Quỹ hỗ trợ nghiên cứu bệnh thủy sản

Hai dự án của Viện Cawthron tại New Zealand đang tiến hành tập trung vào nghiên cứu dịch bệnh thủy sản và giám sát các hệ sinh thái vùng cửa sông đã nhận được sự hỗ trợ tài chính đáng kể từ quỹ Endeavour của đất nước.

Nghiên cứu bệnh thủy sản
Viện Cawthron đang dẫn đầu một dự án nghiên cứu theo dõi và xác định các bệnh thủy sản. Ảnh: thefishsite.com

Dự án nghiên cứu dịch bệnh mới nổi 

Endeavour là quỹ nghiên cứu khoa học có tính cạnh tranh lớn của chính phủ, với số tiền 236,5 triệu USD tài trợ được phân bổ cho 71 dự án trên khắp Aotearoa New Zealand vào năm 2022. 

Các chương trình về nghiên cứu các bệnh về thủy sinh mới nổi của Cawthron đã được tài trợ trong 5 năm, dự án gồm một nhóm các nhà khoa học từ Cawthron cùng với các đối tác chuyên gia từ Aotearoa New Zealand và nước ngoài để phát triển các công cụ chẩn đoán tiên tiến nhằm hỗ trợ giải quyết các vấn đề dịch bệnh thủy sản.  

Do tác động tàn phá của các bệnh thủy sinh đối với các loài động thực vật biển và nước ngọt của New Zealand, cho thấy hệ sinh thái đang phải đối mặt với mối nguy đáng kể, đặc biệt là trong điều kiện khí hậu bị biến đổi hiện nay. Thách thức lớn nhất là hầu hết các bệnh này mất nhiều năm để chẩn đoán hoặc không xác định được rõ nguyên nhân gây bệnh đã phần nào làm suy yếu các nỗ lực quản lý.  

Dự án hướng tới mục đích quản lý các mối đe dọa của dịch bệnh thủy sản bằng cách phát triển công cụ chẩn đoán tốt hơn và dựa trên các khuôn khổ y tế để phát triển. Bên cạnh đó, nghiên cứu của họ sẽ thực hiện phương pháp pháp y mới để tăng cường việc điều tra bệnh thủy sản giúp chẩn đoán kịp thời và cho ra kết quả chính xác, đáng tin cậy. 

Kế hoạch giám sát biến đổi vùng cửa sông 

Vùng cửa sông là nơi sông tiếp giáp với biển, hoặc đôi khi với hồ lớn, và dòng chảy của nước sông hòa vào vùng nước của biển, hoặc hồ. Vùng cửa sông không chỉ đơn thuần là nơi nước ngọt và nước mặn pha trộn với nhau, mà tại đây có sự chuyển đổi tính chất của nước, từ ngọt sang mặn. Chính sự tương tác này đã gây ra hàng loạt hậu quả sinh thái như sự xâm nhập nước mặn vào hạ lưu, tạo ra cửa ngõ cho sự di nhập của các loài sinh vật biển vào nước ngọt và sinh vật nước ngọt ra biển,..

Vùng cửa sông Vùng cửa sông là nơi sông tiếp giáp với biển, hoặc đôi khi với hồ lớn. Ảnh: VietnamBiz

Dự án nghiên cứu và giám sát các biến đổi của vùng cửa sông ven biển nhận được hỗ trợ thông qua vòng đầu tư về “Ý tưởng thông minh” của quỹ Endeavour. Được tài trợ trong ba năm, dự án này nhằm mục đích thay đổi cách thức giám sát tình trạng hệ sinh thái, môi trường vùng cửa sông ở Aotearoa New Zealand, cải thiện khả năng quản lý tình trạng suy giảm sức khỏe và ngăn chặn các cửa sông đạt đến các điểm giới hạn về môi trường. 

Các cửa sông của Aotearoa ở New Zealand, giống như các cửa sông trên khắp thế giới, đang bị đe dọa bởi một loạt các tác nhân gây căng thẳng môi trường. Thách thức lớn đối với hầu hết các phương pháp giám sát hiện đang được sử dụng là chúng không phát hiện ra các vấn đề cho đến khi quá muộn, khi cửa sông gần đến hoặc đã vượt qua các ngưỡng chỉ số về môi trường thì sẽ rất khó để trở về như ban đầu. 

Dự án sẽ phát triển các phương pháp và công cụ giám sát hàng đầu thế giới nhằm cung cấp cảnh báo sớm cho các nhà quản lý môi trường về sự suy giảm sức khỏe cửa sông. Bằng cách sử dụng DNA môi trường (eDNA) để theo dõi các cộng đồng vi khuẩn trong môi trường. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, vi khuẩn này có thể cho biết tình trạng môi trường đang thay đổi theo hướng tiêu cực giúp ứng phó kịp thời. 

Những dự án này sẽ góp phần gia tăng khả năng bảo vệ các hệ sinh thái thủy sinh khỏi các mối đe dọa từ dịch bệnh trong hệ thống sinh học. Bên cạnh đó, ngăn chặn sự suy giảm sức khỏe trên diện rộng và hỗ trợ phát triển các chỉ số giới hạn về môi trường mới cho các vùng cửa sông. 

Đăng ngày 26/12/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Thế giới

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Cẩn thận với mùa sứa biển Vũng Tàu 

Mùa hè là thời điểm lý tưởng để du lịch biển, nhưng cũng là lúc bạn cần cẩn thận với sự xuất hiện của sứa biển, đặc biệt là tại Vũng Tàu. Sứa biển có thể gây ra những vết ngứa rát khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe nếu bị đốt nghiêm trọng.

Sứa biển
• 22:53 25/04/2024

Công cụ săn mồi độc đáo của cá nheo châu Âu

Cá nheo châu Âu là loài cá sở hữu kích thước “khủng” có nguồn gốc từ Đông Âu, nhưng nay đã có mặt ở nhiều nơi trên thế giới. Không chỉ gây chú ý về kích thước, loài cá này còn được biết đến nhờ tuyệt chiêu săn mồi có một không hai của mình.

Cá nheo
• 22:53 25/04/2024

Nói không với kháng sinh trong nuôi tôm?

Khi tiếp cận với việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm, việc áp dụng chúng một cách chính xác và hiệu quả là vô cùng quan trọng để đảm bảo sức khỏe của tôm và người tiêu dùng, cũng như duy trì sự bền vững của ngành nuôi tôm.

Tôm sú
• 22:53 25/04/2024

Thực phẩm chỉnh sửa gen của Nhật Bản đến tay người tiêu dùng

Nhật Bản là một trong những nước tiêu thụ thực phẩm thủy sản lớn nhất thế giới. Người Nhật thích ăn cá và một nghiên cứu do Trường Cao đẳng Tim mạch Hoa Kỳ thực hiện cho thấy trung bình người Nhật ăn khoảng 3 ounce cá mỗi ngày. Ẩm thực địa phương của Nhật Bản rất giàu cá và hải sản, nguồn protein chính trong chế độ ăn ít chất béo và giàu dinh dưỡng của người dân Nhật Bản.

Hải sản
• 22:53 25/04/2024

Nhiệt độ ao nuôi tăng cao do thời tiết nắng nóng

Hiện nay, thời tiết nắng nóng kéo dài gây nhiều ảnh hưởng đến các khu vực nuôi trồng thủy sản. Đặc biệt với thời tiết ngày và đêm chênh nhiệt độ rõ rệt, việc nhiệt độ của nước ao nuôi liên tục tăng là điều đáng chú ý cho các hộ nuôi.

Nắng nóng
• 22:53 25/04/2024