Săn lươn đồng xa

Dù mức lũ thấp, nhưng dân nghèo vẫn bám víu nghề đặt lọp lươn giống để mưu sinh.

ống trum
Nhờ có nguồn lươn giống mà bà con có thu nhập ổn định

Trắng đêm trên đồng

Chiều buông! Trên tuyến đê cánh đồng xã Hòa Lạc và Phú Bình (Phú Tân), người dân xách lỉnh kỉnh những chiếc lọp tìm nơi “dụ” lươn. Theo chân nhóm anh Sang, Đây, Tâm để trải nghiệm cái thú “săn” lươn thật hấp dẫn và dân dã của miệt đồng. Sụp tối, mưa như trút nước. Những người đặt lọp lươn vội chạy vào những căn trại trú mưa. “Chắc bão đổ bộ vào đất liền, mưa chắc lớn lắm…”- các anh bàn tán. Ngồi co ro bên chiếc chõng tre, anh Sang (40 tuổi, quê xã Phú Thành) nói át tiếng mưa: “Nghề đặt lọp lươn là vậy đó chú em ơi! Cực khổ dữ lắm! Khi thì đội mưa, lúc thì ngủ sương dễ trúng gió bất tử. Thường vào buổi chiều, chúng tôi mang lọp ra đồng đặt lươn. Mấy năm nay, đồng nhà bao đê 3 năm 8 vụ để canh tác lúa, do đó chúng tôi sang cánh đồng xã Hòa Lạc để đặt lọp lươn kiếm thêm thu nhập”.

Mưa tạnh. Tiếng ếch, nháy lộp ộp ngoài đồng “xướng” lên trong đêm, ai cũng não nề và nhớ nhà. Đeo chiếc đèn pha trên đầu, các anh chia nhau từng chỗ đặt lọp. Cứ thế, những cái lọp được nhận chìm xuống đáy nước để bắt lươn. Đặt xong, nhóm anh Sang tụm năm, tụm bảy trên đê kể nhau nghe về chuyện làm ăn trong mùa lũ. Ai cũng có gia cảnh khó khăn, nhưng tựu chung là siêng năng. “Đặt lọp lươn xong không dám ngủ mà phải thức thâu đêm canh chừng vì sợ trộm đổ lọp của mình. Đi đến đâu là mắc võng nghỉ tại chỗ đó. Luôn cảnh giác với kẻ trộm, vậy mà chúng tôi bị dỡ lọp trước hoài…”- anh Sang bày tỏ.

Loay hoay theo con nước

Những năm gần đây, do đặt lươn giống và nuôi lươn thịt “kiếm ăn” được nên nhóm anh Sang mua được xe gắn máy làm phương tiện đặt lọp lươn. Anh Tâm cho biết: “Trước đây, chúng tôi đi bằng xuồng, nhưng nay thì đi bằng xe máy. Đi xe máy tiên lợi và nhanh hơn so với đi xuồng. Trung bình một chiếc xe, chúng tôi chở được 70-80 cái lọp, đặt một đêm dính ít nhất 3-4kg lươn giống”. Bạn hàng và những hộ nuôi lươn cho biết, năm nay do lũ nhỏ, nguồn lươn giảm nên giá lươn trên thị trường tăng mạnh. Lươn loại I, cỡ 250gram/con, có giá từ 180.000-220.000 đồng/kg; lươn giống loại 15-40 con/kg, có giá 150.00-170.000 đồng/kg. Nhờ vậy, bà con có thu nhập tương đối ổn định.

Anh Đây (ngụ xã Phú Long, Phú Tân) cho hay, mỗi đêm anh đặt 80 cái lọp lươn trên cánh đồng xã Hòa Lạc và Phú Bình. Nghe tin nước lũ vừa chụp đồng, anh Đây cùng anh em đi đặt lươn giống về nuôi. “Nghề này cũng dễ làm, chỉ cần mua tre, dây chì về đan thành lọp. Sau đó, bắt cua đồng lặt đôi dùng làm mồi là bắt dính lươn. Mỗi cái lọp thu hoạch từ 2-5 con lươn giống, hôm nào trúng mánh dính được lươn to, kiếm thu nhập hàng trăm ngàn đồng”- anh Đây tâm sự. Hầu hết, người dân đi đặt lọp lươn giống đều có chung khát vọng là lũ lên mạnh để nước tràn đồng nhiều, khi đó lươn sẽ sinh sản nhiều.

Nghề đặt lọp lươn không ở cố định tại chỗ mà đi hết đồng nhà đến tận đồng xa. Nhờ vậy mới có nguồn lươn để bán cho dân nghèo nuôi trong mùa lũ. “Hôm nào trúng mánh, thu hoạch trên 5kg, bán với giá 150.000-180.000 đồng, bỏ sở hụi kiếm thu nhập trên 300.000-400.000 đồng. Cái nghề này đã gắn chặt với chúng tôi trên chục năm. Hễ năm nào có lũ lớn là có thu nhập cao. Còn năm nay lũ kiệt, nguồn lươn ít dần”- anh Đây nói.Để tăng thêm nguồn thu nhập, anh Sang, Tâm, Đây cũng mạnh dạn xây bồn trước nhà nuôi lươn. “Chúng tôi cũng chừa lươn “đỉa” để lại nuôi. Bước sang những tháng sau Tết, giá lươn thịt tăng mạnh sẽ hốt bạc. Hiện tại, nhà tôi đang nuôi bồn lươn, trung bình mỗi con đạt trọng lượng khoảng 500gram. Hổm rài, thương lái dạm hỏi mua với giá 250.000 đồng/kg mà tôi chưa bán…”- anh Sang khoe.

