"Giải cứu" Trung tâm Thủy sản... bao giờ thành công!?

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Giang, Sở NN-PTNT nhiều lần kiểm tra thực tế, có giải pháp tạm thời, đồng thời thực hiện cả “ngoại giao con thoi” nhằm “giải cứu” các ao nuôi cá. Chủ trương, giải pháp đề ra được các bộ, ngành T.Ư ủng hộ, tuy nhiên do khó khăn về nguồn vốn nên đến nay nhiều ao nuôi cá vẫn phải để... nuôi cỏ - ông Nguyễn Đức Vinh, Giám đốc Sở NN-PTNT trăn trở về thực trạng đang diễn ra tại Trung tâm Thủy sản tỉnh!.

nuoi co
Ao nuôi cá chỉ để nuôi cỏ.

Giữa mùa ươm cá giống phục vụ hoạt động nuôi trồng thủy sản, các ao nuôi, ươm cá tại Trung tâm Thủy sản tỉnh (Đạo Đức - Vị Xuyên) lại “dở chứng” do nguồn nước khan hiếm. Mấy năm gần đây, nguồn cung cấp nước phục vụ hoạt động của Trung tâm liên tục sụt giảm, đặc biệt từ trước Tết Nguyên đán đến nay, lượng mưa ít hơn nhiều so với trung bình hàng năm nên hiện vẫn chưa có nước dẫn về các ao nuôi. Những ao cá được hình thành từ ngày mới lập Trung tâm đã khan hiếm nước, hệ thống ao hình thành do quá trình khoét núi thực hiện từ năm 2005 - 2011 phần lớn trơ đáy, cỏ mọc ngang người.

Trong khoảng thời gian trước năm 2010, Trung tâm Thủy sản được ngân sách Nhà nước đầu tư, triển khai dự án - bạt đồi cao hàng chục mét, tạo thành những ao nuôi cá giống, cá thịt nhằm biến đơn vị này thành “địa chỉ đỏ”, cung cấp giống thủy sản cho người dân trong tỉnh và các vùng lân cận. Xét về năng lực, với bề dày truyền thống và đội ngũ cán bộ có tay nghề, việc sản xuất, cung cấp giống thủy sản chất lượng cao hoàn toàn nằm trong tầm tay. Thực tế chứng minh, mỗi năm Trung tâm cung cấp ra thị trường hàng triệu, triệu con cá giống các loại, nhiều loài quý hiếm cũng được sản xuất thành công. Với diện tích mặt nước, tiềm năng nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh và các địa phương lân cận lớn, nhu cầu nâng cấp, mở rộng hệ thống ao nuôi, ươm cá giống hoàn toàn hợp lý. Và việc mở rộng các ao nuôi tại Trung tâm Thủy sản đã đáp ứng được niềm mong mỏi, hy vọng của các cán bộ, kỹ sư và người dân nuôi cá.

Thế nhưng, những tính toán của người xây dựng và duyệt dự án ngày đó không lường hết khó khăn khi thực hiện công cuộc rời núi thành ao. Cuối năm 2005, công trình nâng cấp Trung tâm Thủy sản được đầu tư hơn 23 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình phát triển giống thủy sản. Số tiền trên dành để bạt núi, tạo thành 13 ao nuôi, ươm cá giống, cá thịt và xây dựng các hạng mục phụ trợ như hệ thống cấp nước, tiêu nước; bể luyện, ép cá giống; phòng thí nghiệm; nhà chế biến thức ăn... Được đầu tư hệ thống ao nuôi hiện đại, Trung tâm kỳ vọng sẽ sớm vươn lên, trở thành địa điểm lớn, tin cậy trong việc cung cấp nguồn giống thủy sản, từ đó nâng cao đời sống người lao động. Nhưng, từ khi các ao nuôi hình thành, chưa một ngày họ được thi thố tài năng, các hệ thống phụ trợ chưa bao giờ phát huy tác dụng. Trong số 13 ao, chỉ 5 ao được cung cấp nước phục vụ công tác nuôi ươm cá, 8 ao còn lại dùng để... nuôi cỏ. Trước tình trạng này, cơ quan chủ quản và cả lãnh đạo tỉnh đã đề ra nhiều giải pháp nhằm tìm nguồn vốn đầu tư hệ thống kênh mương dẫn nước, lắp đặt máy bơm, nhưng xem ra chưa mang lại kết quả như mong muốn.

