Săn cá sông Tiền

Nhiều năm nay, một số hộ dân ở ấp Tân Hưng (Tân Hòa- TP Vĩnh Long) vẫn mưu sinh bằng nghề sông nước. Phương tiện đánh bắt là chài, câu, lưới… Khi con nước cuốn những chòm lục bình trôi quanh quẩn cũng là lúc xuất phát của những người săn bắt cá. Theo chân những “tay săn”, chúng tôi hiểu được phần nào về nghề đầy thú vị nhưng không kém phần mạo hiểm này.

Săn cá
Người thợ phải lần theo dây “dung” xuống gần 40m.

Săn cá

Chờ con nước đứng- khoảng 15 giờ 30 phút, mấy anh em xóm chài lật đật mang dụng cụ xuống ghe, quay máy dầu xịch xịch ra sông Tiền “săn cá”. Ra đến giữa sông, một người trong nhóm hô to: “Ổ cá ở đây nè” và cho ghe dừng lại…

Chú Phan Thành Nhơn (Hai Cà Rê) ở ấp Tân Hưng (Tân Hòa- TP Vĩnh Long) nói: “Cái nghề này phải theo nước, nhất là khi đi chài. Nghề này vô giá, tài sản nằm dưới sông, có khi trớt, cũng có khi hên trúng chài cá vô cả chục ký hổng chừng. Đợt trước, thằng Tèo bắt được cá một trăm sáu mươi mấy ký lô, bán hai triệu rưỡi một ký cho nhà hàng”.

Vừa nói, chú cùng anh em thả chài. Những anh em đi theo ghe thì cầm dây hơi, một người ngậm dây lặn xuống. Theo anh Xuân, giựt một cái là nới dây “dung” xuống, hai cái thì kéo dây “dung” lên, ba cái là kéo chài lên.

Dây “dung” dài khoảng 40m, người lặn lần theo dây xuống nước. Tới viền chài, chỗ nào có cá thì dằn hoặc lấy ống hơi đuổi, nếu cá lớn thì cột vô chài.

Nhiều người cho biết, phía bờ sát Vĩnh Long như “rừng cá”. Nhìn ra phía sông, nước đang chảy xiết, chú Hai nói: “Vì có nhiều hầm, hố sâu nên lòng sông ở đây cá nhiều lắm. Sông sâu, nước chảy xoáy tạo thành lòng chảo, mái hiên, hố bom… có khi tạo hình lỗ chỗ như đá ong. Cá ở lòn lòn trong đó. Bởi vậy, phải canh làm sao chụp vô được thì mới có cá nhiều”.

Chú tiếp: “Ngày thường kiếm năm ba trăm ngàn đồng là khỏe re. Lặn xuống 40m để tóm chài, vì cá ở dưới dạ xà lan chìm, gốc cây hay cái ghe. Cái chài bằng hai cái nhà nhập lại. Mùa nào cá gì là biết, mùa này là cá cơm, cá lòng tong, nhưng dưới sông lúc nào cũng bắt được đủ loại như cá phèn, cá út, ba sa, vùng bay, cóc, kết, chốt,… Mà đã là cá sông thì ngon đáo để!”

Vợ chú Hai còn cho biết thêm, vừa rồi đoàn du khách của thằng em trai đến đây. Cả nhóm đòi theo ghe đi thả chài, ai cũng mặc áo phao vui lắm. “Lần đó, tui đãi tụi nó ăn cá hả hê luôn. Toàn món ăn đặc sản trên sông nước. Nó đưa tui vài trăm ngàn, tui nói, thôi, chừng nào có chuyến du lịch thì rủ tao theo chơi là được rồi”- chú Hai tiếp.

Thả chài, lưới, quăng câu đánh bắt cá, nhiều thợ lặn còn kiêm luôn đủ thứ nghề trên sông nước mà ít người làm được.

Đóng tó để neo bè cá như là một nghề hái ra tiền của thợ lặn. Không chỉ vậy, nhiều thợ lặn phải làm cái nghề không ai muốn là mò tìm thây ma, vật chứng. Có không ít vụ án ở đây đã kêu chúng tôi lặn tìm. Mà toàn là ở trần, nhắm mắt lần mò từ từ dưới nước y như người mù trên bờ.

