Rau câu rớt giá, nông dân mất nguồn thu

Hai năm nay, giá rau câu chỉ 4.000 đồng/kg, thấp hơn 9.000 đồng/kg so với trước đây. Không chỉ giá thấp, việc bán loại rau này cũng không dễ. Trong khi đó để làm ra được rau câu khô thành phẩm phải tốn nhiều công sức.

Rau câu rớt giá, nông dân mất nguồn thu
Người dân xã An Cư (huyện Tuy An) phơi khô rau câu - Ảnh: HOÀI NAM

Rau câu rớt giá, tồn nhiều

Gia đình bà Nguyễn Thị Thùy ở phường Xuân Đài (TX Sông Cầu), đang thu hoạch rau câu trong hồ nuôi tôm rộng 600m2. Chồng bà vớt rau câu đưa vào bờ, còn bà và con gái thì khiêng rau câu đến cạnh đường quốc lộ 1 để phơi. Tuy nhiên, trong lúc phơi bà Thùy còn phải lựa rong giẻ, rong nhớt bám vào rau. Khi phơi phải trở qua trở lại nhiều lần cho rau mau khô. Đợt này, gia đình bà Thùy thu hoạch khoảng 50kg, với giá bán 4.000 đồng/kg khô, chỉ thu được 200.000 đồng. Trong khi cách đây 2 năm, số rau câu này bán với giá 13.000 đồng/kg khô, thu nhập gần 650.000 đồng.

Theo nhiều người, trồng rau câu phụ thuộc vào thời tiết, tháng qua có mưa mát trời nên rau câu phát triển tốt, sản lượng tăng cao. Tuy nhiên, giá rau câu thấp, thương lái cũng không đến mua nên có nhà tồn cả tấn rau câu trong nhà.

Ông Trần Thiện ở phường Xuân Thành (TX Sông Cầu), đang vào bao rau câu khô chất trong nhà chờ thương lái đến mua. Hồ trồng rau câu của nhà ông Thiện rộng hơn 1.000m2, hiện nay nhiệt độ thích hợp cho rau câu vùng này phát triển tốt nên lần vớt này ông Thiện thu hơn 150kg. “Hồ này nuôi tôm nhưng tôm chết, tôi chuyển sang trồng rau câu. Mấy năm trước, rau câu bán với giá 12.000 đồng/kg khô, có tháng rau câu khan hiếm “nhảy” lên 13.000 đồng/kg khô, nay hạ xuống còn 4.000 đồng/kg. Không chỉ giá xuống thấp mà hiện nay bán rau câu cũng không dễ, nhà tôi hiện có gần 0,5 tấn rau câu khô, tôi gọi thương lái đến cân nhưng chờ 3 ngày rồi, thương lái vẫn bặt tăm”, ông Thiện nói.

Ông Nguyễn Văn Bình, một đại lý chuyên mua rau câu ở thôn Phú Tân 1, xã An Cư, cho biết: Các đại lý mua rau câu để xuất bán tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. 2 năm nay rau câu được mùa dẫn đến giá thu mua hạ.

Thu nhập thấp

Tại huyện Tuy An, những ngày qua, dưới chân cầu Long Phú thuộc xã An Cư, nhiều người dân sống ven đầm Ô Loan đang thu hoạch rau câu với tâm trạng buồn bã. Bà Bùi Thị Quyên ở xã An Cư, phân trần: Nhà tôi có hồ nuôi tôm rộng 1ha. Năm nay cửa biển An Hải thông ra biển nên thủy triều từ biển tràn vào, nước trong đầm dâng cao. Đây là hồ hở do xây bằng đá nên nước tràn vào hồ, chưa thả tôm được. Nước mặn trong hồ dồi dào nên rau câu phát triển, mới đây tôi vớt rau câu phơi khô bán 1 tấn chỉ được 4 triệu đồng. Làm ra được tấn rau câu khô mất rất nhiều công, chồng và con trai tôi vớt rau dưới hồ rồi chở bằng sõng câu vào. Sau đó, vác lên bờ để tôi phơi khô… cộng dồn lại gần cả tháng công nhưng thu nhập không đáng là bao. Năm nay nước lớn, tôm nuôi không được, rau câu thì mất giá, người dân ở đây gặp khó.

