Quy định về quy trình công nghệ nuôi tôm thâm canh

Hỏi: Hiện nay, để đảm bảo vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, các vùng nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh phải tuân thủ những quy trình như thế nào?

Quạt nước ao nuôi tôm

Ảnh: Phan Thanh Cường

Trả lời: Chương II Thông tư số 44/2010/TT-BNNPTNT ngày 22/7/2010 của Bộ NN&PTNT quy định một số điều đối với vùng nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng thâm canh như sau:

Về hạ tầng cơ sở

Hệ thống ao nuôi

- Ao nuôi phải có diện tích mặt nước tối thiểu 3.000m2; độ sâu đáy ao đến mặt bờ phải đạt tối thiểu 2m; bờ ao phải chắc chắn, không rò rỉ.

- Đáy ao phải được gia cố đầm đáy, chống thấm, nền phẳng, dốc nghiêng về phía cống thoát từ 8-100.

- Ao phải có cống cấp và thoát nước riêng biệt đảm bảo chắc chắn không rò rỉ, có lưới chắn lọc nước nhằm loại bỏ tạp chất và địch hại.

Hệ thống xử lý nước cấp và chất thải: ao chứa (lắng) chiếm từ 15 - 20% tổng diện tích mặt nước của cơ sở, vùng nuôi; bờ và đáy ao chắc chắn, không rò rỉ, thẩm lậu...

Hệ thống kênh cấp và kênh thoát nước: cơ sở, vùng nuôi tôm phải có kênh cấp và thoát nước riêng biệt, chắc chắn, không rò rỉ, thẩm lậu, đảm bảo đủ cấp và thoát nước khi cần thiết.

Khu vực sơ chế, bảo quản tôm nguyên liệu sau thu hoạch: phải cách ly với khu vực nuôi tôm...

Về quy trình công nghệ nuôi tôm

Chuẩn bị ao nuôi

- Trước khi thả giống, cơ sở nuôi tôm phải cải tạo ao nuôi với các biện pháp phù hợp nhằm giảm thiểu mầm bệnh và cải thiện chất lượng đáy ao, bảo đảm thời gian gián đoạn tối thiểu 1 tháng sau mỗi đợt nuôi.

- Nước cấp vào ao phải được xử lý nhằm loại bỏ mầm bệnh, địch hại.

Tuyển chọn và thả giống

- Tôm giống phải đảm bảo chất lượng theo Tiêu chuẩn Việt Nam và những quy định của Bộ NN&PTNT hiện hành; có giấy chứng nhận kiểm dịch của cơ quan quản lý chuyên ngành.

- Mật độ thả giống: Nuôi TTCT thâm canh mật độ > 60 con/m2; nuôi tôm sú thâm canh mật độ > 20 con/m2.

- Tuân thủ lịch mùa vụ hàng năm của địa phương.

Thức ăn và chất bổ sung thức ăn

- Thức ăn và chất bổ sung thức ăn nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.

- Trường hợp cơ sở tự sản xuất thức ăn cho tôm thì chất lượng thức ăn phải đảm bảo theo quy định của Tiêu chuẩn ngành 28 TCN 102:2004 thức ăn hỗ hợp dạng viên cho tôm sú.

Thuốc, chế phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường nuôi trồng thủy sản phải nằm trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam.

Quản lý và chăm sóc

- Mực nước ao nuôi: phải được duy trì thấp nhất 1,4m.

- Môi trường ao nuôi: chủ cơ sở nuôi tôm phải định kỳ kiểm tra các chỉ tiêu môi trường nước, bùn đáy ao nuôi theo quy định.

- Cho tôm ăn: khẩu phần ăn của tôm thường từ 2-4% trọng lượng tôm/ngày, mỗi lần cho ăn người nuôi nên kiểm tra mức độ sử dụng thức ăn của tôm để điều chỉnh cho phù hợp; số lần cho tôm ăn là 2-4 lần/ngày.

- Nước thải và chất thải: nước thải từ nuôi tôm trước khi thải ra môi trường phải được xử lý đảm bảo đạt tiêu chuẩn theo quy định; chất thải rắn và bùn đáy ao phải được đưa vào khu chứa riêng biệt, không được xả thải ra môi trường xung quanh khi chưa xử lý.

