Sản xuất sinh khối tảo thuần làm thức ăn cho tôm cá giống

Tảo là một trong những loài phù hợp về kích thước và chất lượng dinh dưỡng cho ấu trùng tôm cá và các loài thủy sản khác. Bài viết tổng hợp 2 phương pháp phổ biến để sản xuất tảo làm thức ăn cho con giống đó là sản xuất sinh khối tảo thuần và sản xuất sinh khối tảo tự nhiên trong ao.

Sản xuất sinh khối tảo thuần cho sản xuất giống
Hệ thống sản xuất tảo giống. Ảnh: wur

Sản xuất sinh khối tảo thuần làm thức ăn cho con giống

- Bước 1: Công tác chuẩn bị


Những giống tảo thường dùng để làm thức ăn tôm cá


Ảnh: Marine Savers

+ Chuẩn bị giống tảo: Các loài tảo đơn bào gồm Nanochrolopsis occulata, Isochrysis galbana, Chaetoceros calcitrans, Chlorella sp, Tetraselmis sp được lưu giữ trong bình tam giác thủy tinh 200ml trong phòng thí nghiệm nhiệt độ 22 - 24oC.


Ảnh: Dreamstime

+ Pha môi trường dưỡng chất nuôi cấy tảo: tỷ lệ pha trong 1 lít dung dịch môi trường dưỡng chất gồm: dung dịch đa lượng (75g NaNO3; 5g NaH2PO4; 0,45g EDTA và 3,15g FeCl3), dung dịch vi lượng (0,98g CuSO4.5H2O; 2,2g ZnSO4; 18g MnCl2; 1g CoCl2; 0,63g Na2MoO4.2H2O và 0,35g Silic), vitamin (50mg Biotin; 200mg Vitamin B1 và 50mg Vitamin B12).

+ Chuẩn bị bể và túi nuôi cấy tảo: Bể 500 lít hoặc túi nilon 20 lít, 50 lít được vệ sinh bằng nước ngọt, khử trùng, diệt khuẩn bằng dung dịch chlorine nồng độ 10 ppm, để ráo nước 3-5 giờ. 

- Bước 2: Cấp nước vào bể và túi nilon

+ Nước có độ mặn từ 25-30‰, đã được lọc qua hệ thống lọc thô (lọc cát) và các túi hoặc lõi lọc bông cỡ từ 1 đến 5 µm và than hoạt tính; cấp nước 2/3 bể hoặc túi;

+ Bổ sung dung dịch chlorine nồng độ 4 ppm trong 5 giờ để diệt khuẩn và tảo tự nhiên; Sục khí nhẹ, liên tục trong bể, túi.

- Bước 3: Cấy tảo giống thuần

+ Cung cấp 200 - 300 ml giống tảo thuần vào mỗi bể, túi; 

+ Bổ sung môi trường dưỡng chất nuôi tảo (Bước 1) theo tỷ lệ 1 ml môi trường/ l lít nước trong bể, túi.

- Bước 4: Thu hoạch tảo

+ Được tiến hành thu từ 5 - 7 ngày sau khi nuôi cấy;

+ Cắm ống nhựa mềm đường kính 21 – 27 mm vào cách đáy bể hoặc túi khoảng 20-30 cm rồi rút 60 - 70% nước (tảo) ra ngoài.

- Bước 5: Nuôi cấy tảo lần 2

+ Bổ sung nước đã lọc như ở Bước 2 vào bể hoặc túi vừa thu hoạch bằng mực nước ban đầu.

+ Bổ sung môi trường dưỡng chất theo tỷ lệ 1 ml/l (tương tự Bước 3).

+ Thu hoạch tảo tương tự Bước 4.


Lưu ý: chỉ duy trì nuôi cấy tảo 2 lần trong cùng một bể hoặc túi nuôi sinh khố, sau đó vệ sinh, diệt khuẩn dụng cụ nuôi cấy và sử dụng tảo giống từ nguồn giống được lưu giữ giống thuần.

Sản xuất sinh khối tảo tự nhiên trong ao:

- Bước 1: Chuẩn bị ao sản xuất tảo sinh khối tự nhiên

Ao được phơi khô 3-5 ngày, được vệ sinh bằng nước ngọt 1 ngày trước khi cấp nước mới. 

- Bước 2: Cấp nước vào ao

+ Nguồn nước có độ mặn 15-30‰, được cấp từ ao chứa qua túi hoặc lõi lọc cỡ 5,0 -10,0 µm.

+ Sục khí được duy trì 24/24 giờ trong suốt thời gian sản xuất tảo.

- Bước 3: Bổ sung môi trường dưỡng chất

Phân gà vi sinh với lượng 2,0 – 2,5 kg/100 m3, N-P-K: 1,5 -2,0 g/m3, hòa tan trong 20lít nước, tạt đều khắp ao vào buổi sáng sớm.

- Bước 4: Thu hoạch sinh khối tảo

Định kỳ sau 5-7 ngày, thu 1/3 lượng nước (cùng tảo) trong ao để cung cấp, làm thức ăn cho nghêu bố mẹ và ấu trùng.

