Rong biển nguồn cung cấp protein tương lai?

Nước xử lý từ ngành công nghiệp thực phẩm là một loại phân bón tuyệt vời trong nuôi trồng rong biển trên cạn. Không chỉ rong biển phát triển nhanh hơn mà hàm lượng protein của nó cũng tăng lên gấp bội. Bằng cách này, nước xử lý có thể từ một chi phí trở thành một nguồn tài nguyên trong ngành công nghiệp thực phẩm.

Rong biển
Rong biển chứa nhiều protein và acid amin phong phú. Ảnh: ctfassets.net

Liệu tảo biển có thể trở thành nguồn cung cấp protein cạnh tranh trong thực phẩm của tương lai như đậu nành ngày nay không?  

Từ lâu rong biển được biết đến như nguồn protein, peptide hoạt tính sinh học và acid amin phong phú, có tiềm năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như thực phẩm, mỹ phẩm, nông nghiệp, y dược và sinh học. Rong biển tự nhiên có hàm lượng protein thấp hơn đậu nành, nhưng với sự chăm bón thì sự khác biệt đó có chiều hướng giảm đi. Ví dụ điển hình là loài tảo xanh – rau diếp biển, với hàm lượng protein thô hơn 15% và một số axit amin gần với bột đậu nành, nó còn chứa hàm lượng lưu huỳnh, canxi, magiê, natri và clorua cao. 

Lợi ích từ nước xử lý lên rong biển 

Một bài báo khoa học của các nhà nghiên cứu cho thấy rằng nước từ quá trình sản xuất thực phẩm có thể dùng như một loại phân bón tuyệt vời trong việc trồng rong biển. Kết quả thí nghiệm cho thấy rong biển phát triển nhanh hơn 60% và hàm lượng protein tăng gấp 4 lần khi bổ sung nước xử lý. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Gothenburg và Đại học Công nghệ Chalmers tin rằng nước trong quá trình xử lý có thể được chuyển hóa từ thiệt hại về kinh tế thành nguồn tài nguyên quan trọng cho ngành công nghiệp thực phẩm. Bằng cách sử dụng nước đã qua xử lý, chúng tôi đã tăng hàm lượng protein trong rong biển lên hơn 30%. 

Nghiên cứu rongKết quả nghiên cứu rằng rong biển phát triển nhanh và hàm lượng protein tăng gấp 4 lần khi bổ sung nước xử lý. Ảnh: pbs.twimg.com

Chúng ta đã biết rằng tảo phát triển tốt hơn ở khu vực lân cận các trang trại nuôi cá ở biển do chất dinh dưỡng trong phân cá hòa tan trong nước. Do đó, nước chế biến từ các ngành công nghiệp thực phẩm thường giàu nitơ và phốt pho theo cách tương tự. 

Nguồn nước từ các nhà sản xuất thực phẩm khác nhau 

Các nhà nghiên cứu đã thử nghiệm bốn loại rong biển khác nhau và thêm nước chế biến từ một số nhà sản xuất thực phẩm khác nhau - từ ngành công nghiệp cá trích, nuôi cá hồi, động vật có vỏ và sản xuất sữa yến mạch. Một lượng nước theo quy trình nhất định với hàm lượng nitơ được kiểm soát đã được thêm vào hệ thống nuôi trồng rong biển. Một lý do khá thú vị các nhà nghiên cứu sử dụng nước xử lý từ nhà sản xuất sữa yến mạch để hướng đến canh tác rong biển thuần chay. Sau tám ngày, các nhà nghiên cứu đã phân tích kết quả - tất cả các loại nước xử lý khác nhau đều có tác dụng tốt như phân bón cho rong biển.  

Sản xuất thực phẩm đòi hỏi một lượng lớn nước và chăm sóc nước cho quá trình hiện đang là một chi phí cho các nhà sản xuất. Nhưng nước này có thể được biến thành một nguồn tài nguyên quý giá. Nhà nghiên cứu Stedt từ trường Đại học Gothenburg cho rằng có thể nuôi trồng tảo trên đất liền, chẳng hạn như rau diếp biển gần nhà máy cá trích vì trồng rong biển có thể làm sạch một phần lớn chất dinh dưỡng từ nước chế biến. 

Nuôi trồng tảoNuôi trồng tảo trên đất liền. Ảnh: globalseafood.org 

Không có mùi vị của rong biển 

Các nhà nghiên cứu lo lắng rằng rong biển sẽ bị nhiễm độc do nước bị ô nhiễm trước khi đưa vào xử lý. Không phải ai cũng có thể đánh giá cao rau diếp biển có hương vị cá trích. Nhưng các thử nghiệm hiện không ghi nhận bất kỳ tác động nào đến hương vị của rong biển từ nước xử lý. 

Trong tương lai, Kristoffer Stedt và các đồng nghiệp sẽ tập trung vào việc nhân rộng các thí nghiệm trồng rong biển. Họ sẽ sử dụng nước chế biến từ ngành công nghiệp cá trích, cho kết quả rất hứa hẹn, và tập trung vào loài Ulva fenestrata (rau diếp biển). Các nhà nghiên cứu tin rằng rong biển có thể là nguồn protein thay thế các loại thực phẩm trong tương lai. Đây cũng có thể được ứng dụng như một hệ thống hoàn toàn kín nếu sử dụng rong biển nuôi trồng làm thức ăn cho nuôi cá hồi trên cạn và sử dụng nước xử lý cho việc trồng rong biển. 

