Sản xuất và kinh doanh cá tra: Muốn phát triển, cần tái cơ cấu

Những khó khăn của ngành sản xuất và kinh doanh cá tra hiện nay, dường như đang hợp quy luật phát triển, sau thời kỳ tăng trưởng nhanh đến lúc phải tái cơ cấu. Cho nên, khó khăn cũng có thể là cơ hội.

Chế biến thủy sản

Công ty Cổ phần Thủy sản Bình An chủ động tái cơ cấu nợ, được ngân hàng hỗ trợ, đã vượt qua khủng hoảng, trở lại hoạt động ngày 9/5/2012 - Ảnh: Lê  Hoàng Vũ

Tăng trưởng

Báo cáo ngày 16/5 của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, chỉ trong 12 năm từ 2001 đến 2011, ngành sản xuất cá tra tăng trưởng cao trên tất cả các mặt. Diện tích nuôi tăng 5 lần, từ 1.200 ha lên 6.000 ha. Sản lượng tăng 36 lần, từ 37.500 tấn lên 1.350.000 tấn. Sản lượng thành phẩm xuất khẩu tăng gần 40 lần, từ 17.000 tấn lên 660.000 tấn. Giá trị kim ngạch xuất khẩu tăng hơn 45 lần, từ 40 triệu USD lên 1.865 triệu USD. Thị trường xuất khẩu từ chỉ vài nước ở châu Á lên 136 nước và vùng lãnh thổ ở tất cả các châu lục.

Đặc biệt, năng suất nuôi có nơi đạt tới 500 tấn/ha mặt nước, theo Tổng cục Thủy sản, một mức mà chưa có bất cứ loại cá nào đạt được. Số lượng sản phẩm chế biến từ cá tra cũng đạt mức kỷ lục, hàng trăm loại từ đông lạnh đến ăn ngay.

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký VASEP, cho biết, hiện có 136 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, gồm 64 doanh nghiệp có nhà máy chế biến, còn lại là thương mại. Đã hình thành 5 tập đoàn, mỗi tập đoàn có từ 2 công ty trở lên, chiếm 34% sản lượng xuất khẩu. 10 công ty có mức sản xuất mỗi công ty trên 100 tấn nguyên liệu/ngày, chiếm 25% sản lượng xuất khẩu. Nhưng cũng có 20 công ty mà mức sản xuất của mỗi công ty chỉ dưới 30 tấn nguyên liệu/ngày, chiếm 8% sản lượng.

Về nuôi trồng, các doanh nghiệp có vùng nuôi chiếm khoảng 50% sản lượng nguyên liệu. Hộ nuôi quy mô lớn chiếm 20% và người nuôi nhỏ lẻ chiếm 30% sản lượng còn lại.

Lao đao

Những con số cho thấy đã có sự phân hóa mạnh trong các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như nuôi trồng. Khả năng cạnh tranh chênh lệch, sự liên kết lỏng lẻo vì thiếu mục tiêu chung, mỗi doanh nghiệp chỉ lo lợi ích cục bộ, dẫn tới sự nhiễu loạn tất yếu trong chuỗi cung ứng sản phẩm, từ trong nước ra nước ngoài. Những từ “cạnh tranh không lành mạnh”, “phá giá”, thậm chí là “chơi xấu” liên tục vang lên trong những năm qua nhưng không được khắc phục.

Tình hình thêm trầm trọng khi tín dụng thắt chặt, cả ngành sản xuất kinh doanh cá tra thiếu vốn. Bươn chải thị trường, một số doanh nghiệp lớn mạnh, tuy nhiên vẫn chưa có khả năng tự lo được nhu cầu vốn quá lớn. Lại liên kết yếu kém, những năm qua, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu còn phải phát triển vùng nuôi, nên nhu cầu vốn càng lớn. Theo lãnh đạo VASEP, doanh nghiệp khá nhất cũng chỉ lo được 1/3 vốn cho hoạt động, còn lại phải vay ngân hàng. Các ngân hàng đột ngột rút vốn, như “bóp mũi doanh nghiệp”, lãi suất lại lên cao thì đồng nghĩa với “làm chỉ nuôi ngân hàng”.