- Bước 5. Bổ sung nước và môi trường dưỡng chất

+ Cấp bổ sung 1/3 lượng nước thiếu hụt vào ao ngay sau khi thu hoạch (tương tự Bước 2).

+ Bổ sung môi trường dưỡng chất: dưỡng chất được bổ sung với lượng và thành phần tương tự như Bước 3.

Theo Quy trình sản xuất nghêu giống của ThS. Chu Chí Thiết - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I

Đăng ngày 16/03/2018
ThS. Chu Chí Thiết
Kỹ thuật

Biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm

Thức ăn trong nuôi tôm chiếm một phần chi phí khá cao. Quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm là một yếu tố quan trọng giúp tăng trưởng tôm khỏe mạnh, giảm chi phí, mang lại lợi nhuận cho người nuôi tôm và bảo vệ môi trường. Dưới đây là một số biện pháp quản lý thức ăn hiệu quả trong nuôi tôm:

Tôm thẻ
• 10:00 17/01/2025

Các biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm

Đối với người nuôi tôm, việc xử lý nước nuôi tôm là rất quan trọng. Khi nguồn nước trong ao luôn sạch, sẽ giúp cho tôm khỏe mạnh, mau lớn và phòng tránh được rất nhiều loại bệnh. Sau đây là biện pháp xử lý nước trước khi thả tôm vào ao nuôi.

Xử lý nước
• 11:39 15/01/2025

Điểm danh các dấu hiệu tôm đang thiếu hụt dinh dưỡng

Tôm là loài sinh vật nhạy cảm với môi trường sống và chế độ dinh dưỡng. Khi thiếu hụt dinh dưỡng, tôm sẽ biểu hiện qua những dấu hiệu rõ rệt trên cơ thể và hành vi. Nhận biết sớm những dấu hiệu này giúp người nuôi có biện pháp khắc phục kịp thời, tránh gây thiệt hại nghiêm trọng.

Tôm thẻ chân trắng
• 10:23 14/01/2025

Kiểm soát dịch bệnh do virus trên cá rô phi

Cá rô phi là một trong những loài thuỷ sản được nuôi phổ biến nhất trên thế giới, đóng vai trò quan trọng trong kinh tế xã hội và an ninh lương thực. Tuy nhiên, dịch bệnh do virus trên cá rô phi gây ra những thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và sản lượng. Để đối phó, việc kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh đòi hỏi những chiến lược tổng thể, tích hợp và bền vững.

Cá rô phi
• 09:44 14/01/2025

Đốm trắng hoành hành trở lại trong thời gian gần đây

Trong thời gian gần đây, bệnh đốm trắng trên tôm nuôi đang có dấu hiệu bùng phát trở lại tại nhiều địa phương, gây lo ngại cho bà con nuôi tôm. Đây là bệnh do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không được kiểm soát kịp thời.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:23 22/01/2025

Top 10 loài cá cảnh nuôi trong nhà thu hút tài lộc và may mắn

Không gian sống của bạn sẽ trở nên sinh động hơn khi được tô điểm bởi những loài cá cảnh đẹp với màu sắc nổi bật. Không chỉ đóng vai trò trang trí, việc nuôi cá cảnh trong nhà còn mang ý nghĩa phong thủy, giúp thu hút tài lộc, may mắn, và mang đến sự cân bằng năng lượng cho gia chủ.

Các loài cá cảnh
• 08:23 22/01/2025

Tôm thẻ cần đáp ứng các yêu cầu gì khi xuất khẩu?

Trong báo cáo xuất khẩu hàng năm, tôm thẻ đóng vai trò là một trong những sản phẩm chủ lực đối với nhiều quốc gia nuôi trồng thủy sản như Việt Nam, Thái Lan và Ecuador. Tuy nhiên, để đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ các thị trường quốc tế như EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản, tôm thẻ cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Bài viết này sẽ tổng hợp những yêu cầu chính mà tôm thẻ cần đáp ứng khi xuất khẩu.

Tôm thẻ chân trắng
• 08:23 22/01/2025

Xử lý nấm đồng tiền trên ao bạt

Nấm đồng tiền hay còn gọi là nấm chân chó, là một loại địa y, có mùi tanh khó chịu, khi xuất hiện trong ao nuôi sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường ao và sức khỏe tôm nuôi, nghiêm trọng hơn là có thể gây thiệt hại lớn đến nguồn kinh tế của người nuôi.

Nấm đồng tiền
• 08:23 22/01/2025

Giá thành thức ăn thủy sản: Cân bằng chi phí và hiệu quả

Nuôi tôm hiện nay chi phí thức ăn chiếm phần lớn trong tổng chi phí sản xuất, có thể lên tới 50-70%. Do đó, việc cân bằng giữa giá thành và hiệu quả sử dụng thức ăn là yếu tố then chốt giúp người nuôi đạt được lợi nhuận bền vững. Để làm được điều này, người nuôi cần hiểu rõ về cách lựa chọn, sử dụng và quản lý thức ăn sao cho tối ưu.

Thức ăn
• 08:23 22/01/2025
Some text some message..