Qua tìm hiểu được biết, Trung tâm Thủy sản tỉnh thành lập năm 1995, quản lý hàng nghìn m2 đất hồ ao, hiện có 26% diện tích chưa sử dụng vào hoạt động nuôi trồng thủy sản do không có nguồn nước cấp cho ao nuôi. Nguyên nhân được ngành chức năng lý giải do biến đổi khí hậu, kết hợp với một số diện tích rừng kinh tế đến chu kỳ khai thác, mới được trồng nên dẫn đến suy kiệt nguồn nước. Kết quả khảo sát của ngành chức năng cũng cho thấy, trong 3 nguồn nước cấp vào các ao nuôi tại Trung tâm Thủy sản khi thực hiện đầu tư, xây dựng giai đoạn 1 và 2, hiện chỉ còn 1 nguồn nước từ hồ Bản Bang, xã Đạo Đức (Vị Xuyên). Nhưng, nguồn nước hiếm hoi này lại bị chia sẻ bởi hoạt động canh tác nông nghiệp của các hộ dân nên nó cũng luôn rơi vào tình trạng khan hiếm.

Trao đổi với chúng tôi, Giám đốc Sở NN-PTNT Nguyễn Đức Vinh cho biết, khắc phục tình trạng đang diễn ra tại Trung tâm Thủy sản, Sở đã yêu cầu phải đảm bảo việc sản xuất, cung ứng đủ nhu cầu con giống cho nhân dân; thực hiện duy tu, sửa chữa, quản lý tốt diện tích ao nuôi chưa có nước, tránh xuống cấp công trình. Đồng thời, giao Trung tâm báo cáo UBND huyện Vị Xuyên, xã Đạo Đức ký kết quy chế phối hợp, điều tiết nguồn nước hợp lý giữa sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Về lâu dài, Sở đã có văn bản xin chủ trương đầu tư xây dựng công trình cấp nước bổ sung, đề xuất này được chấp thuận. Tuy nhiên, do khó khăn về nguồn vốn nên giải pháp trên vẫn chưa được triển khai. Và như vậy, số phận những ao nuôi cá vẫn hoàn toàn phụ thuộc vào... trời. Nếu trời không thương, không cho nước thì nhiều ao nuôi cá vẫn phải dùng để nuôi cỏ!

Báo Hà Giang, 03/03/2016
Đăng ngày 07/03/2016
Thiên Thanh
Nuôi trồng

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 10:03 10/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 10:49 09/01/2025

Quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu đang tạo ra những thách thức lớn đối với ngành nuôi trồng thủy sản, đặc biệt là trong quản lý nguồn nước và cải tạo ao nuôi. Các hiện tượng thời tiết cực đoan như mưa lớn, hạn hán kéo dài, và nhiệt độ thay đổi thất thường ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường ao nuôi, sức khỏe thủy sản và năng suất sản xuất. Để thích ứng và duy trì sự bền vững, người nuôi cần áp dụng các biện pháp quản lý nguồn nước và cải tạo ao phù hợp với các điều kiện khí hậu mới.

Nuôi
• 09:44 09/01/2025

Nguyên tắc nuôi ghép các loài phù hợp

Nuôi ghép các loài đang trở thành xu hướng phổ biến trong nuôi trồng thủy hải sản hiện đại. Phương pháp này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và diện tích ao hồ, mà còn tăng cường hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường.

Nuôi ghép
• 10:19 08/01/2025

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 05:51 12/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 05:51 12/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 05:51 12/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 05:51 12/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 05:51 12/01/2025
Some text some message..