Quy hoạch để khai thác hiệu quả hệ thống cảng biển

Việc khẩn trương lập quy hoạch cảng biển Bà Rịa Vũng Tàu song song với lập quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ được đánh giá là rất cần thiết. Điều này nhằm đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch chuyên ngành và chủ động trong việc thu hút đầu tư các dự án cảng trên địa bàn tỉnh.

Cảng biển Bà Rìa Vũng Tàu
Tàu cập cảng CMIT để xếp dỡ hàng hóa xuất nhập khẩu.

Lượng hàng hóa vượt xa quy hoạch

Theo số liệu thống kê cho thấy, hàng hóa thông qua cảng biển tại BR-VT bằng tàu biển chiếm khoảng 67% với hàng tổng hợp và khoảng 80-84% đối với hàng container. Đặc biệt, cụm cảng Cái Mép-Thị Vải (CM-TV) đảm nhận vai trò trung chuyển quốc tế với 43% - 45% lượng hàng cả nước, có vị trí gần kề tuyến hàng hải quốc tế Á - Âu, Á - Mỹ… Nơi đây cũng phục vụ trung chuyển cho cả khu vực Đông Nam Bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên và Đồng bằng sông Cửu Long. CM-TV cũng là cảng nước sâu có thể tiếp nhận được tàu container đến 214.000DTW. Đây cũng là nơi đang khai thác 35 tuyến vận tải container quốc tế.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, lượng hàng thông qua cảng biển BR-VT dự kiến vào năm 2020 khoảng từ 96-100 triệu tấn/năm; trong đó hàng container từ 3,1-3,30 triệu TEU/năm; năm 2025 từ 128-141 triệu tấn/năm; trong đó hàng container khoảng từ 5,2-5,8 triệu TEU/năm; năm 2030 khoảng từ 167-198 triệu tấn/năm; trong đó hàng container khoảng từ 8 đến 9,5 triệu TEU/năm. Tuy nhiên, năm 2020, sản lượng hàng hóa qua cảng biển BR-VT Tàu đạt hơn 113 triệu tấn, riêng container đạt 7,55 triệu TEU (trong đó hàng hóa thông qua bằng tàu biển là 76 triệu tấn bao gồm 4,37 triệu TEU hàng container). Như vậy, lượng hàng qua cảng biển Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2020 đã vượt dự báo được duyệt.

Trong khi đó, hệ thống cảng biển hiện chưa được đầu tư đồng bộ, mạng lưới kết nối cảng phát triển chậm, tình trạng tắc nghẽn giao thông đã xảy ra. Ngoài ra, nhiều đơn vị cho rằng hạ tầng logistics phát triển chậm, chi phí khá cao, phát triển công nghiệp chưa toàn diện, chưa có bến cảng quy mô lớn, dài đủ sức tiếp nhận nhiều tàu mẹ cùng lúc. Cùng với đó, là thiếu các bến sà lan, bến thủy nội địa…

Cần quy hoạch chi tiết, bài bản

Theo đơn vị tư vấn Công ty CP Tư vấn Thiết kế Cảng-Kỹ thuật biển (Portcoast) quy hoạch chi tiết vùng đất, vùng nước cảng biển BR-VT giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được hoàn thiện. Trong đó, dự kiến được thực hiện tại các khu: khu bến Cái Mép (trong đó bao gồm bến cảng Cái Mép Hạ lưu); khu bến Thị Vải; khu bến Long Sơn; khu bến sông Dinh; bến cảng Côn Đảo; các bến cảng dầu khí ngoài khơi; các bến phao, khu neo đậu chuyển tải, tránh, trú bão. Trong đó, vùng nước thuộc khu vực cửa sông Cái Mép và có sự điều chỉnh ranh vùng nước khu cảng Phước An. Vùng đất với các khu bến Cái Mép, Thị Vải Long Sơn được điều chỉnh nhiều về công năng. Ngoài ra, điều chỉnh bổ sung bến xây dựng của Tổ hợp hóa dầu thành bến cảng tổng hợp, chuyển bến cảng tàu khách trên vịnh Côn Sơn thành cảng biển là 2 trong nhiều nội dung quan trọng của bản quy hoạch chi tiết.