Dỡ lọp xong, nhóm anh Sang, Tâm, Đây vui mừng khấp khởi vì trúng được mẻ lươn 4-5kg. Nhìn những con lươn bò lút nhút trong lọp, cả nhóm quên đi cơn buồn ngủ. Trời vừa tỏ mặt cũng là lúc các anh ra về trong niềm phấn khởi, sau một đêm mưu sinh vất vả.

Mấy năm nay, nguồn lươn khan hiếm, những người đi đặt lọp lươn phải lặn lội tận đồng xa. Hôm nào trúng mánh thì thu hoạch vài ba ký, hôm nào thất chỉ dính vài con lươn “đỉa”. Nghề đặt lọp lươn cũng lắm gian nan. Hiện nay, tại các xã giáp biên, nhiều hộ đặt trúm, lọp lươn giống, phân phối khắp các tỉnh ĐBSCL. Gần đây, nhiều hộ nuôi lươn ở huyện Châu Thành đã nuôi và cho ươn thành công lươn giống, giúp nhiều hộ nghèo có thu nhập ổn định từ mô hình nuôi lươn.

Dân Việt, 02/10/2015
Đăng ngày 03/10/2015
Bài, ảnh: P.T
Đánh bắt

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 10:17 25/11/2024

Đồng Nai kiên quyết dẹp ngư cụ cấm và đánh bắt tự diệt

Trong thời gian qua, Đồng Nai đã nỗ lực thực hiện nhiều biện pháp mạnh mẽ nhằm dẹp bỏ ngư cụ cấm và các hình thức đánh bắt kiểu “tự diệt”.

Người dân
• 09:34 01/11/2024

“Lộc trời” sau bão Trà Mi: Người dân Đà Nẵng đón nhận món quà từ biển

Bão Trà Mi qua đi đã để lại những “món quà” bất ngờ cho người dân Đà Nẵng, khi dọc bờ biển đường Nguyễn Tất Thành được phủ kín bởi vẹm xanh, sò huyết, chíp chíp, và nhiều loại hải sản khác.

Vẹm xanh
• 10:33 31/10/2024

Người dân thất thoát trước quy định mới về đánh bắt cá ngừ

Nhiều ngư dân Việt Nam đang gặp khó khăn trước các quy định mới về kích thước tối thiểu khi khai thác cá ngừ vằn. Cụ thể, theo Nghị định 37/2024/NĐ-CP, cá ngừ vằn chỉ được phép khai thác nếu đạt chiều dài từ 50cm trở lên. Quy định này nhằm bảo vệ nguồn lợi hải sản, nhưng lại gây thiệt hại lớn cho ngư dân và doanh nghiệp xuất khẩu.

Cá ngừ
• 14:13 22/10/2024

Tăng cường hợp tác và ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển ngành tôm bền vững

Vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia (Bộ NN&PTNT) tổ chức tọa đàm với chủ đề: "Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ phát triển nuôi tôm nước lợ bền vững, giảm chi phí sản xuất, giảm phát thải, nâng cao hiệu quả".

Mô hình nuôi tôm
• 07:35 05/12/2024

Giải pháp chống dịch bệnh EMS trong ngành nuôi tôm Việt Nam năm 2024

Năm 2024, Hội chứng chết sớm (EMS) không còn là thảm họa không thể kiểm soát của ngành nuôi tôm, mà trở thành động lực cho cuộc cách mạng công nghệ sinh học. Với sự kết hợp giữa công nghệ AI, nghiên cứu gen tiên tiến và các giải pháp sinh thái mới, chúng ta đang từng bước chinh phục thử thách này, hướng tới một nền nuôi trồng thủy sản bền vững, hiệu quả và ít rủi ro hơn bao giờ hết.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:35 05/12/2024

Cá sú mì: Một loài cá mang màu sắc của đại dương

Cá sú mì là một trong số ít những loài cá hiếm hoi có màu sắc tương đồng với màu của đại dương. Tuy nhiên, chính ngoại hình xinh đẹp kết hợp với hương vị độc đáo đã khiến tình trạng săn bắt trái phép loài cá này diễn ra ngày càng nghiêm trọng.

Cá sú mì
• 07:35 05/12/2024

3 phương pháp chính tạo ra vụ nuôi thành công: An toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh

Để đạt được một vụ nuôi thành công, người nuôi cần áp dụng các phương pháp quản lý khoa học và bài bản. Trong đó, ba phương pháp chính và vô cùng quan trọng là an toàn sinh học, giám sát và đối phó với dịch bệnh. Những phương pháp này giúp bảo vệ sức khỏe cho tôm, duy trì chất lượng môi trường và đảm bảo hiệu quả kinh tế cho người nuôi.

Nuôi tôm
• 07:35 05/12/2024

Bọt xuất hiện do chất hữu cơ

Bọt trong ao nuôi tôm có thể là một vấn đề phổ biến nhưng không phải lúc nào cũng được quan tâm đúng mức.

Nước ao nuôi
• 07:35 05/12/2024
Some text some message..