Sáng tạo chế biến thức ăn cho tôm

Bối cảnh hiện nay, tìm nguồn nguyện liệu thay bột cá Peru để sản xuất thức ăn chất lượng cao nuôi tôm được nhiều doanh nghiệp nỗ lực. Đó là nguồn nguyên liệu đạm sáng tạo cùng với phụ gia chức năng có chất lượng ổn định để giúp tôm tăng trưởng tốt, chống dịch bệnh. Một số doanh nghiệp ở nước ta đã đạt kết quả tốt.

Bột cá Peru
Bột cá Peru. Ảnh: thuysanvietnam.com.vn

Nguyên liệu đạm hoạt tính sinh học 

Tiến sỹ Nguyễn Duy Hòa, Giám đốc kỹ thuật Ngành hàng Empyreal & MOTIV của Tập đoàn Cargill giới thiệu sản phẩm mới có tên MOTIV. Đây là nguyên liệu đạm hoạt tính sinh học cho thức ăn tôm chức năng và thức ăn cao cấp. Ông cho biết: “MOTIV là đạm bắp lên men rất đậm đặc không chứa kháng dưỡng và rất thấp về arbohydrates (69% đạm, 1,7% carbohydrates), trong khi chứa hàm lượng cao đạm peptides sinh học (3,1%), axit hữu cơ (7,2%), giàu carotenoids (285 ppm), cao về axit amin chức năng (Glutamic acid, Leucine, và Methionine) và sinh khối lên men cũng đóng vai trò như prebiotics cung cấp dinh dưỡng cho vi khuẩn có lợi đường ruột.

Nhiều nghiên cứu thử nghiệm trong nhà và ngoài ao sử dụng MOTIV thay thế bột cá Peru hay bột cá nội cao cấp cho thấy MOTIV không chỉ là một nguyên liệu chức năng sức khỏe tuyệt vời gia tăng hiệu quả tăng trưởng và giảm hệ số thức ăn mà còn cải thiện khả năng chống chọi yếu tố gây sốc (stress), tăng tỷ lệ sống và tỷ lệ thành công cũng như tăng màu sắc tôm”.  

Sử dụng MOTIV thay bột cá Peru, theo Tiến sỹ Hòa, chỉ sử dụng tối thiểu 7,5% trong thức ăn tôm sẽ gia tăng hệ số màu tôm từ 1 đến 1,5 màu tôm hoặc tính trên giá trị astaxanthin tương đương tiết kiệm 25 ppm astaxanthin hay 250 g astaxanthin cho 1 tấn thức ăn hay tiết kiệm 37,5 USD/tấn thức ăn (giá mỗi kg astaxanthin là 150 USD); Sẽ đóng góp 5,4 kg axit lactic cho mỗi tấn thức ăn tương đương với giá trị mang lại 5,4 kg x 1,6 USD = 8,64 USD cho mỗi tấn thức ăn. Đồng thời, MOTIV gia tăng tỷ lệ sống tôm nuôi trung bình 3,5% điều đó đưa đến gia tăng thu hoạch thêm vào 3.500 con tôm cho mỗi 100.000 tôm giống thả nuôi và ước tính giá tôm thu hoạch 30 g là 4 USD/kg thì cứ mỗi 100.000 tôm giống thả nuôi, MOTIV sẽ mang lại giá trị thêm vào 3.500 tôm x 30 g = 105.000 g hay 105 kg x 4 USD = 420 USD. 

“Cuối cùng, MOTIV gia tăng bình quân trọng lượng 11% và giảm hệ số chuyển đổi thức ăn 8% sẽ đưa đến lượng thu hoạch tăng đáng kể thêm 11% và tiết kiệm 8% tổng chi phí thức ăn cho việc giảm giá thành sản xuất”, Tiến sỹ Hòa nói. 

Công thức dinh dưỡng đột phá 

Dựa trên những nghiên cứu thực tiễn, các nhà khoa học của Trung tâm Dinh dưỡng thức ăn Thủy sản ở Tập đoàn C.P. đã cho ra đời sản phẩm thức ăn công nghệ cao Goal Care, giúp nâng cao sức đề kháng và bảo vệ gan tụy tôm trước các tác nhân gây bệnh nguy hiểm. 

