Rút kinh nghiệm cho vụ nuôi tôm 2016

2015 vẫn là năm khó khăn đối với nghề nuôi tôm nước lợ ở Sóc Trăng, mức thiệt hại luôn ở khoảng 25 % – 28% theo từng thời điểm thả giống, nhưng mức độ thiệt hại cục bộ ở một số vùng nuôi vẫn trên 50% như thị xã Vĩnh Châu và huyện Mỹ Xuyên.

diện tích thả tôm
Diện tích thả nuôi tôm đang được chăm sóc tốt

Người nuôi tôm theo dõi rất chặt chẽ diễn biến thời tiết để chọn thời điểm thả giống phù hợp với phương châm tránh giai đoạn cực đoan của thời tiết, do vậy mà các vùng nuôi không mang tính tập trung cao. Thời điểm thả giống cao điểm bắt đầu từ tháng 6 đến tháng 9, nên hiện nay diện tích tôm nuôi còn trên 25.000 ha phân bổ ở hầu hết các vùng nuôi trong tỉnh. Lượng mưa không nhiều, bà con trữ nước mặn để nuôi tiếp tục nên vụ nuôi năm 2015 chưa kết thúc. Ngành Nông nghiệp cũng đang đúc kết những kinh nghiệm thành công, mô hình nuôi hiệu quả và những khuyến cáo để vụ nuôi năm 2016 thành công cao hơn. Thạc sĩ Võ Văn Bé, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng cho biết: “Vụ nuôi năm 2015 chúng tôi đã đúc kết được một số cách làm của nông dân như: quản lý tốt ao nuôi, sử dụng ao lắng để xử lý nước, thả cá rô phi để làm sạch tạp chất, hạn chế sử dụng hóa chất bằng cách sử dụng vi sinh tạo Tảo, xử lý môi trường nước…và những mô hình nuôi hiệu quả như: nông dân tránh thời điểm cực đoan của thời tiết để thả giống, nuôi 2 giai đoạn, thả giống mật độ vừa phải. Đây là những việc rất quan trọng mà bà con nuôi tôm cần rút kinh nghiệm để nhân rộng”.

Năm 2015 tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi diễn biết khá phức tạp, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm như đốm trắng, gan tụy, độc tố trong ao nuôi bùng phát, tác động của hiện tượng El Nino kéo dài…là những dấu hiệu cảnh báo cho vụ nuôi năm 2016. Ông Trương Minh Chánh ở xã Ngọc Đông, huyện Mỹ Xuyên, cho biết: “Vụ nuôi 2015, bệnh nguy hiểm gây thiệt hại lớn trên tôm nuôi là bệnh thân đỏ đốm trắng. Vì bệnh này mới xuất hiện nên người nuôi chưa có nhiều kinh nghiệm trong xử lý và phòng bệnh”.

Về phía ngành chức năng, Thạc sĩ Võ Văn Bé, Phó Giám đốc Trung Tâm Khuyến nông Sóc Trăng cho biết thêm: “ Theo dự báo tình hình thời tiết, khí hậu 2016 cũng sẽ diễn biến phức tạp, bà con nuôi tôm cần tuân thủ thả giống đúng lịch thời vụ, chú ý các dịch bệnh trên tôm có liên quan đến môi trường, liên quan đến virus gây bệnh có khả năng phát triển trong vụ nuôi mới; Khâu cải tạo đất, phơi đất nên áp dụng đúng quy trình kỹ thuật. Ngoài ra bà con cũng cần lưu ý khâu chọn giống, nên chọn mua con giống chất lượng, không nên vì lợi nhuận mà mua con giống trôi nổi, không nên thả nuôi quá dầy”.

bà con thu tôm
Bà con thu hoạch tôm vụ nuôi năm 2015.

Tình hình dịch bệnh trên tôm nuôi còn diễn biến phức tạp, tuy không bùng phát thành dịch nhưng mức độ thiệt hại khá cao nên bà con nuôi tôm cần thực hiện tốt khuyến cáo của ngành chuyên môn. Áp dụng biện pháp nuôi an toàn, thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật phòng ngừa bệnh để hạn chế rủi ro nhằm khôi phục vùng nuôi đạt kết quả, là mục đích khuyến cáo của ngành chuyên môn trong điều kiện nghề nuôi tôm còn khó khăn./.

Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng, 12/11/2015
Đăng ngày 15/11/2015
Văn Hòa
Nuôi trồng

TP.HCM tổ chức Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm

Ngày 11/11, Trung tâm khuyến nông TP.HCM phối hợp cùng công ty Tép Bạc tổ chức trực tuyến Hội thảo ứng dụng chuyển đổi số trong nuôi tôm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2021.

Hội thảo nuôi tôm
• 08:00 17/11/2021

TTKN Vĩnh Phúc tiên phong chuyển đổi số vào nuôi cá nước ngọt thâm canh

Buổi hội thảo tập huấn với chủ đề “Ứng dụng hệ thống cảm biến kiểm soát các yếu tố môi trường nước trong nuôi cá” được Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Phúc phối hợp cùng công ty Tép Bạc vào ngày 1/11 đã mở đầu cho hành trình chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp và thủy sản tại tỉnh Vĩnh Phúc.

lắp đặt tủ điện
• 10:21 15/11/2021

Tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ

Lạng Sơn tổ chức tập huấn kỹ thuật nuôi cá nheo Mỹ trong lồng, bè trên sông và hồ chứa

khuyến nông
• 10:49 19/10/2021

Kể câu chuyện nghề: Tôi học để làm thầy nông dân

Khi có điều kiện gặp gỡ nông dân, tôi thường được giới thiệu là “thầy” và cũng được họ gọi là “thầy” do nghề nghiệp của bản thân. Nhưng tôi cũng đã từng làm “thầy” của nông dân với tư cách là người “dạy” cho họ về nuôi thủy sản. Phải nói rằng làm “thầy” của nông dân không dễ và vì thế tôi đã đi “học” người nông dân để có thể làm “thầy” của họ.

kể câu chuyện nghề
• 15:19 18/10/2021

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:13 16/04/2024

Kháng sinh đồ là gì? Phương pháp kháng sinh đồ hiệu quả cho tôm

Hiện nay, vấn đề lạm dụng kháng sinh đã gây ra tình trạng tăng cường kháng kháng sinh ở tôm, khiến cho hiệu quả của kháng sinh ngày càng giảm khi chúng không còn hiệu lực đối với vi khuẩn. Điều này đặt ra câu hỏi về biện pháp nào có thể giảm thiểu hiện tượng kháng kháng sinh này.

Đĩa khuẩn
• 08:00 14/04/2024

Cấp mã vùng nuôi, trồng thủy sản cần thiết và cấp bách

Từ mã số này sẽ xác định được chủ cơ sở nuôi và nguồn gốc sản phẩm, qua đó tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước, nâng cao giá trị sản phẩm và đáp ứng yêu cầu về xuất khẩu. Việc các vùng sản xuất nuôi trồng thủy sản có mã cũng thích ứng với xu hướng kinh tế nông nghiệp số hiện nay. Từ những yêu cầu trên, các đơn vị chuyên môn ngành nông nghiệp đã và đang đẩy mạnh việc cấp mã số cho các vùng nuôi trồng thủy sản trên khắp cả nước.

Nuôi thủy sản
• 14:35 12/04/2024

Vệ sinh ao nuôi định kỳ

Luôn giữ môi trường ao nuôi sạch sẽ là yếu tố hàng đầu trong nuôi tôm công nghiệp. Việc ao nuôi sạch sẽ không đem đến các mầm bệnh gây hại cho tôm, cũng như giúp tôm có điều kiện phát triển ổn đinh, tăng trưởng nhanh chóng, đạt năng suất cao cho vụ nuôi. Dưới đây là một số công việc cần làm để vệ sinh ao nuôi định kỳ.

Vệ sinh ao nuôi
• 10:37 12/04/2024

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 01:22 17/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 01:22 17/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:22 17/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 01:22 17/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 01:22 17/04/2024