Rà soát, xử lý vi phạm nuôi thủy sản lồng, bè trên sông

Tỉnh Đồng Tháp có hệ thống sông rạch chằng chịt, rất thuận lợi cho việc nuôi thủy sản. Năm 2020, tỉnh có 3.736 chiếc lồng, bè nuôi cá trên các tuyến sông.

Cá chết hàng loạt
Cá giống chết hàng loạt trên sông cái Vừng vào 02/2020.

Tuy nhiên, việc nuôi cá lồng, bè trên sông vẫn còn 942 lồng, bè ngoài vùng quy hoạch, gây ảnh hưởng đến giao thông đường thủy nội địa, dễ phát sinh dịch bệnh và làm ô nhiễm môi trường nước.

Để hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi, thúc đẩy phát triển nuôi thủy sản lồng, bè bền vững, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp rà soát xử lý vi phạm nuôi thủy sản lồng, bè trên sông.

Hiện nay, tỉnh quy hoạch và bố trí vùng nuôi thả các loại cá Điêu hồng tập trung nhiều nhất ở các huyện: Cao Lãnh, Thanh Bình, Châu Thành và thành phố Cao Lãnh; cá He, Hú, Tra, Ba sa tập trung ở huyện Hồng Ngự và thị xã Hồng Ngự; cá Bông và cá Lóc  ở các huyện Tân Hồng, Tháp Mười và Tam Nông. Các loại cá khác như: Chim trắng, Bống tượng, Chình, Chài, bè nuôi cá giống, cá bố mẹ được thả nuôi trên toàn tỉnh.

Để đảm bảo an toàn về giao thông đường thủy nội địa, giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường, khống chế dịch bệnh, tăng cao hiệu quả nghề nuôi, theo ông Huỳnh Tất Đạt, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, ngành nông nghiệp chỉ đạo tuyên truyền, vận động người nuôi lồng, bè hiện đang neo đậu ngoài vùng quy hoạch, thực hiện di dời đến vùng quy hoạch. 

Đồng thời, ngành chuyên môn phối hợp chặt chẽ với Chi cục Chăn nuôi, Thú y và Thuỷ sản hướng dẫn người nuôi thực hiện đăng ký nuôi lồng, bè; xây dựng chuỗi liên kết để sản xuất các sản phẩm chất lượng, an toàn và truy xuất nguồn gốc.

Bên cạnh đó, hướng dẫn người nuôi thực hiện nuôi theo VietGAP hoặc các chứng nhận thực hành sản xuất thủy sản tốt. rà soát quản lý, sắp xếp, bố trí lại các vùng nuôi cá lồng, bè đến năm 2025; tổ chức phòng ngừa, ngăn chặn có hiệu quả các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước ảnh hưởng đến vùng nuôi; hướng dẫn người nuôi lồng, bè…

Mục tiêu nuôi cá lồng, bè phải bảo đảm các tiêu chí: không gây ảnh hưởng đến luồng giao thông đường thủy, bến thủy nội địa, đò ngang và cách xa các cửa sông chính tối thiểu 200 m; không bố trí bè trên các tuyến sông biên giới do liên quan đến an ninh quốc phòng. Đồng thời, cách xa các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư tập trung, khu vực chợ, các bến thủy nội địa, khu vực bờ kè, các vực sâu và các tuyến sông có khu vực bờ bị bồi lắng hoặc bị sạt lở mạnh. Bên cạnh đó, không quy hoạch vùng nuôi ở nơi lấy nguồn nước mặt để cấp cho sinh hoạt dân cư, hoặc những vùng ven sông đã quy hoạch nuôi cá tra xuất khẩu để tránh việc nhiễm chéo, gây mất an toàn vệ sinh thực phẩm giữa các nhóm thủy sản. Các lồng bè được quy hoạch nơi có dòng nước sạch và đảm bảo dòng chảy tốt, có khả năng tự làm sạch cao nhằm hạn chế dịch bệnh.

Theo ông Võ Thành Ngoan, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Tháp, tỉnh tiến hành thực hiện thí điểm giải pháp nuôi cá bè kết hợp chỉnh trị tại các vị trí đang bị xói lở mạnh, vận tốc dòng chảy lớn áp sát bờ.

Giải pháp này vừa đảm bảo phát triển kinh tế xã hội, vừa góp phần chỉnh trị dòng sông, có tác dụng làm giảm vận tốc dòng chảy tác động vào bờ từ đó hạn chế được sạt lở bờ sông tại các vị trí như: bờ sông Tiền khu vực xã Long Thuận, huyện Hồng Ngự (nhánh sông Hàng Gòn).  Bờ sông Tiền khu vực xã Tân Quới - Tân Bình, huyện Thanh Bình.  Bờ sông Tiền khu vực xã Bình Hàng Trung, huyện Cao Lãnh;  bờ sông Tiền khu vực xã Bình Hàng Tây - Bình Thạnh, huyện Cao Lãnh.

Các vùng quy hoạch nuôi cá lồng, bè phải được cơ quan chuyên môn và chính quyền địa phương quản lý; đồng thời từng bước giải tỏa lồng, bè ngoài vùng quy hoạch. Người nuôi phải được cơ quan quản lý chuyên ngành là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Các ngành chức năng trong tỉnh cũng đề ra nhiều giải pháp nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, áp dụng các quy trình kỹ thuật nuôi theo hướng dẫn của ngành chuyên môn; thường xuyên quan trắc môi trường nước, thu thập đầy đủ thông tin về chất lượng nước, kịp thời có các khuyến cáo giúp người nuôi thực hiện tốt việc sản xuất và bảo vệ môi trường. Các ngành chức năng và chính quyền địa phương tuyên truyền, vận động các hộ nuôi chấp hành các quy định về an toàn giao thông đường thủy nội địa.

TTXVN
Đăng ngày 11/08/2020
Nguyễn Văn Trí
Môi trường

Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến năng suất nuôi thủy sản tại vùng ven biển Việt Nam

Biến đổi khí hậu đang ngày càng ảnh hưởng mạnh đến ngành nuôi trồng thủy sản ven biển Việt Nam, gây ra các hiện tượng thời tiết cực đoan như bão lớn, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn và nhiệt độ nước biển tăng cao trong năm 2023-2024. Những tác động này không chỉ làm suy giảm năng suất và sản lượng thủy sản, mà còn đe dọa sinh kế và an ninh kinh tế của người dân ven biển.

Nuôi trồng thủy sản
• 09:53 05/11/2024

Bảo vệ, phòng chống thiệt hại thủy sản nuôi trong mùa mưa bão

Bão lũ tác động trực tiếp đến các hoạt động nuôi trồng thủy sản, gây thiệt hại lớn cho người nuôi.

Ao tôm
• 10:02 31/10/2024

Nguồn nước ở khu nuôi ô nhiễm nghiêm trọng

Ô nhiễm nguồn nước trong khu vực nuôi tôm đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng và ngày càng gây lo ngại cho nhiều người nuôi tôm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của tôm mà còn làm giảm năng suất, tăng chi phí nuôi và gây thiệt hại lớn về kinh tế cho người nuôi.

Nước ô nhiễm
• 09:49 30/10/2024

Giải pháp kiểm soát giá giống thủy sản sau bão

Sau mỗi cơn bão, việc kiểm soát giá giống thủy sản trở thành vấn đề nóng, khi giá cả thường tăng cao do tình trạng đầu cơ và nguồn cung bị gián đoạn.

Nuôi tôm thẻ
• 09:47 24/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 02:03 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 02:03 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 02:03 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 02:03 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 02:03 09/11/2024
Some text some message..