Rau ngót: Từ ẩm thực truyền thống đến vị thuốc quý trong thủy sản

Rau ngót có tác dụng kháng khuẩn Vibrio và các vi khuẩn kháng kháng sinh, có thể trở thành một loại thảo dược trong thủy sản.

rau ngót
Rau ngót là một vị thuốc quý trong nuôi trồng thủy sản. Ảnh: ntdanai

Có nhiều loại thảo dược từ lâu vừa là thực phẩm vừa làm thuốc chữa bệnh hiệu quả cho con người và nhiều vật nuôi khác. Rau ngót - một loài thực vật thuộc họ Phyllanthaceae, có thể được chế biến thành rất nhiều món ăn ngon. Đây là một loài cây mọc theo bụi, phát triển trong điều kiện nhiệt độ cao và ẩm ướt. Rau ngót phân bố khắp khu vực Đông Nam Á và Australia, nó cũng xuất hiện nhiều ở Ấn Độ và một số nơi ở Trung Quốc. Cùng với sự xuất hiện rộng rãi, thì loài cây này cũng mang nhiều tên gọi khác nhau tùy theo địa phương.

Rau ngót là thuốc chữa bệnh

Hiệu quả làm thuốc chữa bệnh của rau ngót sẽ phụ thuộc vào số lượng và chất lượng của những hoạt chất bên trong. Nhiều chất chuyển hóa cho thấy giá trị y học cao trong rau ngót. Cây “thuốc nam” này được sử dụng chữa bệnh về tiết niệu, loét, giảm đau, sốt rét và thú vị hơn là để tăng sản xuất sữa cho các bà mẹ bỉm sữa. Đây cũng là một loài thực phẩm giúp ngăn ngừa béo phì. Rau ngót chứa nhiều flavonoid, glycoside, catechol, các hợp chất có tính axit, tannin, alkaloid, sterol, terpenoids và phenol. Bên cạnh chức năng dinh dưỡng và chữa bệnh, rau ngót còn chứa 18–20% axit béo, tiềm năng để sử dụng làm nhiên liệu sinh học tuyệt vời. Ngoài ra, khả năng phát triển của rau ngót trong đất chứa kim loại nặng là rất quan trọng về cải thiện hệ sinh thái.


Rau ngót chưa nhiều hoạt chất hiệu quả trong y học.

Một số công dụng khác phái kể đến của rau ngót là điều chế làm nước súc miệng, làm thực phẩm của gia cầm và gia súc. Loài cây này cũng được dùng làm cảnh và còn được sử dụng chiết xuất để tạo hương thơm.

Rau ngót là thực phẩm

Rau ngót được xếp vào loại rau xanh với giá trị dinh dưỡng và hàm lượng vitamin cao hơn các loại rau khác. Đây là một nguồn giàu vitamin A và C, protein, canxi và carbohydrate so với các loại rau ăn lá khác như rau dền hay chùm ngây. Một nguồn giàu  β-carotene đáng kể, vitamin E chống oxy hóa cũng được phát hiện trong lá của rau này. Đặc biệt, sự tích lũy dinh dưỡng ở rau ngót tăng đáng kể từ ngày thứ 60 đến ngày thứ 120 theo sự phát triển của cây. Sắt và kẽm là những nguyên tố dồi dào trong lá cây, lên tới hơn 100mg/kg.

canh rau ngót
Canh rau ngót quen thuộc trong ẩm thực truyền thống.

Rau ngót là thảo dược trong thủy sản

Việc sử dụng kết hợp rau ngót, tỏi và nghệ đã làm tăng lượng acid amin trong thịt gà. Nghiên cứu này cho thấy việc tăng giá trị dinh dưỡng lên gấp nhiều lần khi sử dụng chung nhiều loại dược phẩm tốt với nhau. Rau ngót cũng được sử dụng trên bò giúp bò mẹ tiết sữa, ngăn ngừa vi khuẩn Vibrio alginolyticus gây bệnh trên cá Mú. Lá của rau ngót cũng được nghiên cứu để chiết xuất ra hoạt chất chống viêm, chống ung thư trên người.

Nói riêng về hoạt tính kháng khuẩn của rau ngót, cho thấy sự kháng Staphylococcus aureus, Bacillus subtilis, Escherichia coliPseudomonas aeruginosa rất rõ rệt. Vi khuẩn Vibrio là mầm bệnh gây ra nhiều vấn đề cho tôm nuôi, ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của ấu trùng tôm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh việc bổ sung các chiết xuất từ lá cây rau ngót giúp giảm hẳn lượng vibrio trong ấu trùng tôm so với trước khi sử dụng. Rau ngót còn chống lại các vi khuẩn kháng kháng sinh như liên cầu khuẩn Staphylococcus aureus. Sự kết hợp của lá rau ngót và rễ gừng sẽ giúp hoạt động kháng khuẩn trên tôm diễn ra với hiệu quả tốt hơn. Ngoài hoạt tính kháng khuẩn thì rau ngót cũng kháng nấm hiệu quả. Có thể điều trị một số bệnh nấm trên người và cá cảnh.

Staphylococcus aureus
Staphylococcus aureus

Rau ngót là một loại rau lá xanh quan trọng, có giá trị dinh dưỡng và khả năng chữa bệnh cao. Một số tác dụng trên người và nhiều động vật đã được chứng minh. Tuy nhiên , nếu sử dụng với liều lượng quá cao, loài cây này có thể gây ra độc tính với đường hô hấp của các sinh vật, kể cả con người. Do đó, cần thêm nhiều nghiên cứu hơn để xác định cụ thể hoạt động y học và liều lượng sử dụng phù hợp của nó. Một loài cây dân dã với 2 chức năng dinh dưỡng và y học sẽ là một loại thảo dược trong thủy sản giúp chống lại nhiều mầm bệnh nguy hiểm.

Đăng ngày 17/08/2022
Hà Tử @ha-tu
Nguyên liệu

Da cá hồi: Từ phế phẩm trở thành món ăn được ưa chuộng

Trong những năm gần đây, da cá hồi đã trở thành một nguyên liệu được ưa chuộng trong ẩm thực, không chỉ nhờ vào hương vị đặc biệt mà còn bởi những lợi ích sức khỏe mà nó mang lại. Từ một phần thường bị bỏ đi trong chế biến cá, da cá hồi đã được khám phá và tận dụng một cách sáng tạo, biến thành món ăn hấp dẫn được nhiều người yêu thích.

Da cá hồi
• 10:25 24/12/2024

Phụ phẩm từ mực và bạch tuộc được tận dụng như thế nào?

Ngành chế biến thủy sản, đặc biệt là mực và bạch tuộc, đang ngày càng phát triển với sự gia tăng của nhu cầu tiêu thụ toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn phụ phẩm như đầu, xúc tu, nội tạng, da, và nước thải từ quá trình chế biến lại bị bỏ phí hoặc chưa được sử dụng hiệu quả. Việc tận dụng các phụ phẩm này không chỉ giúp giảm thiểu lãng phí mà còn mang lại giá trị kinh tế và bảo vệ môi trường.

Mực
• 10:34 19/12/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu.

Đậu nành
• 10:09 06/12/2024

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Những loài cá cảnh có hành vi kỳ lạ

Trong thế giới cá cảnh đa dạng và phong phú, những loài cá sở hữu ngoại hình độc đáo hoặc hành vi khác thường luôn có sức hút đặc biệt.

Cá cảnh
• 07:25 29/12/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 07:25 29/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 07:25 29/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 07:25 29/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 07:25 29/12/2024
Some text some message..