Đăng ngày 22/09/2022
Nhất Linh @nhat-linh
Sinh học
Bình luận
avatar
avatar avatar
(>item.username<)

(>item.add_time*1000 | date:'y-M-d HH:mm:ss'<)

(>item.total_like<)

(>item.content<)

Loài cá xém tuyệt chủng- Nay đã được nhân giống thành công!

Nuôi cá hiếm trên sông không chỉ vì lợi ích kinh tế, một người đàn ông ở miền Tây có mong muốn bảo tồn và nhân giống những loài cá có nguy cơ tuyệt chủng.

Cá chốt chuột và cá trạch lửa
• 09:50 09/02/2023

Lưu giữ con cua lớn nhất tại hội Cua Cà Mau

Phân viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản Nam Sông Hậu lưu giữ chú cua khủng đạt giải nhất trong cuộc thi “Cua Cà Mau lớn nhất - Cua Sumo”.

cua sumo
• 11:03 01/01/2023

“Vùng chết” ở đại dương xuất hiện

Tưởng chừng không liên quan nhưng các “vùng chết” ở đại dương và sự nóng lên toàn cầu lại có mối quan hệ chặt chẽ với nhau

Nóng lên toàn cầu
• 17:16 26/12/2022

Bạn đã đến "thủy cung" đặc biệt nhất Đông Nam Á tại Nha Trang chưa?

Những năm gần đây có vô số sinh vật biển đã bị tuyệt chủng, đánh bắt trái phép và không còn tồn tại nhiều trên trái đất. Tuy nhiên vẫn có những viện bảo tàng, những “thủy cung” trên đất liền nuôi dưỡng và bảo vệ chúng, lưu giữ cả những bảo vật, những bộ xương cá khổng lồ đến kỳ lạ.

Phòng trưng bày mẫu vật tại Viện Hải dương học
• 09:27 01/11/2022

Sản xuất sinh khối từ tảo biển

Tảo là loài có vai trò quan trọng đối với các vấn đề về môi trường nhờ khả năng hấp thụ khí CO2 và giảm thiểu lượng khí metan sản sinh trong chăn nuôi.

Rong biển
• 10:48 02/06/2023

Nhựa sinh học từ rong biển

Đối mặt với vấn đề ô nhiễm rác thải nhựa thì sự hình thành các giải pháp dần thay thế các vật dụng nhựa khó phân hủy này như sử dụng các vật dụng có nguồn gốc từ thực vật hay hạn chế sử dụng vật dụng nhựa sử dụng 1 lần.

Rong biển
• 10:47 10/03/2023

Nghiên cứu mới về kiểm soát tảo nở hoa

Tảo hay gọi chung là thủy sinh thực vật là một thành phần không thể thiếu trong môi trường nước. Tuy nhiên, tảo cũng như những yếu tố khác, có mặt tốt và mặt xấu.

Tảo nở hoa
• 10:58 17/02/2023

Cải thiện tăng trưởng và chuyển hóa thức ăn trên thủy sản

Các nhà nghiên cứu ở Philippines đã phát triển một loại thực phẩm bổ sung có nguồn gốc từ rong biển có thể cải thiện lợi nhuận và tính bền vững của động vật thủy sản nuôi.

Rong biển
• 11:19 30/01/2023

5 loại hải sản tốt nhất cho sức khỏe

Những loại hải sản nào đặc biệt tốt cho sức khỏe, các chuyên gia đã có chỉ dẫn sau.

Thủy hải sản
• 07:45 04/06/2023

Bình Định: Phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương

Bình Định hiện đang là tỉnh dẫn đầu về sản lượng khai thác cá ngừ đại dương trên cả nước, nhưng do công nghệ khai khác thô sơ và bảo quản vẫn còn thủ công nên chất lượng sản phẩm chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu nguyên con hiện nay.

Cá ngừ đại dương
• 07:45 04/06/2023

4 tình trạng bệnh nên tránh xa hải sản

So với thịt, hải sản có nhiều chất đạm và ít chất béo, ăn có vị thơm ngon mà không bị ngấy. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng chỉ ra rằng, hải sản tuy tốt nhưng không phải ai cũng hợp ăn hải sản, do đó cần chú ý nhiều hơn.

Thủy hải sản
• 07:45 04/06/2023

Di dời đàn cá tra dầu nặng hàng tạ, lớn nhất miền Tây

Ban quản lý Khu du lịch Can Tho Eco Resort vừa di dời đàn cá tra dầu từ ao nuôi qua hồ cảnh quan. Những con cá tra dầu nặng tới hàng trăm kg gây chú ý và thích thú với nhiều du khách.

Cá tra dầu
• 07:45 04/06/2023

Lúng túng xác định chủng loại cá tầm nhập khẩu: Cá nội đang bị bóp nghẹt

Sau 4 lần Chính phủ ra chỉ đạo xử lý tình trạng cá tầm ngoại cách đây hơn 2 năm, đến nay Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) và Bộ Tài chính vẫn chưa thể xác định được giống và chủng loại cá tầm nhập khẩu.

Cá tầm
• 07:45 04/06/2023