Cá biểnSản phẩm còn được bổ sung các axit amin thiết yếu với lượng cao hơn bình thường

Khác với các loại thức ăn tôm thông thường, sản phẩm Goal Care được bổ sung các tổ hợp hoạt chất đặc hiệu giúp kích thích hệ miễn dịch của tôm, giúp tôm tăng sức đề kháng và sức khỏe. Sự tác động này thể hiện ở việc tăng khả năng loại bỏ các tác nhân gây bệnh ở gan tụy cũng như đường ruột tôm. Như vậy sức chống chịu bệnh của tôm sẽ tăng hơn, hạn chế bị nhiễm các bệnh do vi khuẩn Vibrio và vi bào tử trùng EHP. 

Sản phẩm Goal Care còn giúp tăng cường chức năng của đường ruột, thể hiện qua việc giúp tôm tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng và tăng trưởng tốt. Goal Care được xếp vào nhóm thức ăn tôm giàu protein với 43%, giúp tăng tốc độ xây dựng cơ thịt, các enzyme và chất quan trọng trong hệ miễn dịch của tôm. Ngoài ra, sản phẩm còn được bổ sung các axit amin thiết yếu với lượng cao hơn bình thường. 

Ở trại thực nghiệm rộng hơn 90.000 m2 tại tỉnh Bạc Liêu, Tập đoàn C.P. Việt Nam thử nghiệm cả ao nuôi ngoài trời cũng như trong nhà, việc đánh giá chất lượng nguyên liệu thô và hiệu quả được theo dõi chặt chẽ. Kết quả khá tốt. Khi đưa ra thị trường, sản phẩm Goal Care đã được khách hàng trên cả nước đón nhận, cho kết quả giúp tôm khỏe, lớn nhanh và có màu đẹp.  

Nâng cao sức cạnh tranh 

BioMar Việt Úc là liên doanh giữa Tập đoàn Thức ăn BioMar và Tập đoàn Việt Úc với nhà máy đầu tiên được đặt tại tỉnh Bến Tre. Tổng Giám đốc BioMar châu Á Francois Loubere giới thiệu: Sau gần 2 năm chính thức có mặt trên thị trường, các sản phẩm từ thức ăn cao cấp nhập khẩu trực tiếp của Tập đoàn BioMar (Đan Mạch và Pháp) đến thức ăn chức năng chất lượng cao dành cho giai đoạn thương phẩm được sản xuất bởi BioMar Việt Úc, đều khẳng định hiệu quả vượt trội (cỡ tôm thu hoạch tốt, FCR tối ưu, tốc độ tăng trưởng cao) trong nhiều điều kiện nuôi và khu vực nuôi khác nhau tại Việt Nam. 

Bột cáBột cá. Ảnh: hoabinhxanh

Theo ông Francois Loubere, bên cạnh giá trị dinh dưỡng, độ tiêu hóa thì tính bền vững của nguyên liệu là những mối quan tâm lớn đối với BioMar. Tập đoàn phát triển các khái niệm thức ăn thủy sản hoàn toàn mới, dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật hiệu quả nỗ lực chung với các đối tác trong chuỗi giá trị, từ các nhà cung cấp nguyên liệu đến các nhà bán lẻ lớn ở châu Âu và Mỹ. Ứng dụng khái niệm này tại thị trường châu Á, cụ thể là Việt Nam, BioMar Việt Úc đóng góp vào chuỗi giá trị bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ giúp người nuôi tối ưu hóa chi phí sản xuất, mà còn được chứng nhận và phù hợp với yêu cầu của các kênh bán lẻ toàn cầu.  

“Với chứng nhận chất lượng này, sản phẩm thủy sản của Việt Nam nói chung và con tôm nói riêng nâng cao được tính cạnh tranh, dễ dàng xâm nhập phân khúc cao cấp và các thị trường khó tính, qua đó giảm rủi ro về giá”, ông Francois Loubere nhấn mạnh.  

