Rong nho: đối tượng đang cần được quan tâm

Một vài năm trở lại đây, nhiều hộ dân nuôi tôm gặp không ít khó khăn do dịch bệnh EMS hoành hành, môi trường nước ngày càng ô nhiễm,… làm cho tỉ lệ chết gia tăng, dẫn đến tình trạng treo ao ở nhiều nơi. Đứng trước những khó khăn đó, trồng rong nho hiện đang là một giải pháp có hiệu quả, góp phần mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân.

rong nho
Ảnh: rong nho

Rong nho (Caulerpa lentillifera) được trồng đầu tiên tại một trại nuôi tôm và cá măng biển vào năm 1952, ở đảo Mactan, Cebu, Philippine. Lúc đầu, rong nho được trồng để cải thiện chất lượng nước ao nuôi. Nhưng về sau, người dân nhận thấy thu được nguồn lợi rất nhiều từ nó, nên rong nho đã trở thành mùa vụ chính trồng trong ao, năng suất 12-15 tấn/ha/năm. Sau đó, du nhập vào Nhật Bản và được sử dụng như một loại thức ăn, phổ biến cho đến ngày nay. 

Dù vậy, rong nho lại phát triển không mấy thuận lợi ngay trên quê hương của nó. Rong nho thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm, nhiệt độ nước 220C-280C, độ mặn 30‰. Dễ dàng nhận thấy, rong nho hoàn toàn phù hợp với điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Có thể tận dụng 3.000km bờ biển nước ta để nuôi thương phẩm, xuất khẩu rong nho.

Một ví dụ điển hình là anh Đặng Ngọc Thoại ở phường Ninh Hải, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam, chàng thanh niên trẻ, phát triển thành công nhờ mô hình trồng rong nho . Từ 3 ha ao nuôi tôm bỏ không do thua lỗ, anh đã mang về hơn 600 triệu đồng/ năm, với năng suất 25-30tấn/ha/năm và giải quyết việc làm cho 30 lao động ở địa phương có thu nhập ổn định.

Thật vậy, chỉ cần tận dụng một số bể composite hay những ao bỏ không, không cần tốn nhiều công chăm sóc, không cần tư nhiều vốn đầu, không cần đầu tư trang thiết bị hay máy móc hiện đại, nguồn giống có thể sử dụng lại cho mùa vụ sau từ các cây rong đã phát triển, kĩ thuật trồng rong cũng khá đơn giản, thời gian thu hoạch ngắn, người dân đã có thể thu về mỗi năm hàng trăm triệu đồng. Có thể nói, rong nho là món quà quý giá mà thiên nhiên dành tặng cho người dân miền biển nghèo, chịu thương, chịu khó này.

Mặt khác, chất lượng cuộc sống đang ngày một nâng cao, lựa chọn thực phẩm bổ dưỡng, làm đẹp, an toàn cho con người là vấn đề luôn được đặt lên hàng đầu. Đáp ứng được yêu cầu đó, một lần nữa, rong nho lại là ứng cử viên đầy tiềm năng.

Kết quả phân tích thành phần các chất dinh dưỡng trong rong nho của phân viện khoa học vật liệu Nha Trang cho thấy trong rong nho chứa nhiều khoáng vi và đa lượng, vitamin,.. có tác dụng tẩy độc cơ thể, làm đẹp da, chống béo phì, lão hóa, thấp khớp, bứu cổ, tăng sức đề kháng cho cơ thể và điều hoài huyết áp, tim mạch.

Hàm lượng Iod trong rong nho (470µg/g ) là rất cao (cao hơn nhiều lần so với hàm lượng Iod trong các lọai thực phẩm khác, kể cả trong thực phẩm có nguồn gốc từ biển như cá tươi : 2.4 µg/g, cá khô 13.6 µg/g, nước mắm : 9.5 µg/g, rau cải xoong : 0.45 µg/g). Nhu cầu Iod cần thiết cho cơ thể con người được qui định tối thiểu là 150 µg/g /ngày.

Rong còn giúp cho việc nhuận trường cũng như kháng khuẩn đường ruột, hấp thu các kim lọai độc hại trong cơ thể người và thải ra ngòai theo đường bài tiết. Hàm lượng lipid thấp (1,2%) thích hợp cho người ăn kiêng. Đồng thời chứa nhiều acid amin thiết yếu và các vitamin cần thiết cho cơ thể. Dùng rong nho làm mặt nạ có thể cải thiện vết nám, mang lại vẻ sáng mịn cho da.

Ngoài cái lợi có thêm rau xanh làm phong phú bữa ăn, rong nho có thể làm sạch môi trường nước bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ và làm giảm mức độ ô nhiễm môi trường nước ở các khu vực đó. Đặc biệt, sau khi được sử dụng làm tác nhân chống ô nhiễm môi trường, rong nho vẫn có khả năng sử dụng bình thường, không độc đối với người sử dụng.

Đó là lí do vì sao rong nho rất được ưa chuộng và thường sử dụng trong các món salad ở một số nước châu Á như Nhật Bản, Philippine…

Kĩ thuật trồng rong nho đang dần được hoàn thiện, người dân ngày càng cho sản lượng cao hơn và hình dáng ngoài của rong nho đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.. Năng suất tăng dần so với lúc ban đầu, từ 12-15 tấn/ha/năm ở Philippine tăng lên 25-30 tấn/ha/năm ở Việt Nam.

