Quy hoạch phát triển nuôi thủy sản ở Mỹ Tiến

Với vị trí địa lý và địa hình có nhiều diện tích mặt nước nên xã Mỹ Tiến (Mỹ Lộc) đã xác định phát triển nuôi thủy sản theo hướng hình thành các vùng nuôi tập trung là nhiệm vụ trọng tâm.

Quy hoạch phát triển nuôi thủy sản ở Mỹ Tiến
Ông Trần Văn Minh, thôn La Chợ chăm sóc cá.

Xã Mỹ Tiến có 4 vùng nuôi tập trung tại các khu Lang Xá, La Đồng, La Chợ, Nguyễn Huệ với các đối tượng nuôi chính là các loại cá nước ngọt truyền thống, cá trắm đen, cá Koi. Để việc nuôi thủy sản phát triển theo vùng nuôi tập trung đúng quy hoạch, xã đã tổ chức công khai quy hoạch, tuyên truyền để người dân hiểu rõ tầm quan trọng của việc phát triển sản xuất theo quy hoạch, tạo điều kiện để bà con vay vốn đầu tư xây dựng vùng nuôi đồng bộ, hạn chế chắp vá, quản lý các vùng nuôi chặt chẽ, không để người dân tự phát chuyển đổi vùng nuôi thủy sản phá vỡ quy hoạch. Những trường hợp cố tình vi phạm, xây nhà kiên cố trên diện tích nuôi thủy sản bị xử lý kiên quyết và chấm dứt hợp đồng. Nhờ sản xuất trong vùng nuôi thủy sản tập trung thôn La Chợ, ông Trần Văn Mịch có diện tích tập trung hơn 1ha nuôi các đối tượng chính là cá trắm đen, cá Koi. Ông cho biết: “Từ khi hình thành vùng nuôi tập trung, người nuôi chúng tôi cũng yên tâm đầu tư phát triển nghề hơn rất nhiều bởi nhiều thuận lợi: chia sẻ kinh nghiệm về xử lý nguồn nước, cách phòng trị bệnh cho cá, cách chăm sóc đàn cá hiệu quả… Ngoài ra, chúng tôi còn có thể hỗ trợ nhau trông coi, bảo vệ an ninh trật tự khu vực nuôi”.

Ông Trần Văn Quý cũng có ao nuôi cá trắm đen tập trung tại khu La Chợ. Những ngày cuối năm, ông đang tranh thủ thu hoạch cá cho thương lái đến mua. Những lứa cá sau quá trình chăm sóc cẩn thận đến mùa thu hoạch cuối năm thường nặng từ 4-7kg với giá bán bình quân là 100 nghìn đồng/kg, mỗi năm ông thu lãi từ 200-250 triệu đồng. Ông Quý cho biết: “Cá trắm đen có nhu cầu về ô-xy cao hơn các loài cá khác. Nếu không đủ ô-xy cá sẽ phát triển chậm, dễ bị dịch bệnh và chết. Do vậy muốn đảm bảo ô-xy cho cá phải quản lý môi trường nước ao nuôi luôn sạch, bề mặt ao phải thoáng. Tốt nhất mỗi 500m2 ao nuôi nên bố trí một máy phun mưa để tăng sự khuyếch tán ô-xy từ không khí vào trong nước khi cần thiết. Nước trong ao phải dễ dàng thay tháo khi cần thiết”. Bên cạnh đó, theo ông Quý, đáy ao phải tháo vét bùn hằng năm, không nên để bùn quá dày dễ bị thối, là nơi cư trú  cho các loài sinh vật gây bệnh và sinh ra nhiều khí độc. Hằng ngày, hằng tuần ông Quý luôn có thói quen theo dõi môi trường nước, nhiệt độ, ô-xy trong nước, nồng độ pH, phân tích đánh giá môi trường nuôi để kịp thời xử lý. Với mục đích nuôi cá nước ngọt ngày càng hiệu quả hơn, các hộ nuôi cá trong vùng nuôi tập trung của xã đã liên kết, hỗ trợ nhau trong việc ứng dụng công nghệ nuôi cá công nghiệp, chuyển giao kỹ thuật, cung ứng con giống, thức ăn, thuốc thú y và xử lý dịch bệnh, tìm kiếm thị trường tiêu thụ…