Ông Trần Thượng Chí, Giám đốc Sở GT-VT cho biết, thời gian qua, Sở cũng đã phối hợp với Công ty CP Tư vấn thiết kế Cảng – Kỹ thuật biển rà soát tính toán, làm rõ thêm nhu cầu, định hướng, lộ trình đầu tư phát triển các bến cảng thuộc cảng biển BR-VT, đặc biệt là khu bến hạ lưu Cái Mép Hạ. Đồng thời, đề xuất tham mưu cho UBND tỉnh để thống nhất phạm vi, nội dung quy hoạch vùng đất, vùng nước cảng biển của tỉnh; tính toán đảm bảo đáp ứng nhu cầu vận tải biển không chỉ khu vực CM-TV mà còn của TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Đồng Nai, Long An, Tiền Giang…

Ông Nguyễn Văn Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, trong thời gian tới, khi các tuyến đường cao tốc hình thành và khu vực QL51 không còn thu phí, sân bay Long Thành hình thành thì cơ hội phát triển về kinh tế cảng biển của tỉnh là rất lớn. Do đó, đơn vị tư vấn cần xác định và nghiên cứu các phương án kỹ thuật của cầu cảng đảm bảo cho lượng hàng hoá lớn trong tương lai. Đặc biệt là trong nghiên cứu quy hoạch cần phải có cơ chế, chính sách mở để tạo điều kiện cho nhà đầu tư về sau.

Mới đây nhất, ngày 12/8, Thứ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Xuân Sang  đã có buổi làm việc với tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu về vấn đề Quy hoạch vùng đất, vùng nước cảng biển của tỉnh. Khẳng định việc quy hoạch và đầu tư cảng biển của Việt Nam luôn đi trước một bước, Thứ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Xuân Sang thông tin, Bộ GT-VT sẽ tiếp tục phân tích và tính toán để có các quy hoạch cụ thể hơn. Hiện CM-TV đang làm tốt nhiệm vụ trung chuyển từ các nước như Campuchia, Thái Lan và nhiều nhất là trong nước. “Đặc biệt ở khu vực Cái Mép Hạ, nơi đây có rất nhiều lợi thế để phát triển. Chúng ta cần quy hoạch chi tiết, đầu tư bài bản, có nhiều phân khúc tàu để đáp ứng cho nhu cầu phát triển vận tải biển trong lương lai, tận dụng vị trí đắc địa của luồng CM-TV cho phát triển cảng biển của khu vực”, Thứ trưởng Bộ GT-VT Nguyễn Xuân Sang nhấn mạnh.

Báo Bà Rịa - Vũng Tàu
Đăng ngày 15/08/2022
Trà Ngân
Kinh tế

Tiêu hủy trên 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch

Ngày 16/11, Phòng Cảnh sát về Môi trường Công an tỉnh Bạc Liêu vừa phối hợp các đơn vị liên quan bắt và tiêu hủy hơn 2 triệu con tôm giống không qua kiểm dịch.

tiêu hủy tôm giống
• 14:37 18/11/2022

Chấn chỉnh việc buôn bán, sử dụng kháng sinh cấm trong nuôi trồng thủy sản

Ngày 9/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có công văn gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường quản lý buôn bán, sử dụng thuốc thú y thủy sản trong nuôi trồng thủy sản.

Cần quản lý chặt chẽ chất kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: Tép Bạc
• 10:41 10/11/2022

Đừng nuôi tôm như... đánh số đề!

Giống tôm kháng bệnh có thể chậm lớn hơn, song sẽ khắc phục được bất lợi của thời tiết, dịch bệnh tại vùng nuôi tôm khu vực Bắc Trung bộ và các tỉnh phía Bắc.