Đăng ngày 02/02/2024
Sáu Nghệ @sau-nghe
Góc nhìn

Phấn đấu ương dưỡng giống cá tra hao hụt dưới 85%

Ương dưỡng giống cá tra hiện nay, tỷ lệ hao hụt trên 90% và Cục Thủy sản đặt mục tiêu phấn đấu trong thời gian tới giảm xuống dưới 85%, tỷ lệ cá sống đạt 15-20%.

Cá tra giống
• 10:09 25/10/2024

Khử trùng nước bằng Ozone tốt hơn tia UV khi nuôi tôm tuần hoàn?

Nuôi tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei) trong hệ thống tuần hoàn (RAS) đang phát triển ở nhiều nước. Tuy nhiên cũng phát triển nhóm Vibrio gây bệnh cho tôm và thường được sử dụng Ozone hay tia UV để làm giảm lượng vi khuẩn.

Nuôi tôm tuần hoàn
• 09:53 23/10/2024

Phó Thủ tướng yêu cầu xóa tàu cá “3 không” trong tháng 11

Ngày 17/10/2024, Ban Chỉ đạo quốc gia về chống khai thác IUU họp ở Cà Mau, cho biết cả nước còn hơn 9.300 tàu cá “3 không” (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép). Chủ trì cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu trong tháng 11/2024 tập trung xóa hết tàu cá “3 không”

Tàu cá Việt Nam
• 09:25 22/10/2024

Thực trạng và hướng phát triển bền vững nuôi cá biển

PGS.TS Phạm Đức Hùng ở Viện Nuôi trồng Thủy sản thuộc Trường Đại học Nha Trang phân tích thực trạng nuôi cá biển hiện nay, từ con giống đến các đối tượng và hình thức nuôi còn nhiều hạn chế, từ đó đề xuất hướng phát triển bền vững.

Cá biển
• 11:15 18/10/2024

Các loại thức ăn giúp thúc đẩy sự phát triển của tôm thẻ chân trắng

Thức ăn là một trong những yếu tố quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi tôm, so với các nhu cầu khác của ao thì chi phí thức ăn chiếm 40 – 70% chi phí sản xuất.

Động vật phù du
• 07:10 09/11/2024

Cảnh báo về cơn bão Yinxing cho người dân nuôi trồng thủy sản

Sáng ngày 8/11/2024, cơn bão Yinxing chính thức đi vào Biển Đông, trở thành cơn bão số 7 của năm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đây là một trong những cơn bão mạnh nhất năm nay, với sức gió vùng gần tâm bão đạt cấp 14 (từ 150 đến 166 km/h), giật đến cấp 17

Bão
• 07:10 09/11/2024

Xuất khẩu tôm của Ecuador giảm mạnh trong tháng 9

Theo báo cáo mới nhất từ Phòng Thủy sản Quốc gia Ecuador (CNA), xuất khẩu tôm đông lạnh của Ecuador trong tháng 9/2024 đã giảm đáng kể do nhu cầu suy giảm từ các thị trường quan trọng, đặc biệt là châu Á. Cụ thể, lượng xuất khẩu giảm 11% so với cùng kỳ năm ngoái, với mức sụt giảm đặc biệt rõ rệt ở các thị trường lớn như Trung Quốc và Mỹ.

Tôm thẻ chân trắng
• 07:10 09/11/2024

Lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm

Sử dụng hóa chất có thể giúp phòng bệnh và tăng năng suất tạm thời, nhưng việc lạm dụng có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe tôm, môi trường và người tiêu dùng. Vậy lạm dụng hóa chất trong nuôi tôm là gì, nguy cơ từ nó ra sao và làm thế nào để giảm thiểu vấn đề này?

Tôm thẻ chân trắng
• 07:10 09/11/2024

Quản lý chất thải trong ao nuôi tôm

Nuôi tôm thâm canh sử dụng thức ăn công nghiệp có thành phần dinh dưỡng cao, đặc biệt đạm và phốt pho. Thức ăn tôm dư thừa và phân tôm là nguyên nhân làm tăng hàm lượng chất thải hữu cơ rắn và lơ lửng trong ao.

Cải tạo ao nuôi
• 07:10 09/11/2024
Some text some message..