- Phòng bệnh: Cơ sở nuôi tôm phải xây dựng và thực hiện đúng kế hoạch giám sát sức khỏe tôm nuôi; tôm bệnh, tôm chết và chất thải của ao bị bệnh phải được thu gom, xử lý kịp thời; người lao động, dụng cụ, thiết bị tiếp xúc trực tiếp với bùn, nước khi di chuyển từ ao này sang ao khác phải được vệ sinh để ngăn ngừa lây lan mầm bệnh.               

thuysanvietnam.com.vn
Đăng ngày 25/07/2012
Ban pháp luật - Bạn đọc
Kỹ thuật

Nuôi tôm thành công nhờ vào vi sinh vật có lợi

Ngày càng nhiều người nuôi nhận thấy lợi ích của việc sử dụng vi sinh vật có lợi để cải thiện môi trường ao và tăng cường sức khỏe cho tôm. Đây không chỉ là xu hướng mới mà còn là một phương pháp nuôi tôm bền vững, giúp giảm thiểu rủi ro bệnh tật và nâng cao chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 09:38 11/11/2024

Điều chỉnh lượng và kích thước thức ăn cho tôm qua từng giai đoạn

Quản lý thức ăn là một yếu tố quan trọng giúp người nuôi tối ưu hóa quá trình nuôi tôm và giảm thiểu lãng phí, từ đó mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ rằng lượng và kích thước thức ăn cần được điều chỉnh qua từng giai đoạn phát triển của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:47 05/11/2024

Có phải khi lột vỏ, tôm sẽ trốn dưới đáy ao?

Hành vi của tôm trong giai đoạn lột vỏ có những đặc điểm rất khác biệt so với lúc bình thường. Trong đó, một trong những hành vi dễ nhận thấy nhất là tôm có xu hướng trốn dưới đáy ao hoặc các khu vực an toàn hơn.

Tôm thẻ
• 14:26 01/11/2024

Diệt nấm bám trên thiết bị ao nuôi

Trong ao nuôi tôm, các thiết bị như máy sục khí, hệ thống cấp thoát nước, và các công cụ khác rất dễ bị nấm bám trong môi trường nước giàu chất hữu cơ. Nấm không chỉ làm hỏng thiết bị mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nước, gây nguy hiểm cho tôm.

Nấm ao nuôi
• 10:27 30/10/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 10:34 16/11/2024

Tối ưu chuỗi lạnh trong vận chuyển thủy sản: Bí quyết giữ tôm cá luôn tươi

Trong ngành thủy sản, bảo quản độ tươi sống của tôm cá là yếu tố then chốt để đảm bảo chất lượng và giá trị thương phẩm khi đến tay người tiêu dùng. Với nhu cầu tiêu thụ thủy sản tươi sống tăng cao, đặc biệt là từ các thị trường xuất khẩu, việc duy trì chất lượng trong suốt quá trình vận chuyển đang trở thành một thách thức lớn.

Tôm thẻ
• 10:34 16/11/2024

Giải mã “cú đấm” của tôm bọ ngựa

Tôm búa (Stomatopoda), còn được biết đến với các tên gọi khác như hay tôm bọ ngựa, là một trong những sinh vật biển đáng gờm nhất trong đại dương.

Tôm bọ ngựa
• 10:34 16/11/2024

Độ pH và độ mặn không ổn định

Trong nuôi tôm, các yếu tố môi trường như độ pH và độ mặn đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 10:34 16/11/2024

Thị trường xuất khẩu tôm và các tiêu chuẩn quốc tế

Ngành nuôi tôm hiện nay đóng góp lớn vào nền kinh tế ở nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan, và Indonesia. Với nhu cầu tiêu thụ tôm ngày càng tăng ở các thị trường lớn như Mỹ, Châu Âu, và Nhật Bản, xuất khẩu tôm trở thành một ngành quan trọng giúp tăng trưởng kinh tế và tạo ra hàng triệu việc làm. Tuy nhiên, để có thể gia nhập và duy trì chỗ đứng tại các thị trường xuất khẩu quốc tế, tôm phải đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt nhằm bảo đảm an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

Tôm xuất khẩu
• 10:34 16/11/2024
Some text some message..