Và ứng cứu trên sông

Gần trung tâm TP Vĩnh Long nhưng cuộc sống, nết ăn ở của những người dân tại khu vực này gần như dân quê. Họ sống hầu như trên sông nước, ngoài bắt cá, họ còn đi làm đủ thứ nghề. Vào buổi sáng, sau khi săn cá về, tại đây như hình thành một cái chợ nhỏ, có hàng chục dân chài đem cá lên là được các tiểu thương ở chợ Vĩnh Long đến mua ngay.

Gần 40 năm gắn bó cùng sông nước, chú Hai Cà Rê có rất nhiều kỷ niệm. Chú nói: “Nhà tui luôn sẵn sàng cứu hộ, dù ở bên đây hay bên bờ Tiền Giang cũng vậy”.

Chỉ tay ra phía con sông trước nhà, cô Trần Thị Phát- vợ chú Hai nói: “Chìm ghe, vớt người là chuyện thường ở đoạn này. Chủ yếu là sơ cấp cứu để người ta thoát cơn nguy kịch. Ngoài hô hấp nhân tạo còn phải có khăn nhỏ và bếp gas để hơ đắp. Riêng đoạn này, từ trước tới nay, vợ chồng tui cứu được 5 người”.

Đủ dụng cụ để ứng cứu cho người, ghe tàu trên sông ở nhà chú Hai Cà Rê.
Đủ dụng cụ để ứng cứu cho người, ghe tàu trên sông ở nhà chú Hai Cà Rê.

Còn nhớ rõ những lần ứng cứu, trục vớt đồ đạc trên sông, chú Hai nói: “Chuyện đáng nhớ nhất trong đời tui là lặn kiếm giỏ tiền trị giá 12 tấn đường (giá đường lúc đó khoảng 700- 800 đ/kg). Hai vợ chồng người buôn đường chạy vướng cáp, ghe lật úp. Tiền bạc để trong giỏ đệm trôi mất. Tui lặn từ sáng tới gần 12 giờ, phát hiện giỏ tiền lọt xuống hố (do xáng cạp tạo thành) và mang lên. Sau, có người hỏi: “Sao không lấy mà đưa lại?” Tui nghĩ “nhất của bệnh tài, nhì tiền phi nghĩa”. Đồng tiền tự mình làm ra thì giữ được, còn tiền mồ hôi nước mắt của người khác mà lấy thì trước sau gì cũng tiêu tan hết”.

Ngoài ra, còn có lần tàu dầu bị đụng chìm. Bà chủ ghe kê khai tài sản: 35 tấn gạo, trong tủ tiền còn 10 triệu, gần 2 lượng vàng và sợi dây chuyền 3 phân của cháu nội để trên đầu tủ. Trước tiên, chú lặn xuống coi tủ còn nguyên không. Rất may, không chỉ tủ tiền nguyên vẹn mà 3 phân vàng cũng còn máng trên đầu tủ. Xong việc, tàu dầu cho nửa thùng phuy dầu và rất nhiều gà thịt.

Chú Hai cho biết thêm: “Sống lâu với sông nước nên quen rồi. Ai làm gì ở đâu, lúc mấy giờ, mình biết hết. Hễ có máy lạ chạy qua khúc sông là phát hiện liền. Ghe nào đang chạy mà ra khói đen là biết có điều bất ổn và phải theo dõi suốt”.

Hiện chú Hai là đội trưởng đội trật tự đường sông khu vực cầu Mỹ Thuận. Thành viên trong đội là dân giăng câu, chài lưới và người nuôi cá bè nên hầu như lúc nào cũng có người túc trực trên sông. Chú Hai nói, trước kia, chưa vô đội thì mình cũng theo dõi hàng giờ, hàng ngày, giờ có đội rồi thì càng thuận lợi. Có việc cần, chỉ “hô một tiếng là anh em có mặt liền”.

Có thể nói nôm na là “rừng nào cọp nấy”. Nghĩa là ngoài bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản người lưu thông qua khu vực này thì còn ngăn chặn kịp thời người đánh bắt tận diệt, sai quy định. Giữ nguồn cá thiên nhiên cũng là giữ nguồn thu nhập của anh em địa phương.

Chú Hai tư lự: “Nghề nào cũng có cái khó riêng, nghề thợ lặn cũng không kém phần nguy hiểm”. Tuy nhiên, điều khiến chú Hai băn khoăn nhất chính là tình trạng cào vét, bắt cá từ trong trứng. Dẹp được loại cào này thì cá trên sông mới sinh sôi. Rồi chú cười khà: “Làm nghề thì yêu nghề dữ lắm, sông nước không có bạc đãi mình. Hiểu sông thì làm hoài có hoài, kiếm tiền không khó!”