Các hộ thường xuyên tổ chức sinh hoạt để nhận xét, đánh giá, chia sẻ những thuận lợi, khó khăn và rút kinh nghiệm nuôi thả trong vùng nuôi tập trung. Từ hiệu quả kinh tế cao của các vùng nuôi tập trung, trong những năm gần đây, được sự chỉ đạo của chính quyền địa phương, một số hộ đã chuyển diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản kết hợp trồng cây theo mô hình VAC, bước đầu cho thu nhập cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. Mặc dù kết quả nuôi thủy sản khác nhau qua từng năm nhưng các vùng chuyển đổi đi vào hoạt động đều có hiệu quả gấp từ 5-10 lần so với trồng lúa. Phát triển nuôi thủy sản theo quy hoạch đã tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân trong xã, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Kỹ thuật nuôi cá nước ngọt của người dân xã Mỹ Tiến cũng được nâng cao rõ rệt. Thông qua kết quả thực tiễn, việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ nuôi cho các dự án chuyển đổi sang nuôi thủy sản, người nuôi có thêm những kinh nghiệm, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững cho nghề nuôi thủy sản của xã nói riêng và của toàn tỉnh nói chung.

Thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho người dân chuyển đổi diện tích ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản; thực hiện tốt việc quy hoạch vùng nuôi nhằm khai thác lợi thế về đất đai; đẩy mạnh công tác khuyến ngư, tăng cường các hoạt động tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ nuôi giúp người nuôi thủy sản thành thạo các kỹ thuật, chủ động sản xuất, hạn chế rủi ro; tiếp tục chỉ đạo chuyển đổi diện tích ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi thủy sản; đẩy mạnh phát triển nuôi thủy sản có khả năng thâm canh cao; khuyến khích người dân nuôi theo phương thức công nghiệp.

Báo Nam Định
Đăng ngày 09/01/2018
Thanh Hoa
Nông thôn

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 10:11 10/01/2025

Nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch: Xu hướng bền vững cho năm 2025

Trong bối cảnh toàn cầu hướng tới phát triển bền vững, Việt Nam đang chứng kiến sự trỗi dậy của các mô hình kết hợp kinh tế và bảo vệ môi trường. Một trong số đó là "nuôi trồng thủy sản kết hợp du lịch" – giải pháp mang lại lợi ích kép.

Mô hình nuôi
• 09:39 02/01/2025

Tình hình sản xuất tôm của các tỉnh miền Tây vào cận dịp tết

Với sự phục hồi của giá tôm nguyên liệu trong những tháng cuối năm 2024, ngành nuôi tôm ở các tỉnh miền Tây như Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng đang chuẩn bị một mùa Tết đầy hy vọng.

Tôm thẻ
• 13:45 26/12/2024

Quảng trường con tôm ở Cà Mau: Tăng vốn đầu tư lên 43 tỷ đồng

Quảng trường Phan Ngọc Hiển tại thành phố Cà Mau đang trở thành một trong những dự án trọng điểm với nhiều thay đổi lớn về diện tích, vốn đầu tư và thời gian thi công. Mới đây, UBND tỉnh Cà Mau đã quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư cho dự án này, tăng vốn đầu tư thêm hơn 43 tỷ đồng và kéo dài thời gian thực hiện đến năm 2026.

Biểu tượng con tôm
• 08:00 22/12/2024

Loài cá được mệnh danh là "phù thủy" dưới đại dương

Cá mặt quỷ không chỉ được thiên nhiên “ưu ái” ban tặng một vẻ ngoài “ma chê quỷ hờn” mà còn sở hữu thêm kỹ năng ngụy trang và phản công bằng nọc độc vô cùng đáng sợ hệt một phù thủy thực thụ dưới đại dương.

Cá mặt quỷ
• 00:50 11/01/2025

Nâng cao công tác quản lý tàu cá, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản

Hiện nay công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản đang tiếp tục đối mặt với một số khó khăn, thách thức như các hình thái thời tiết cực đoan trên biển đang ngày càng phức tạp, khó lường do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

Tàu cá
• 00:50 11/01/2025

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2025

Ngày 03/01/2025, UBND tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch số 02/KH-UBND về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2025 trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Nhá tôm
• 00:50 11/01/2025

Giải pháp vi sinh giảm thiểu khí độc trong ao nuôi

Các khí thường xuyên xuất hiện trong ao nuôi tôm, đặc biệt khi chất hữu cơ tích tụ và quá trình phân hủy xảy ra mạnh mẽ. Những khí độc này không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe tôm mà còn làm giảm năng suất nuôi.

Tạt vi sinh
• 00:50 11/01/2025

Xử lý dịch bệnh không dùng kháng sinh trong nuôi tôm

Nuôi tôm là một ngành kinh tế quan trọng, nhưng cũng đầy thách thức khi dịch bệnh thường xuyên xuất hiện, đe dọa năng suất và lợi nhuận của người nuôi.

Tôm thẻ
• 00:50 11/01/2025
Some text some message..