Sản phẩm đậu nành lên men truyền thống trong thủy sản

Sản phẩm đậu nành lên men truyền thống là Natto và Korean Meju không những có khả năng thay thế bột cá mà còn kích thích tăng trưởng và hệ thống miễn dịch của động vật thủy sản.

Sản phẩm đậu nành lên men truyền thống trong thủy sản
Sản phẩm đậu nành lên men truyền thống trong thủy sản

Đậu nành với hàm lượng protein tương đối cao từ lâu được xem là một trong những nguồn đạm từ thực vật có khả năng thay thế hoàn toàn bột cá trong thức ăn thủy sản. Nhiều sản phẩm lên men từ đậu nành từ lâu được dùng là thực phẩm, bên cạnh đó nhiều sản phẩm lên men từ đậu nành cũng cho thấy hiệu quả trong tăng cường sức khỏe và tăng trưởng ở động vật thủy sản (ĐVTS).

Natto

Natto là sản phẩm đậu nành lên men truyền thống của Nhật Bản, với hàm lượng lớn các lợi khuẩn đặc biệt là các lợi khuẩn lên men lactic natto được người Nhật rất tin dùng. Nhiều nghiên cứu cho thấy vai trò của natto như một thực phẩm chức năng trong dược phẩm, thực phẩm và cả trong thủy sản.

Nhiều nghiên cứu trên ĐVTS cho thấy natto đóng vai trò như một chất kích thích miễn dịch giúp tăng cường cơ chế đáp ứng miễn dịch của động vật thủy sản, đồng thời kích thích tăng trưởng và khả năng kháng bệnh của ĐVTS.

đậu nành lên men, đậu nanh trong thủy sản, đậu nành lên men trong thủy sản, nguyên liệu thủy sản

Ảnh: Natto sản phẩm lên men truyền thống từ đậu nành của Nhật Bản

Nhiều nghiên cứu bệnh do vi khuẩn trên tôm cho thấy các chủng vi khuẩn có khả năng gây bệnh thông qua việc hình thành các màng sinh học. Thử nghiệm với chiết xuất từ natto đối với Vibrio harvey (VH) tác nhân gây bệnh phát sáng trên tôm cho thấy, chiếc xuất natto có khả năng ức chế sự hình thành các màng sinh học, gây cản trở sự hình thành vi khuẩn trong nước.

Thành phần trong sản phẩm lên men natto là vi khuẩn Bacillus subtilis (BSN1), sản phẩm chiết xuất này được bổ sung vào thức ăn của tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei) sau đó gây cảm nhiễm với VH với 106cfu/ml, kết quả cho thấy tôm cho ăn thức ăn có bổ sung chiếc xuất từ natto cho tỉ lệ sống cao hơn so với ngiệm thức đối chứng.

Korean Meju

Korean meju là sản phẩm lên men từ đậu nành truyền thống của Hàn Quốc sử dụng nấm mốc Aspergillus oryzae. Nhiều nghiên cứu cho thấy A. oryzae kích thích tăng trường, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, tăng cường khả năng đáp ứng miễn dịch trên các loài cá biển.

đậu nành lên men, đậu nanh trong thủy sản, đậu nành lên men trong thủy sản, nguyên liệu thủy sản

Ảnh: Korean meju sản phẩm lên men đậu nành truyền thống của Hàn Quốc

Bột đậu nành thông thường (SM) và meju được bổ sung vào thức ăn của cá mó với các nghiệm thức: 8% SM, 4% Meju (50% SM được thay thế bằng Meju), 4% đậu nành lên men (F-SM) (50% SM được thay thế bằng F-SM) và nghiệm thức đối chứng dương sử dụng 0,08% A. oryzae.

Hoạt động của antioxidant của cá cho ăn thức ăn có bổ cung Meju cao hơn so với các nghiệm thức còn lại. Nghiệm thức bổ sung F-SM và Meju cho thấy hoạt động của antioxidant trong huyết tương cao hơn các nghiệm thức còn lại và hoạt động superoxide cao hơn so với nghiệm thức sử dụng hoàn toàn SM.