Bà Huỳnh Thị Cẩm Loan- Phó trưởng ấp Tân Hưng cho biết: Hiện xóm chài còn khoảng hơn chục hộ mưu sinh bằng nghề chài, lưới… trên sông (trước đây có đến mấy chục hộ), thu nhập bình quân khoảng vài trăm ngàn đồng/hộ/ngày. Riêng chú Hai Cà Rê là thợ lặn lâu năm, lặn và đánh bắt đều rất giỏi.

Vĩnh Long Online
Đăng ngày 12/08/2013
TẤN ANH- TUYẾT HIỀN
Đánh bắt

Gỡ khó trong cấp giấy xác nhận nguyên liệu thủy sản

Ngành thủy sản Việt Nam đang nỗ lực gỡ "thẻ vàng" IUU từ Ủy ban Châu Âu (EC), trong đó việc cấp giấy xác nhận (SC) và chứng nhận (CC) nguyên liệu thủy sản khai thác là nhiệm vụ trọng tâm. Tuy nhiên, nhiều bất cập trong triển khai đã gây khó khăn cho doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xuất khẩu.

Thu hoạch cá
• 10:47 17/12/2024

Bình Định sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Ngày 10/12/2024, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 84/2024/QĐ-UBND về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy định tiêu chí đặc thù và quy trình xét duyệt hồ sơ

Tàu cá
• 10:17 16/12/2024

Tiếp tục tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý tình trạng tàu cá Bình Định

Trong thời gian qua một số tàu cá Bình Định (có chiều dài từ 12 mét đến dưới 15 mét thường xuyên làm nghề câu mực ở vùng biển phía Nam) có dấu hiệu, nguy cơ cao vi phạm vùng biển nước ngoài, nhất là vào thời gian cuối năm đến khoảng giữa năm sau, là mùa khai thác thuỷ sản chính (tàu cá Bình Định bị nước ngoài bắt giữ thường xảy ra trong khoảng thời gian này).

Tàu cá
• 10:15 11/12/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Vấn đề tồn tại lớn của EHP: Không có thuốc đặc trị, khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh

Trong những năm gần đây, ngành nuôi nuôi tôm đã chứng kiến sự gia tăng nghiêm trọng của các bệnh gây thiệt hại lớn, trong đó có bệnh do EHP. Hai vấn đề tồn tại lớn nhất của bệnh EHP là không có thuốc đặc trị và khó loại bỏ hoàn toàn mầm bệnh. Những thách thức này đang khiến ngành nuôi tôm gặp nhiều khó khăn trong việc kiểm soát và phát triển bền vững.

Tôm
• 23:00 27/12/2024

Tép cảnh có thể nuôi chung với cá cảnh không? Những điều cần biết để tránh rủi ro

Tôm cảnh đang ngày càng trở thành lựa chọn yêu thích của những người đam mê thủy sinh nhờ vẻ đẹp sặc sỡ và khả năng làm sạch bể tự nhiên.

Tép cảnh
• 23:00 27/12/2024

Xác định khẩu phần ăn phù hợp theo giai đoạn phát triển của tôm

Tôm là loài động vật thủy sinh có nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo từng giai đoạn phát triển. Để đạt được năng suất cao, người nuôi cần hiểu rõ và xác định khẩu phần ăn phù hợp với mỗi giai đoạn của tôm. Điều này không chỉ giúp tôm tăng trưởng tốt mà còn tối ưu hóa chi phí thức ăn, cải thiện tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR), và giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường ao nuôi.

Tôm thẻ
• 23:00 27/12/2024

Những quốc gia dẫn đầu trong xuất khẩu tôm sinh thái

Ngành thủy sản thế giới đã chứng kiến những chuyển biến đáng kể trong xu hướng nuôi trồng và xuất khẩu tôm. Trong số những quốc gia nổi bật, Ecuador và Ấn Độ đang vươn lên dẫn đầu thị trường tôm sinh thái nhờ vào những bước đi mang tính chiến lược và sự đổi mới trong công nghệ nuôi trồng.

Thu hoạch tôm
• 23:00 27/12/2024

Chuyên gia nói gì về triển vọng nuôi tôm bền vững?

Ngành nuôi tôm từ lâu đã trở thành trụ cột kinh tế của Việt Nam, đặc biệt tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), nơi chiếm tới 45% diện tích nuôi tôm của cả nước.

Ao tôm
• 23:00 27/12/2024
Some text some message..