Sản xuất thực phẩm chức năng từ một loài tảo suối

Tiến sỹ Lại Minh Hiền, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học cho biết Trung tâm đã sản xuất được viên thực phẩm chức năng bào chế dưới dạng viên nang từ một loại tảo lục sợi dài. Tên địa phương là “Tò cày” và gắn với truyền thuyết “ruộng đất mềm” (Tom nà ón) của người Tày ở tỉnh Cao Bằng.

tảo suối
Ảnh minh họa. (Nguồn: lincoln.ne.gov)

Lô thực phẩm chức năng đầu tiên được chế biến dưới dạng viên nén gần 5.000 viên có thành phần chính là tảo lục ở Cao Bằng, do Trung tâm Kiểm nghiệm nghiên cứu Dược Quân đội bào chế đang được thử nghiệm tại Học viện Quân y với nhiều tín hiệu khả quan.

Đây là một đề tài ứng dụng trên nền tảng kế thừa tri thức bản địa và ứng dụng các tiến bộ khoa học hiện đại của thế giới, nhằm phục vụ đời sống của người dân.

Từ xa xưa, người dân Việt Nam cũng như các nước trên thế giới đã biết sử dụng các loài tảo làm thức ăn. Những năm gần đây tảo được chế biến thành thực phẩm chức năng để bổ sung dinh dưỡng, hỗ trợ sức khỏe và tăng cường miễn dịch cho con người.

Những năm 70 của thế kỷ 20, khi còn công tác tại Trung tâm Kiểm nghiệm Dược Quân đội (Cục Quân y), tiến sỹ Lại Minh Hiền đã nghiên cứu song mới chỉ dừng lại ở việc xác định thành phần loài, thành phần hóa học của chúng, sau này mới đi sâu nghiên cứu bào chế thành thực phẩm chức năng. Mục đích phát triển loài tảo này và biến chúng thành hàng hóa có giá trị cao, phục vụ thiết thực đời sống xã hội và góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân địa phương.

Trước thực tế do thói quen ăn uống của mọi người trong thời gian gần đây thường là ưa chuộng các loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, hệ quả dẫn đến sự gia tăng bệnh béo phì và cùng với nó là tỷ lệ mắc bệnh tim, tiểu đường và huyết áp cao ngày càng tăng.

Nhiều nghiên cứu về mối tương quan giữa chế độ ăn uống và một số bệnh mãn tính cho thấy những khả năng của các loại thực phẩm hỗ trợ, hoặc thậm chí để cải thiện sức khỏe của con người. Những thực phẩm này vì thế đã có tên gọi chung là thực phẩm chức năng.

Ở mỗi nước, thực phẩm chức năng được gọi bằng những thuật ngữ khác nhau. Khái niệm thực phẩm chức năng được người Nhật sử dụng đầu tiên trong những năm 1980 để chỉ những thực phẩm chế biến có chứa những thành phần tuy không có giá trị nhưng giúp nâng cao sức khoẻ cho người sử dụng.

Còn Bộ Y tế Việt Nam định nghĩa “thực phẩm chức năng là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể người, có tác dụng bổ sung dinh dưỡng, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng và giảm bớt nguy cơ bệnh tật.”

Có thể coi thực phẩm chức năng nằm ở nơi giao thoa giữa thực phẩm và thuốc, người ta còn gọi thực phẩm chức năng là thực phẩm - thuốc. Tuy vậy, sự hiểu biết không rõ ràng về khái niệm này sẽ dẫn đến việc nhầm lẫn giữa thực phẩm chức năng và thực phẩm, thuốc. Nên cần có những tiêu chí cụ thể để phân biệt giữa thực phẩm chức năng và thực phẩm thuốc.

Thực phẩm chức năng mà Trung tâm Bảo tồn đa dạng sinh học nghiên cứu chế biến khác với thực phẩm mà đồng bào đã từng chế biến ở chỗ là được sản xuất, chế biến theo công thức bổ sung một số thành phần có lợi hoặc loại bớt một số thành phần bất lợi (để kiêng).

Việc bổ sung hay loại bớt phải được chứng minh và cân nhắc một cách khoa học và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép (thường là phải theo tiêu chuẩn). Có tác dụng với sức khỏe (một số chức năng sinh lý của cơ thể) nhiều hơn là các chất dinh dưỡng thông thường. Nghĩa là thực phẩm chức năng ít tạo ra năng lượng (calorie) cho cơ thể như các loại thực phẩm, ví dụ, gạo, thịt, cá…

Liều sử dụng thường nhỏ, thậm chí tính bằng miligram, gram như là thuốc. Đối tượng sử dụng có chỉ định rõ rệt như người già, trẻ em, phụ nữ tuổi mãn kinh, người có hội chứng thiếu vi chất, rối loạn chức năng sinh lý nào đó…