Tuy nhiên, ở nước ta, đây chỉ là hình thức tự phát của một số doanh nghiệp hay một số hộ nuôi. Do đó, giá rong nho trên xuất khẩu qua thị trường Nhật ở nước ta chỉ khoảng 10USD/kg rong nho tươi. Nhưng thực tế, giá rong nho tươi ở Nhật lên đến 60-70USD/kg. Thiết nghĩ, nếu rong nho được quan tâm nhiều hơn, và có những đề tài nghiên cứu sâu rộng hơn chẳng hạn như nghiên cứu về hoạt tính chống oxy hóa hay chiết suất omega 3 từ rong nho để thay thế cho nguồn omega 3 trong cá biển trong tương lai, thì giá trị của rong nho cũng sẽ tăng lên rất nhiều… Sẽ như thế nào nếu cá biển không còn nữa do khái thác quá mức? Con người không còn được bổ sung omega 3 từ cá biển, lúc đó, các loại rong tảo sẽ là nguồn chính cung cấp dưỡng chất, giúp cho hệ tim mạch nói riêng hay sức khỏe nói chung của con người hoạt động tốt hơn.

tepbac.com
Đăng ngày 18/04/2013
Lê Hải Quỳnh
Kỹ thuật

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 11:20 19/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 09:46 16/04/2024

Nước ao nuôi bị xanh đen xử lý thế nào đơn giản và đạt hiệu quả cao

Làm thế nào để xử lý nước ao nuôi bị màu xanh đen một cách hiệu quả và nhanh chóng là một vấn đề mà hầu như tất cả người chăn nuôi thủy sản đều quan tâm. Mỗi khi nước ao trong quá trình nuôi trở nên xanh đen, đó là dấu hiệu cho thấy các điều kiện môi trường đang không còn ổn định.

Nước ao nuôi
• 08:00 15/04/2024

Làm thế nào để hiệu quả việc tăng kiềm trong ao tôm?

Độ kiềm là thông số rất quan trọng, góp phần vào một trong những yếu tố quyết định thành công của vụ nuôi, bởi độ kiềm có liên quan trực tiếp đến độ ổn định của pH nước và hoạt động lột xác của tôm. Việc hiểu và kiểm soát hiệu quả, đúng lúc tính kiềm trong ao sẽ giúp hoạt động nuôi tôm của bà con trở nên dễ dàng hơn.

Độ kiềm
• 09:50 12/04/2024

“Tuổi thọ” ao ảnh hưởng như thế nào đến cá tra?

Cá tra là loài cá đang được nuôi phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, từ khoảng năm 2018, ngành công nghiệp cá tra Việt Nam đã gặp phải khó khăn do sự cạnh tranh gay gắt từ các nước sản xuất cá tra khác như Ấn Độ và Bangladesh, cùng với những rào cản thương mại ngày càng tăng từ các thị trường nhập khẩu chính như Hoa Kỳ và Châu Âu.

Cho cá ăn
• 18:04 20/04/2024

Tép Bạc và Thai Union ký hợp tác phân phối thức ăn tôm tại Việt Nam

Tép Bạc và Thai Union vừa ký thành công hợp tác phân phối thức ăn tôm. Theo đó, Tép Bạc trở thành nhà phân phối thức ăn Thai Union tại Việt Nam, sản phẩm thức ăn tôm Thái cao cấp được nhập khẩu trực tiếp từ nhà máy Mahachai của Thai Union.

7 dòng thức ăn của Thai Union
• 18:04 20/04/2024

“Khát” nước ở vùng sông nước

Miền Hạ. Cái tên đã nói lên tất cả, sở dĩ gọi miền hạ là do mảnh đất này ở “vùng thấp hơn” của huyện, có cao độ so với mặt nước biển chừng 0,5 – 0,8m, có mật độ sông rạch tự nhiên rất dày đặc.

Hạn hán
• 18:04 20/04/2024

Ép khuẩn và diệt khuẩn cho ao nuôi tôm

Trong môi trường ao nuôi, vi khuẩn luôn có khả năng xuất hiện mặc dù đã xử lý cẩn thận từ đầu vụ nuôi. Chúng xuất hiện và tấn công tôm gây nên một số bệnh khó điều trị, từ đó tôm mất sức đề kháng dẫn đến chết. Chính vì vậy vấn đề diệt khuẩn luôn được bà con quan tâm đến. Diệt khuẩn như thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng đến tôm, mời bà con tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Tôm thẻ
• 18:04 20/04/2024

Mắt cá ngừ đại dương có gì hấp dẫn?

Mắt cá ngừ đại dương với vẻ ngoài đặc biệt có thể khiến nhiều người cảm thấy e dè khi lần đầu nhìn thấy. Tuy nhiên, ẩn chứa bên trong "vẻ ngoài dị biệt" ấy là hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng giá trị dinh dưỡng dồi dào, biến nó thành món ăn độc đáo, hấp dẫn thực khách và trở thành đặc sản trứ danh của Phú Yên.

Mắt cá ngừ
• 18:04 20/04/2024