San hô đỏ tiền triệu chơi tết: Đồ giả hay Trung Quốc?

PGS.TS Nguyễn Chu Hồi cho rằng có nhiều khả năng san hô bày bán tại trên trường là đồ giả vì việc khai thác loại này không hề đơn giản.

chậu san hô
Anh Hưng cho biết những chậu san hô này có xuất xứ từ Hoàng Sa và không sử dụng bất cứ hóa chất nhuộm màu nào. Ảnh: Hà Đông

San hô đỏ lấy từ Hoàng Sa về bán?

Hơn nửa tháng nay, tại hoa xuân Tết Bính Thân 2016 trên địa bàn quận Cầu Giấy (Hà Nội) xuất hiện những chậu san hô đỏ rất đẹp, lạ, màu sắc bắt mắt thu hút được nhiều người ghé thăm.

Trao đổi với Đất Việt, anh  Nguyễn Anh Hưng (Cầu Giấy, Hà Nội) - chủ nhân của gian hàng này cho biết đây là những chậu san hô đỏ hoàn toàn có xuất xứ từ Việt Nam và không hề phun tẩm bất kỳ một loại hóa chất tạo màu nào cả.

Theo anh Hưng đây là những rạn san hô được khai thác từ quần đảo Hoàng Sa rồi sau đó được gửi vào đất liền và cung ứng ra thị trường Hà Nội. Giá của loại san hô đỏ này cũng không hề rẻ dao động khoảng 1,2 triệu đồng/kg.

“Ở trên thị trường Hà Nội ít người bán mặt hàng này vì nó đắt và rất kén chọn khách hàng. Chủ yếu là giới văn nghê sĩ hoặc quan chức am hiểu về tâm linh, phong thủy tìm đến mua. Khi mang những rạn san hô từ Hoàng Sa về thì tôi chỉ dùng vòi áp lực xịt hết màu vàng của muối biển ra màu đỏ tinh thôi, chứ không nhuộm bất cứ hòa chất nào để tạo màu cả. Tùy từng gốc và cân nặng mà những chậu cây có giá từ khoảng 1,5 triệu đến 4, 5 triệu. Có những chậu san hô đặc biệt, vòm tán lớn thì giá đắt hơn, khoảng 35 triệu”, anh Hưng cho biết.

Theo lời anh Hưng, giá bán san hô ở Việt Nam so với Trung Quốc và Nhật Bản rẻ hơn rất nhiều. Ở Trung Quốc nhu cầu về san hô đỏ đặc biệt lớn nhưng nguồn hàng khan hiếm nên thường xuyên phải nhập khẩu từ Việt Nam sang với giá bán khoảng 8-10 triệu/kg còn ở Nhật Bản thì đắt hơn nhiều lần khoảng 1,2 tỉ/kg.

Anh Hưng giải thích: “San hô Nhật Bản rất đẹp, đỏ hơn. Nó lên từng cái thớ một và ra các nhánh riêng nên có giá trị lớn. Ở Việt Nam, các rạn san ho nhỏ hơn và không bằng nên giá trị thấp hơn”.

Theo chủ cửa hàng, thú chơi san hô đỏ mới được ưa chuộng ở thị trường Hà Nội khoảng 2,3 năm gần đây và đặc biệt thu hút được sự quan tâm của giới văn nghệ sĩ và các đại gia vì ý nghĩa tâm linh.

“Nếu những ai không hiểu thì sẽ ngại ngùng khi bỏ ra vài triệu để mua những cây san hô đỏ này. Tuy nhiên nhiều người sẵn sàng bỏ nhiều tiền để sở hữu một chậu cây để trong nhà. Bởi lẽ san hô đỏ là thứ có giá trị rất lớn vì nằm trong 7 báu vật của nhà phật. Nó bằng đá và vô tạp chất. Dòng san hô đỏ trường năng lượng lớn hơn cả thạch anh vàng, thạch anh tím. Để trong nhà vừa đẹp vừa tích trường năng lượng. Nó át ma quỷ khi để trong nhà và rất thích hợp để trên bàn thờ.”, anh Hưng cho biết thêm.

Nhiều khả năng là đồ giả

Chia sẻ với Đất Việt về vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Chu Hồi, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam (Bộ Tài nguyên & Môi trường) cho rằng việc bày bán các rạn san hô trên thị trường hiện nay là vấn đề rất đáng quan tâm.

Theo PGS.TS Hồi, các loài san hô bầy bán nếu không phải hàng giả là những viên gạch không thể thiếu để xây dựng nên rạn san hô - là một công trình cacbônat canxi được tạo thành từ các loài san hô đá thuộc bộ Scleractinia (còn gọi là san hô tạo rạn). Trong khi, rạn san hô là một hệ sinh thái biển và đại dương có năng suất và đa dạng sinh học cao nhất, được ví như “rừng mưa nhiệt đới” dưới đáy biển.