Thu hoạch tôm. Ảnh: icdn.dantri.com.vn
• 09:41 03/11/2022

Bình Định: Đẩy mạnh công tác tuần tra kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản

TTKN Bình Định phối hợp với Truyền hình Bình Định tổ chức tọa đàm tăng cường kiểm soát và xử lý vi phạm trong lĩnh vực thủy sản.

tọa đàm
• 11:58 02/11/2022

Vượt qua rào cản, giữ vững mục tiêu tăng trưởng của ngành tôm

Nằm trong bối cảnh các thách thức chung của ngành thủy sản toàn cầu, ngoài những thách thức về sự suy giảm về đầu ra lẫn giá thành tôm nguyên liệu tăng cao,…Ngành tôm Việt Nam còn phải đối mặt với sự rủi ro của dịch bệnh luôn tiềm ẩn, đe dọa đến mục tiêu phát triển của ngành này.

Mô hình nuôi tôm
• 10:47 19/09/2023

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Việt Nam trở thành thị trường nhập khẩu cá ngừ số 1 tại Mỹ

Hiện nay, Mỹ đang dẫn đầu thị trường nhập khẩu cá ngừ tại Việt Nam. Thông qua chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden, quan hệ ngoại giao của 2 nước được nâng lên mức Đối tác chiến lược toàn diện. Đây sẽ là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam.

Cá ngừ
• 12:08 16/09/2023

Nhìn nhận chặng đường vừa qua của ngành thủy sản trong năm 2023

Hiện nay, ngành thủy sản ở nước ta đang đối mặt với nhiều thách thức lớn, song nếu có những kế hoạch, chiến lược đúng đắn và kịp thời, chúng ta sẽ hóa giải những khó khăn đó và biến chúng thành cơ hội.

Tàu thủy sản
• 12:06 11/09/2023

Cấu trúc ống tiêu hóa ảnh hưởng đến đặc tính ăn của cá thát lát còm

Trong quá trình sản xuất giống các loài thủy sản, xác định tính ăn của cá bột là có ý nghĩa quyết định sự thành công của quá trình sản xuất. Có rất nhiều nghiên cứu về tính ăn của cá bột cũng như sự phát triển của ống tiêu hóa để chọn lựa loại thức ăn thích hợp ương cá.

Cá thát lát còm
• 13:45 24/09/2023

Loại cá nào nên và không nên có trong chế độ ăn

Nguồn dinh dưỡng từ cá có các chất quan trọng như protein, vitamin D và nguồn axit béo omega - 3 dồi dào, cực kỳ quan trọng đối với cơ thể và não.

Ăn cá
• 13:45 24/09/2023

Một số mầm bệnh phổ biến trên lươn đồng

Lươn đồng là đối tượng nuôi có nhiều tiềm năng do thịt lươn có nhiều dinh dưỡng, thời gian nuôi ngắn, chi phí đầu tư thấp, dễ nuôi, giá cả ổn định đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cải thiện đời sống cho người dân.

Lươn
• 13:45 24/09/2023

Giải pháp dựa vào thiên nhiên để quản lý nước thải nuôi tôm

Theo một dự án nghiên cứu mới, các giải pháp dựa trên thiên nhiên có thể được sử dụng hiệu quả trong chiến lược xử lý nước thải cho ngành nuôi tôm.

Ao tôm
• 13:45 24/09/2023

Dư lượng kháng sinh tồn tại lớn trong tôm

Sử dụng kháng sinh bừa bãi trong nuôi tôm là tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng cách, không đúng chỉ định của bác sĩ thú y, hoặc sử dụng kháng sinh quá liều. Tình trạng này đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng, gây ra nhiều hậu quả cho sức khỏe con người, môi trường và ngành nuôi tôm.

Kháng sinh
• 13:45 24/09/2023