Đánh giá của VASEP về tình hình hiện nay “toàn bộ chuỗi sản xuất bị thu hẹp và đình đốn, giá giảm, bị đối tác mua hàng ép giá mạnh”. Không chỉ doanh nghiệp nhỏ mà doanh nghiệp lớn cũng lao đao, nuôi và chế biến đều lao đao, nguy cơ “doanh nghiệp đóng cửa sẽ làm sụp đổ cả chuỗi sản xuất theo dây chuyền”.

Tái cơ cấu

Ngành sản xuất và kinh doanh cá tra cần được tiếp vốn để trở lại hoạt động bình thường và quan trọng hơn, cần tái cơ cấu để phát triển ổn định. Cho nên, sáng 16/5, tại TP Cần Thơ, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) cùng đại diện 40 doanh nghiệp “tọa đàm các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu cá tra” là việc làm đáp ứng mong đợi.

Phó Tổng giám đốc VDB Trần Phú Minh cho biết: “Trước mắt trong năm 2012, VDB sẽ cho vay bổ sung thêm 2.000 – 3.000 tỷ đồng”. Chưa được như đề xuất của Phó chủ tịch VASEP Nguyễn Hữu Dũng nhưng cũng lóe được tia hy vọng. Đề xuất của ông Dũng, khoảng 15.000 tỷ đồng trong 3 quý cuối năm 2012, để hỗ trợ nuôi, chế biến xuất khẩu khoảng 400.000 tấn cá tra nguyên liệu trong tổng số khoảng 800.000 tấn của kế hoạch sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, quyết định còn phụ thuộc sự chủ động của doanh nghiệp. Tổng giám đốc VDB Nguyễn Quang Dũng nói, các doanh nghiệp phải chủ động “rà soát đánh giá lại tình trạng doanh nghiệp và đề xuất phương hướng cụ thể”. Ông Dũng nêu điển hình Công ty CP Thủy sản Bình An, gặp khủng hoảng nợ đã chủ động cơ cấu lại và có thị trường, có thương hiệu tốt nên ngân hàng “áp sát hỗ trợ tháo gỡ khó khăn”.

Về lâu dài, cần sự hợp tác chặt chẽ giữa VASEP và VDB nói riêng cũng như các ngân hàng khác nói chung, để tái cơ cấu ngành sản xuất và kinh doanh cá tra, theo hướng tăng sản phẩm giá trị gia tăng. Đặc biệt, tái cơ cấu với mục đích rõ ràng: Xây dựng thương hiệu cá tra Việt Nam.

>> Mọi hoạt động đều phải nhằm mục đích tăng giá trị cho cá tra, từ quản trị doanh nghiệp đến tổ chức Hiệp hội Cá tra ĐBSCL, từ xây dựng các mối liên kết đến phát triển thị trường. Và phải có hệ thống pháp luật thúc đẩy và bảo vệ quá trình tái cơ cấu đó.

thuysanvietnam.com.vn
Đăng ngày 06/06/2012
Sáu Nghệ
Kinh tế

Đại diện ngành tôm tham gia vào hội nghị Thủ tướng và doanh nghiệp tư nhân

Việc phát triển ngành tôm luôn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thủy sản Việt Nam, không chỉ bởi sản lượng xuất khẩu lớn mà còn bởi giá trị kinh tế và việc làm mà nó mang lại cho hàng triệu người dân ven biển. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu biến động, hội nghị giữa Thủ tướng và các doanh nghiệp tư nhân ngày 21/9 đã trở thành sự kiện quan trọng, thu hút sự chú ý của nhiều ngành công nghiệp.

Không khí hội nghị
• 10:05 26/09/2024

Nhập khẩu sò điệp Nhật Bản về Việt Nam tăng đột biến

Sò điệp Nhật Bản, một loại hải sản cao cấp, đã trở thành món ăn quen thuộc với những người sành ăn tại Việt Nam. Với hương vị đặc trưng và giá trị dinh dưỡng cao, sò điệp Hokkaido được xem là "tinh hoa từ biển cả" của Nhật Bản. Tuy nhiên, sự gia tăng đột biến trong lượng nhập khẩu sò điệp Nhật Bản vào Việt Nam thời gian gần đây đã tạo ra nhiều biến động trên thị trường. Điều gì đã dẫn đến hiện tượng này và cơ hội nào đang mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam? Cùng khám phá sâu hơn về xu hướng nhập khẩu hải sản Nhật Bản đặc biệt là sò điệp vào Việt Nam và những cơ hội đến thị trường trong nước.