Theo kết quả nghiên cứu về thành phần hóa học của “Tò cày” - tảo lục Cao Bằng của Trung tâm Kiểm nghiệm nghiên cứu Dược Quân đội, đạm chiếm từ 35-40%, trong đó có 14 loại axit amin là Acid Glutamic, Serin, Alanin, Arginin, Tyrosin, Tryptophan, Threonin, Histidin, Valin, Lysin, Methionin, Isoleucin, Phenylalanin và Leucin và đặc biệt có 8 loại axit amin không thay thế là Threonin, Histidin, Valin, Lysin, Methionin, Isoleucin, Phenylalanin và Leucin có trong mẫu tảo chiếm 21,43% trọng lượng khô.

Về nguyên tố vi lượng có mặt 12 nguyên tố, trong đó quan trọng là nguyên tố Mangan (Mn), sắt (Fe), kẽm ( Zn), selen (Se). Hàm lượng Gluxit trung bình là 13,74%. Lipid là 5,68%. Trong thành phần tảo có các vitamin A,D, E, C, B1, B2, B6, PP và có mặt của sắc tố chlorophyll./. 

TTXVN/Vietnam+
Đăng ngày 02/09/2013
Quang Chính
Khoa học

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 10:57 26/11/2024

Bản chất chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm

Chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi tôm là một quá trình biến đổi bảo toàn các nguyên tố trong chuỗi chuyển hóa từ nguồn chất hữu cơ đầu vào dưới tác động nhiều yếu tố lý – hóa – sinh trong ao tôm.

Chu trình chuyển hóa
• 14:00 15/11/2024

Liên kết khép kín chuỗi rong biển

Sáng 25/10/2024, tại Hà Nội, diễn ra lễ ký liên kết khép kín chuỗi rong biển giá trị cao giữa doanh nghiệp thu mua chế biến và doanh nghiệp cung cấp giống với Trung tâm ICAFIS thuộc Hội Thủy sản Việt Nam (đang phối hợp thúc đẩy chương trình hỗ trợ người dân trồng 1.000 ha rong biển).

Rong biển
• 10:07 01/11/2024

Siêu thâm canh tôm thẻ chân trắng độ mặn thấp

Những năm gần đây, hoạt động nuôi tôm thẻ chân trắng trong các vùng địa lý có độ mặn thấp, nằm sâu trong đất liền đang phát triển nhanh do đặc điểm sinh học của tôm chống chịu thay đổi lớn về độ mặn và mật độ thả giống cao (Prangnell và cộng sự, 2019a).

Tôm thẻ chân trắng
• 10:45 28/10/2024

Loài tảo mới làm thức ăn cho cá tôm

Các nhà nghiên cứu Philippines tại Trung tâm Phát triển Thủy sản Đông Nam Á (SEAFDEC/AQD) đang thử nghiệm “tảo spaghetti”, có tên khoa học là Chaetomorpha linum, trong thành phần thức ăn cho cá và tôm nhằm giảm chi phí thức ăn thủy sản.

Tảo
• 22:01 26/11/2024

Thực hư trị bệnh EHP trong nuôi tôm

EHP (Enterocytozoon hepatopenaei) là một loại vi khuẩn ký sinh nội bào gây bệnh nghiêm trọng trên tôm nuôi. Loại vi khuẩn này làm suy giảm khả năng tiêu hóa và tăng trưởng của tôm, dẫn đến thiệt hại kinh tế lớn cho người nuôi.

Tôm bệnh EHP
• 22:01 26/11/2024

Tiềm năng phát triển nghề nuôi hải sâm tại Bình Định

Hải sâm hay còn có tên gọi khác là đỉa biển hay sâm biển là một loài động vật biển chuyên ăn các loại xác chết của các loài động vật khác, vì lý do đó nên chúng còn thường được gọi là "Lao công của biển cả".

Hải sâm
• 22:01 26/11/2024

Bình Định tiếp tục hỗ trợ chi phí nguyên liệu cho 07 tàu cá trong đợt bổ sung năm 2023

Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định vừa có quyết định số 3840/QĐ-UBND ngày 05/11/2024 phê duyệt đợt bổ sung năm 2023 cho các tàu cá được hỗ trợ kinh phí theo Quyết định số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

Tàu thuyền
• 22:01 26/11/2024

Chứng nhận ASC cho 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân

Ngày 21/11/2024, ở xã Tân Ân Tây (Ngọc Hiển, Cà Mau), 1.860 ha tôm-rừng của 375 hộ dân được tổ chức Bureau Veritas trao chứng nhận ASC và đây là chứng nhận ASC nhóm cho tôm-rừng đầu tiên tại Việt Nam cũng như trên thế giới.

Tôm rừng
• 22:01 26/11/2024
Some text some message..