Việc bổ sung các sản phẩm đậu nành lên men truyền thống vào khẩu phần thức ăn của ĐVTS giúp đối tượng nuôi hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn qua đó kích thích tăng trưởng cùng với tăng cường hệ thống miễn dịch của ĐVTS.

Đăng ngày 07/12/2017
HUỲNH NHƯ Lược dịch
Nguyên liệu

Một số sản phẩm dinh dưỡng phổ biến được dùng để ủ vi sinh

Ủ vi sinh là một quá trình quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tối ưu hóa sức khỏe của hệ sinh thái và tăng cường hiệu quả sản xuất.

Vi sinh
• 10:07 19/11/2024

Top 5 men vi sinh xử lý nước chất lượng và đáng tiền nên tham khảo nhất

Từ lâu, men vi sinh đã và đang được nhiều bà con tích cực ứng dụng trong nuôi trồng thủy sản. Bằng cách cải thiện chất lượng môi trường nuôi, nâng cao sức khỏe và năng suất của vật nuôi, men vi sinh không chỉ góp phần bảo vệ môi trường mà còn đem lại lợi nhuận kinh tế cao cho người nuôi.

Ủ men vi sinh
• 08:00 17/11/2024

Thức ăn thủy sản không làm từ cá

Trong những năm gần đây, việc phát triển các giải pháp thức ăn thủy sản không làm từ cá đã trở thành một xu hướng mới trong ngành nuôi trồng thủy sản. Với áp lực ngày càng gia tăng về bảo vệ nguồn tài nguyên biển và đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu, việc tạo ra thức ăn thủy sản thay thế bền vững là một bước tiến quan trọng

thức ăn
• 10:25 29/10/2024

Chuyển đổi sang các nguồn thức ăn bền vững

Ngừng phụ thuộc vào các thành phần có nguồn gốc từ biển là ưu tiên của ngành nuôi trồng thủy sản trong nhiều thập kỷ. Protein thực vật hiện là thành phần được sử dụng nhiều nhất trong sản xuất thức ăn thủy sản trên toàn cầu

Đậu nành
• 10:17 09/10/2024

Chính thức mở bán: "Thực hành Chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản"

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam đang cần giải pháp thực tế để vượt qua thách thức cần đối mặt để đạt được sản lượng, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường lúc này.

Sách Thực hành chẩn đoán bệnh trên động vật thủy sản
• 03:01 26/11/2024

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản

Hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản là một vấn đề quan trọng nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường.

Kháng sinh
• 03:01 26/11/2024

Nâng cao hiệu quả trong khai thác thủy sản

Để nâng cao hiệu quả khai thác thủy sản, cần áp dụng các giải pháp đồng bộ từ việc áp dụng công nghệ tiên tiến đến việc cải thiện quản lý nguồn lợi thủy sản và bảo vệ môi trường.

Thu hoạch thủy sản
• 03:01 26/11/2024

Tạo rào cản cho vi khuẩn hạn chế xâm nhập vào tôm

Một trong những thách thức lớn nhất mà người nuôi phải đối mặt là các bệnh do vi khuẩn gây ra, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất của tôm.

Tôm thẻ
• 03:01 26/11/2024

Xuất khẩu một tháng trở lại tỷ đô sau 27 tháng

Tháng 10/2024, xuất khẩu thủy sản 1,1 tỷ USD, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm ngoái và đây là lần đầu tiên sau 27 tháng kể từ tháng 6/2022 đã trở lại mức tỷ đô một tháng. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024 đạt 8,33 tỷ USD, tăng 12% so với cùng kỳ năm ngoái với các mặt hàng chủ lực và các thị trường chính đều tăng.

Tôm thẻ
• 03:01 26/11/2024
Some text some message..