Còn bà Phan Thị Chín ở xã An Hiệp (huyện Tuy An), tâm sự: Tuổi già tôi không làm gì ra tiền nên hàng ngày đi vớt rau câu trong đầm Ô Loan về phơi khô bán. Tôi vừa bán 100kg rau câu khô chỉ được 400.000 đồng. Làm ra được 100kg rau câu khô tôi phải bỏ ra 5 ngày, công vớt, công phơi…

Ông Hồ Thanh Riếu, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tuy An, cho biết: Đầm Ô Loan có diện tích mặt nước rộng hơn 1.250ha, ngoài việc nông dân ven đầm nuôi tôm thì rau câu cũng xuất hiện trong đầm tạo thêm nguồn thu nhập cho nông dân. Rau câu ở đầm Ô Loan rất phát triển, năng suất bình quân 15-22 tấn/ha. So với làm lúa thì rau câu ở đầm Ô Loan cho thu nhập cao hơn, nên đây là nguồn thu đáng kể của người dân 6 xã sống quanh đầm. Tuy nhiên gần đây rau câu mất giá làm cho nông dân ven đầm mất nguồn thu nhập. Để rau câu trở thành thế mạnh hàng hóa, tránh bị tư thương ép giá, địa phương rất cần sự quan tâm của Nhà nước đầu tư phát triển rau câu ở lĩnh vực quy hoạch vùng nuôi, tập huấn kỹ thuật cho người dân và liên kết các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ.

Báo Phú Yên
Đăng ngày 12/06/2017
TRÂM TRÂN
Kinh tế

Tăng cường tiêu thụ nội địa: Thị trường thủy sản Việt Nam bùng nổ với cá lóc, ếch và cá nuôi biển

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là đối với các loại cá lóc, ếch và cá nuôi biển. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thay đổi trong thói quen ăn uống ưu tiên các sản phẩm thủy sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Chợ hải sản
• 10:47 11/02/2025

Tại sao cần chú trọng liên kết chuỗi sản phẩm

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng mà còn góp phần tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao giá trị, việc liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản trở thành một yếu tố thiết yếu. Liên kết chuỗi không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội cho người nuôi, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Thủy hải sản
• 09:34 10/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Quy trình đánh giá Tôm giống Tép Bạc: Chất lượng đảm bảo từ Trại giống đến ao nuôi

Quy trình kiểm định Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc không chỉ dừng lại ở việc đánh giá chất lượng con giống tại trại mà còn giám sát chặt chẽ toàn bộ quá trình từ sản xuất, vận chuyển tôm giống cho tới khi đến tay người nuôi. Sự theo dõi xuyên suốt này giúp bà con an tâm hơn khi chọn giống đạt chuẩn, hạn chế rủi ro dịch bệnh và nâng cao hiệu quả nuôi trồng.

Nhá tôm
• 11:10 17/02/2025

Top 5 tỉnh có sản lượng nuôi tôm thẻ chân trắng lớn nhất Việt Nam

Tôm thẻ chân trắng là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đóng góp lớn vào kim ngạch xuất khẩu thủy sản mỗi năm. Với ưu thế về tốc độ tăng trưởng nhanh, khả năng thích nghi tốt và hiệu quả kinh tế cao, tôm thẻ chân trắng được nuôi rộng rãi tại nhiều tỉnh thành, đặc biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Nuôi tôm thẻ chân trắng
• 11:10 17/02/2025

Nhận biết con giống đạt chuẩn bằng mắt thường

Trong nuôi tôm, việc kiểm soát chất lượng con giống đóng vai trò then chốt, được xem là yếu tố quyết định đến 80% sự thành công của vụ nuôi. Vì vậy, việc nhận biết và lựa chọn những con giống khỏe mạnh ngay từ đầu là bước vô cùng quan trọng, giúp đảm bảo năng suất và hiệu quả của cả vụ nuôi.

Tôm giống
• 11:10 17/02/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 11:10 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 11:10 17/02/2025
Some text some message..