Jim Anderson đến từ Đại học Florida, người công bố số liệu tại GOAL, cho rằng, tỷ lệ tăng trưởng hàng năm dự kiến cho giai đoạn 2015-2018 là 4,2%. Tại Hội nghị GOAL năm ngoái, mức tăng trưởng dự kiến cho giai đoạn 2013-2017 là 7,7%.
Theo biểu đồ về sản lượng tôm của GOAL, sản lượng tôm năm 2016 ước đạt khoảng 4 triệu tấn, và dự kiến tăng lên khoảng 4,2 triệu tấn năm 2017. Nếu dự đoán này chính xác, sản lượng tôm thế giới sẽ vượt mức kỷ lục 4,1 triệu tấn năm 2014 trước khi giảm trong năm 2015. Năm 2018, sản lượng có thể đạt 4,3 triệu tấn.
Theo thông tin mới nhất, sản lượng tôm ở khu vực Đông Nam Á – nơi có sản lượng giảm năm 2015 do EMS - dự kiến tăng trưởng trong 2016-2017.
Trung Quốc, cũng bị ảnh hưởng bởi EMS, dự kiến phục hồi lên 1,5 triệu tấn năm 2017 và 2018 sau khi giảm 2016.
Thái Lan cũng dự kiến tăng lên trên 300.000 tấn năm 2018 tuy nhiên vẫn đứng sau Indonesia, Việt Nam và Ấn Độ.
Sản lượng tôm Ấn Độ dự kiến tăng trong 2017 và 2018. Malaysia phục hồi sản lượng sau dịch bệnh và đạt khoảng 50.000 tấn năm 2018. Philippines cũng dự kiến tăng nhẹ lên trên 60.000 tấn năm 2018.
Ecuador dự kiến dẫn đầu đà tăng trưởng sản lượng ở khu vực châu Mỹ, dự kiến đạt 400.000 tấn năm 2018.
Sản lượng ở Venezuela dự kiến vượt Honduras và Nicaragua vì hai khu vực này vẫn tiếp tục phải đối mặt với các vấn đề về dịch bệnh. Sản lượng của Honduras và Nicaragua dự kiến giảm xuống khoảng 25.000 tấn năm 2018. Venezuela dự kiến đạt khoảng 30.000 tấn năm 2018.
Bangladesh dự kiến vượt 100.000 tấn năm 2018. Sản lượng Ả Rập cũng tăng. Năm 2013, sản lượng tôm ở Ả Rập chỉ đạt khoảng 2.000 tấn. Vì nước này tăng sản lượng tôm chân trắng, sản lượng dự kiến đạt gần 30.000 tấn năm 2016 và đạt khoảng 33.000 tấn năm 2018.