Sản lượng tôm Thái Lan giảm 3% trong năm 2018

Sản lượng tôm Thái Lan dự báo giảm 3% trong năm 2018, chủ yếu do thời tiết bất thường, dịch bệnh và giá tôm thấp.

Sản lượng tôm Thái Lan dự báo giảm 3% trong năm 2018
Sản lượng tôm của Thái Lan 2018 giảm. Ảnh minh họa: EatingThaiFood

Ông Somsak Paneetatyasai, chủ tịch Hiệp hội Tôm Thái Lan, cho biết sản lượng tôm năm 2018 của Thái Lan ước đạt 290.000 tấn, giảm so với mức sản lượng 300.000 tấn trong năm 2017.

“Sản lượng tôm thế giới ước đạt 3,2 triệu tấn trong năm 2018, tăng 15% so với năm 2017, do sản lượng tôm một số nước như Ecuador, Việt Nam, Indonesia, và đặc biệt là Ấn Độ, tăng. Nguồn cung tăng tác động tiêu cực lên giá tôm thế giới và khả năng cạnh tranh của tôm Thái Lan trên thị trường”, ông Somsak phân tích.

Trong 10 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu tôm Thái Lan đạt 143.129 tấn, trị giá 45,5 tỷ Baht, giảm 14,5% về lượng và 18,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2017. Cho cả năm 2018, Hiệp hội dự báo xuất khẩu tôm đạt 180.000 tấn, trị giá 50 – 55 tỷ Baht, giảm 11,8% về lượng và khoảng 19,7 – 27% về giá trị so với năm 2017.

Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu tôm lớn nhất của Thái Lan năm 2018, chiếm 40% tổng thị phần, tương đương khoảng 30.000 tấn, theo sau là Nhật Bản với 20% tương đương 20.000 tấn và Trung Quốc với 10% tương đương 14.000 tấn. Ông Somsak cho biết Trung Quốc là thị trường cần quan tâm, với triển vọng xuất khẩu khả quan nếu cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung Quốc giảm nhiệt và nền kinh tế Trung Quốc tăng trưởng hơn 5% trong những năm tới.

Đối với năm 2019, Hiệp hội có quan điểm khá lạc quan về sản xuất tôm Thái Lan nói chung, dự báo sản lượng tôm sẽ đạt từ 310.000 – 320.000 tấn, xuất khẩu chiếm khoảng 20.000 tấn, trị giá 60 tỷ Baht. Ông Somsak cảnh báo các yếu tố thách thức trong năm 2019 sẽ là chi phí lao động tương đối cao trong chế biến tôm, đồng Baht mạnh lên, diện tích nuôi giảm, dịch bệnh và các rào cản thương mại vẫn còn tồn tại, như ở EU.

Bangkok Post
Đăng ngày 17/12/2018
Gappingworld
Thế giới

Loài tôm nào là nguồn xuất khẩu chủ lực ở nước ta?

Hiện nay, với sản lượng lên đến 27.504 tấn (tháng 5/2023), tôm thẻ chân trắng được xem là đối tượng xuất khẩu chính ở nước ta. Dự đoán trong tương lai, loài tôm này sẽ có sản lượng xuất khẩu vượt bậc.

Tôm thẻ
• 12:02 17/09/2023

Xuất khẩu thủy sản 2023 đạt 9 tỷ USD nếu đi đúng theo kịch bản

Nền kinh tế thế giới đang dần đi vào giai đoạn phục hồi, lạm phát đã giảm, nhu cầu tiêu dùng gia tăng trở lại. Với tình hình này, xuất khẩu thủy sản sẽ phát triển theo hướng đúng với kịch bản mà chúng ta đã đề ra, đạt 9 tỷ USD năm 2023.

Chế biến cá
• 11:12 07/09/2023

Ngành tôm phải giữ được thế mạnh chế biến

Ngành tôm Việt Nam có một thế mạnh lớn là trình độ chế biến ở vào đẳng cấp cao nhất của thế giới. Vì vậy, ngành tôm phải giữ vững được lợi thế này.