Sò điệp
• 10:20 23/09/2024

Giá tôm toàn cầu tháng 9: Ecuador tăng mạnh, Việt Nam và Thái Lan ổn định

Tin tức thủy sản tháng 9 đã chứng kiến những biến động đáng chú ý trên thị trường tôm toàn cầu. Với sự gia tăng mạnh mẽ về giá tại Ecuador, trong khi giá tôm ở Việt Nam và Thái Lan lại giữ được sự ổn định. Điều này không chỉ phản ánh tình hình cung cầu trong từng quốc gia mà còn ảnh hưởng đến các chuỗi cung ứng toàn cầu.

Tôm thẻ
• 09:48 20/09/2024

Dự đoán giá tôm tăng cao ở size 40 con/kg trở xuống do nghịch vụ

Trong thời gian gần đây, một xu hướng đang dần rõ nét là giá tôm có size 40 con/kg trở xuống có khả năng tăng cao, đặc biệt là do ảnh hưởng của tình trạng nghịch vụ. Nghịch vụ là khi chu kỳ sinh trưởng của tôm và điều kiện thời tiết không khớp với nhu cầu thị trường, dẫn đến sản lượng không đạt yêu cầu.

Thu hoạch tôm
• 09:56 19/09/2024

Xuất khẩu sang Đài Loan: Bước tiến mới trong sản xuất tôm giống

Chiều 23/9/2024, tại Quảng Nam, Công ty Cổ phần Giống thủy sản Kim Hoàng chính thức xuất khẩu tôm giống sang Đài Loan với việc giao 2,5 triệu con tôm giống trị giá 10.000 USD cho Công ty Yong Sing Seafood Co., Ltd (Đài Loan). Sự kiện đánh dấu một bước tiến cần ghi nhận trong quá trình nghiên cứu, sản xuất tôm giống ở nước ta.

Tôm giống
• 07:13 29/09/2024

Tại sao khí độc lại tăng cao sau khi trời mưa bão?

Sau những cơn mưa bão, một hiện tượng phổ biến trong ao nuôi thủy sản là nồng độ các loại khí độc tăng cao, đặc biệt là khí NH3 (ammonia), H2S (hydro sulfide), và CO2 (carbon dioxide). Điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của các loài thủy sản nuôi như cá và tôm, làm giảm năng suất và chất lượng sản phẩm.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:13 29/09/2024

Thuật ngữ BMW trong nuôi tôm

MBW hay còn gọi là trọng lượng cơ thể trung bình. Trong nuôi tôm, thuật ngữ MBW đóng vai trò khá quan trọng và thường được sử dụng để tính toán nhiều khía cạnh khác nhau nhằm đánh giá tình trạng phát triển của tôm.

Tôm thẻ
• 07:13 29/09/2024

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu

Cải tạo ao nuôi tôm và gây màu nước là hai bước cực kỳ quan trọng để chuẩn bị cho vụ nuôi tôm đạt hiệu quả cao. Quá trình này không chỉ tạo ra môi trường sống lành mạnh cho tôm mà còn giúp cân bằng hệ sinh thái trong ao, ngăn ngừa dịch bệnh và cải thiện chất lượng nước.

Ao nuôi
• 07:13 29/09/2024

Ngăn chặn nhập lậu, buôn bán, vận chuyển trái phép tôm hùm giống

Thời gian qua, sản lượng nuôi tôm hùm ở Việt Nam được duy trì ổn định đạt trên 3.200 tấn/ năm với hơn 180.000 lồng nuôi. Hai đối tượng nuôi chính là nuôi tôm hùm xanh (Panulirus hormarus) và tôm hùm bông (Panulirus ornatus).

Tôm hùm giống
• 07:13 29/09/2024
Some text some message..