha. Thế nhưng, nguy cơ mất trắng khu rừng sinh thái này vô cùng cao, khi nhiều người dân địa phương vẫn đang tiếp tục chặt phá để làm hồ nuôi thủy sản.

Đây là tình trạng chung của tất cả các rừng ngập mặn trên địa bàn tỉnh. Bị san ủi, chặt phá với hàng trăm ha, không chỉ rừng ngập mặn mà nhiều loài sinh vật như: chim, cò, tôm, cá... sống dựa vào rừng cũng đang phải “kêu cứu” khi mất đi môi trường sống.

Hiện tỉnh Quảng Ngãi chỉ còn khoảng 300ha rừng ngập mặn ven biển. So với năm 2002, diện tích rừng đã giảm đi hơn 30%. Diện tích rừng ngập mặn vẫn đang ngày càng giảm trước sự bất lực của chính quyền địa phương.

Với vai trò là vành đai xanh ngăn xâm thực biển, sạt lở, rừng ngập mặn đang được Quảng Ngãi nỗ lực khôi phục

Những năm gần đây, các khu vực ven biển thường bị xâm thực của sóng biển, nguồn lợi thủy sản cạn kiệt dần. Rừng ngập mặn được phục hồi sẽ có vai trò quan trọng để giải quyết tình trạng xâm thực, tăng cường khả năng phòng hộ, điều hòa khí hậu và bảo vệ hệ sinh thái ven bờ biển.

Từ năm 2014, tỉnh Quảng Ngãi đã thực hiện chương trình trồng mới và phục hồi gần 200ha rừng ngập mặn với kinh phí trên 30 tỷ đồng. Trong đó, hơn 100ha rừng với các loại cây đước, cốc, sú đã được trồng các vùng đầm, cửa sông.
Tại xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, trong vòng 2 năm nay, đã có hơn 60ha diện tích cây đước và cóc trắng bản địa được trồng mới, nâng tổng số diện tích rừng ngập mặn tại đây lên gần 100ha. Ông Nông Viết Chung - Giám đốc Ban Quản lý Rừng phòng hộ môi trường và cảnh quan Dung Quất cho hay: Khu vực rừng ngập mặn Bình Thuận trồng khoảng 80ha. Sau khi được khôi phục theo kế hoạch, khu vực này sẽ góp phần xử lý nước thải sau nhà máy lọc dầu và góp phần giảm ô nhiễm, khí thải, chống sạt lở và điều hòa khí hậu trong khu kinh tế.

Còn với Dự án trồng rừng ngập mặn ven biển rộng 90ha ở các xã Bình Phước, Bình Trị và Bình Đông (Bình Sơn), đến nay, đã có hơn 40ha được trồng mới và khôi phục. Ông Phí Quang Hiển- Phó Giám đốc Sở TN&MT chia sẻ: Rừng ngập mặn giảm đi, ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng, tài sản của dân, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu. Chúng tôi triển khai vừa kết hợp với chương trình mềm như trồng cây cho các khu vực ven sông, ven biển, vừa xây đê bao che chắn giảm bớt xâm thực của biển để bảo vệ bờ biển.

Với những nỗ lực duy trì vành đai xanh ngăn sóng, giảm xâm thực bờ biển, so với 2 năm trước đây, diện tích rừng ngập mặn đang có dấu hiệu hồi phục rõ rệt từ 200ha mở rộng lên con số 300ha.

Quảng Ngãi có đường bờ biển trên 130km, là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng rất lớn của biến đổi khí hậu. Để phòng ngừa, giảm thiểu những tác động này, Quảng Ngãi vẫn đang tiếp tục tập trung khôi phục phát triển rừng ngập mặn, phục hồi các cây bản địa phù hợp để chống sạt lở, giảm thiểu nhiễm mặn, bảo tồn hệ sinh vật và tài nguyên thiên nhiên.
 

QN
Đăng ngày 12/03/2017
Bài, ảnh: Thanh Phương
Môi trường

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 14:16 25/04/2024

Tuyên truyền pháp luật về biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển

Trong 03 ngày, từ 22 – 24/4/2024, tại các xã Cát Tiến, Cát Khánh (huyện Phù Cát) và phường Tam Quan Nam (thị xã Hoài Nhơn), Sở Ngoại vụ tỉnh Bình Định tổ chức tuyên truyền một số văn bản pháp luật quy định về biển, biên giới trên biển và các vấn đề có liên quan đến biển, đảo cho ngư dân các xã ven biển trên địa bàn tỉnh.

Biển đảo Việt Nam
• 11:28 23/04/2024

Giảm thiểu tác động từ biến đổi khí hậu đến hoạt động nuôi trồng thủy sản

Biến đổi khí hậu là một mối đe dọa lớn đối với sản xuất lương thực toàn cầu - bao gồm thủy sản và nuôi trồng thuỷ sản. Nó trực tiếp tác động, làm thay đổi các yếu tố môi trường sinh thái của động vật thủy sản ngoài tự nhiên và trong ao nuôi, do đó ảnh hưởng đến các hoạt động khai thác, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản
• 10:11 23/04/2024

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản

Bảo hiểm nuôi trồng thủy sản là thỏa thuận giữa người nuôi, trồng thủy sản và công ty bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra tổn thất/thiệt hại với thủy sản do sự cố/rủi ro cụ thể được xác định trước khi bắt đầu tham gia bảo hiểm, công ty bảo hiểm đồng ý bồi thường một khoản tiền nhất định cho nông dân đã mua bảo hiểm cho loại thủy sản đó.

Ao tôm
• 10:35 19/04/2024

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 17:44 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 17:44 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 17:44 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 17:44 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 17:44 25/04/2024