Tôm chế biến
• 11:00 20/07/2023

“Bắt bệnh” sức cạnh tranh yếu trong xuất khẩu con tôm Việt Nam

Giá thành cao từ 30 - 100% khiến con tôm Việt Nam ngày càng mất sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu.

Tôm thẻ
• 12:02 26/06/2023

Cá đuối nước ngọt khổng lồ trên sông Mekong

Nhóm ngư dân và chuyên gia quốc tế đã tháo câu cho một con cá lớn và quý hiếm nhất Đông Nam Á. Sốc khi biết đây là loài cá đuối nước ngọt với kích thước khổng lồ, dài 4m trọng lượng 180kg.

Cá đuối
• 10:27 04/03/2024

Sứa ma khổng lồ - Loài sứa “kiêu kỳ” nhất ở đại dương

Đại dương rộng lớn là không gian bao la mà nhân loại chưa bao giờ ngừng tò mò và khám phá. Nhờ có quá trình này mà chúng ta ngày càng được chiêm ngưỡng phần nào chân dung của nhiều sinh vật biển.

Sứa ma
• 10:25 25/02/2024

Loài cá voi trắng siêu dễ thương và cực kỳ thông minh

Nếu chỉ biết đến cá voi trắng (hay còn gọi là cá voi Beluga) qua ngoại hình đáng yêu thì chắc hẳn bạn sẽ phải bất ngờ trước những điều thú vị ít ai biết của loài cá này.

Cá voi trắng
• 10:05 30/11/2023

Thủy sản Việt Nam tiếp tục nhận tín hiệu tốt từ Mỹ

Thủy sản Việt Nam trong đó có sản phẩm tôm tiếp tục nhận được tin khả quan khi xuất khẩu sang thị trường trường Mỹ.

Chế biến tôm
• 11:10 24/10/2023

Điểm danh một số thị trường xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam

Chỉ tính riêng 2 tháng đầu năm 2024, điểm đến xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam vinh danh 3 thị trường quốc tế, đó là: Mỹ, EU và Israel.

Cá ngừ
• 22:38 16/04/2024

Con cà xỉu - Con vật lạ nhưng lại ngon

Cà xỉu là loài hải sản sống vùi dưới bùn, vùng nước lợ, bề ngoài kỳ lạ nhưng là món đặc sản ăn một lần nhớ mãi tuy nhiên được ít người biết đến.

Con cà xỉu
• 22:38 16/04/2024

Tình trạng kháng kháng sinh hiện nay trong nuôi trồng thủy sản

Trong ngành nuôi trồng thủy sản, việc sử dụng kháng sinh đã trở thành một vấn đề ngày càng phổ biến, đặc biệt là trong việc điều trị các bệnh ở tôm, đặc biệt là tôm thẻ chân trắng. Tuy nhiên, việc lạm dụng kháng sinh đã dẫn đến một tình trạng lo ngại mới, đó là tình trạng kháng kháng sinh, khiến cho các bệnh do vi khuẩn trở nên khó điều trị hơn và tăng nguy cơ cho sức khỏe của tôm.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:38 16/04/2024

Diệt rong đuôi chồn ở ao nuôi quảng canh

Rong đuôi chồn hay còn gọi là rong mép, là loại rong tơ, sợi mảnh, màu xanh lục, thường phát triển mạnh ở đáy ao nuôi tôm quảng canh. Một mặt, loại rong này là nguồn cung cấp thức ăn tự nhiên cho tôm. Tuy nhiên, khi chúng phát triển quá mức sẽ đe dọa đến sự sinh trưởng và phát triển của tôm quảng canh.

Rong đuôi chồn
• 22:38 16/04/2024

Lợi hay hại khi kháng sinh trở nên phổ biến hơn

Trong ngành nuôi trồng thủy sản ngày nay, việc áp dụng các sản phẩm xử lý và cải thiện môi trường bằng kháng sinh là không thể tránh khỏi. Kháng sinh là nhóm thuốc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc được tổng hợp trong môi trường nhân tạo, có khả năng tiêu diệt hoặc ức chế sự phát triển của vi khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn có hại và lợi.

Tôm thẻ chân trắng
• 22:38 16/04/2024