“Các rạn san hô được các tổ chức quốc tế và các quốc gia biển, quốc đảo trên thế giới xếp vào các hệ sinh thái cần được bảo tồn và phải bảo vệ nghiêm ngặt. Khai thác san hô đi nung vôi, làm đồ lưu niệm và phục vụ mục đích giải trí đồng nghĩa với hành động tự hủy hoại ngôi nhà chung của các loài sinh vật biển nói chung và thủy sản nói riêng.

Trong số các loài san hô, san hô đỏ được xem là một trong những loài quý hiếm, phân bố ở vùng biển giàu silic chứ không phải cacbonat canxi và bị cấm khai thác. Việc bầy bán công khai không được khuyến khích và các ngành chức năng có liên quan cần vào cuộc làm rõ xuất sứ và mức độ thật giả của các sản phẩm san hô đỏ.”, PGS.TS Hồi chia sẻ.

Báo Đất Việt, 07/02/2016
Đăng ngày 08/02/2016
Kinh tế

Tăng cường tiêu thụ nội địa: Thị trường thủy sản Việt Nam bùng nổ với cá lóc, ếch và cá nuôi biển

Trong những năm gần đây, thị trường tiêu thụ thủy sản nội địa Việt Nam đã chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, đặc biệt là đối với các loại cá lóc, ếch và cá nuôi biển. Sự gia tăng này được thúc đẩy bởi nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, thay đổi trong thói quen ăn uống ưu tiên các sản phẩm thủy sản sạch, có nguồn gốc rõ ràng.

Chợ hải sản
• 10:47 11/02/2025

Tại sao cần chú trọng liên kết chuỗi sản phẩm

Ngành thủy sản đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, không chỉ cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng mà còn góp phần tạo việc làm và thúc đẩy xuất khẩu. Tuy nhiên, để phát triển bền vững và nâng cao giá trị, việc liên kết chuỗi sản phẩm thủy sản trở thành một yếu tố thiết yếu. Liên kết chuỗi không chỉ giúp tăng hiệu quả sản xuất, đảm bảo chất lượng sản phẩm mà còn mở ra nhiều cơ hội cho người nuôi, doanh nghiệp và cả nền kinh tế.

Thủy hải sản
• 09:34 10/02/2025

Tác động của giá nguyên liệu đầu vào lên giá bán tôm

Ngành nuôi tôm đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, đặc biệt ở các nước nhiệt đới như Việt Nam.

Tôm thẻ
• 08:00 31/01/2025

Cập nhật giá tôm thẻ hiện nay và dự báo xu hướng thị trường

Tôm thẻ chân trắng từ lâu đã trở thành một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, góp phần quan trọng vào nền kinh tế thủy sản quốc gia.

Giá tôm thẻ
• 08:00 29/01/2025

Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc – Nhịp cầu vững chắc kết nối trại giống và người nuôi

Tép Bạc ra mắt Tôm giống theo Tiêu chuẩn Tép Bạc với mục tiêu giúp người nuôi an tâm về chất lượng con giống và hỗ trợ trại giống quản lý sản xuất hiệu quả hơn. Đồng thời, đây sẽ là nhịp cầu vững chắc kết nối niềm tin giữa trại giống và người nuôi, hướng tới một ngành sản xuất giống tin cậy và phát triển bền vững.

Soi tôm giống
• 02:43 17/02/2025

Lợi ích kinh tế của công nghệ thông minh trong nuôi trồng thủy sản

Trong bối cảnh ngành nuôi trồng thủy sản ngày càng phát triển, việc áp dụng công nghệ thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu để tối ưu hóa chi phí, nâng cao năng suất và cải thiện chất lượng sản phẩm.

Ao nuôi tôm
• 02:43 17/02/2025

Nghề nuôi tôm vẫn giữ vững tốc độ phát triển qua bao thăng trầm

Trên dải đất ven biển hình chữ S, nơi từng giọt nước mặn hòa lẫn vào nhịp sống cần lao, nghề nuôi tôm không chỉ là một ngành kinh tế mà còn là câu chuyện của lòng kiên trì, sự thích nghi và khát vọng vươn lên.

Thu tôm
• 02:43 17/02/2025

Ngành tôm chuyển động hướng bền vững

Hướng bền vững là làm ra sản phẩm chú trọng yếu tố bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. Từ đây cũng lộ rõ các hạn chế của ngành tôm nước ta hiện nay. Đồng thời, cho thấy những chuyển động tích cực theo hướng bền vững của doanh nghiệp và người nuôi mà bài viết sau đây cung cấp ví dụ cụ thể.

Nuôi tôm
• 02:43 17/02/2025

Đầu tư nạo vét kênh mương và công trình phục vụ thủy lợi

Đầu tư nạo vét kênh mương và các công trình phục vụ thủy lợi đang trở thành một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp bền vững và ứng phó với các thách thức về biến đổi khí hậu. Như vậy, bài viết sau đây sẽ tìm hiểu về tầm quan trọng của việc đầu tư vào các công trình này, cũng như những lợi ích lâu dài mà nó mang lại cho nền nông nghiệp và đời sống cộng đồng.

Nạo vét kênh
• 02:43 17/02/2025
Some text some message..